Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Pháp danh theo Phật giáo Đại thừa của người Việt là tên được vị Sư đặt cho một người theo đạo Phật phát nguyện làm lễ quy y Tam Bảo và thọ năm giới căn bản gồm:

  1. Không sát sanh
  2. Không trộm cắp
  3. Không tà dâm
  4. Không nói dối
  5. Không uống rượu

Khi quy y, tín đồ nguyện sống theo đạo lý của nhà Phật. Người nào dù không đi tu mà phát nguyện theo Tam bảo đều được ban pháp danh.

Pháp danh là do vị sư chứng giám đặt cho người thụ lễ như một thể thức truyền thừa cho đệ tử một lý tưởng chung. Vì vậy pháp danh thường chiếu theo một hệ thống rút từ kinh điển ví dụ như một bài kệ, một câu kinh, dùng một chữ chung khởi đầu. Những chữ thường dùng là Phúc, Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ với ý nghĩa cao đẹp. Hoặc đặt pháp danh theo dòng phái của các vị Tổ Sư truyền kệ nối pháp, theo thứ tự chữ của từng đời như Liễu Quán Tổ Sư có kệ rằng: “Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng, Tâm Nguyên Quảng Nhuận, Đức Bổn Từ Phong,...”

Pháp danh được dùng trong mọi việc giữa cá nhân đó và nhà chùa từ lúc sinh thời cho đến sau khi mất.

Theo Phật giáo thì cần phân biệt pháp danh, pháp tựpháp hiệu. Người Phật tử nhận Pháp danh khi thụ năm giới; nhận Pháp tự khi thụ 10 giới; và Pháp hiệu khi làm Tỳ kheo[1] tức xuất gia đi tu. Pháp hiệu ở miền Trung đặc biệt là xứ Huế, là do vị sư phụ truyền cho người xuất gia tu tập khi đạt đạo. Chữ được rút lấy từ kệ truyền với như lời nhắn nhủ đệ tử. Ngoài ra pháp hiệu là sợi dây nối kết với nhưng những vị tiên Sư trước đó.

Nam giới đi tu ngày nay nhất thể lấy thêm họ "Thích", còn nữ giới gọi là Ni thì lấy "Thích Nữ" để nhấn mạnh địa vị đệ tử của đức Thích Ca. Lệ này có từ thế kỷ thứ IV do thiền sư Đạo An người Trung Hoa khởi xướng. Tuy nhiên đối với người Việt thì Pháp tự hay Pháp hiệu dùng chữ "Thích" thì đến thế kỷ XX mới xuất hiện. Có nguồn cho rằng Điều-Ngự-Tử Thích-Mật-Thể khi ký tên trong văn liệu cuốn Việt-Nam Phật Giáo Sử Lược ấn hành năm 1943 có thể đã khởi xướng lệ dùng chữ Thích như họ đối với Tăng chúng Việt Nam.

Pháp hiệu cũng do vị sư chứng giám đặt cho người đi tu. Tăng ni khi nhận một vị thầy khác cũng có thể nhận pháp danh và pháp hiệu mới.

Thể thức tên gọi, Pháp danh, Pháp tự và Pháp hiệu
Thế danh Pháp danh Pháp tự Pháp hiệu
Nguyễn Văn Kỉnh Trừng Thông Chơn Thường Thích Tịnh Khiết
Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN
Lâm Văn Tuất Thị Thủy Hành Pháp Thích Quảng Đức[2]
Đỗ Thị Cửu Nguyên Huệ Diệu Định Thích Nữ Diệu Định[3]
Lê Đình Nhàn Như An (1935)
Ngọc Tân (1937)
Tịnh Bạch Thích Huyền Quang
Đệ tứ Tăng thống GHPGVNTN[4]
Nguyễn Đình Lang Trừng Quang Phùng Xuân Thích Nhất Hạnh

Ở Trung Hoa những người theo đạo Lão như các đạo sĩ cũng có pháp danh.

Ở Nhật Bản thì tương đương pháp danh là "giới danh" (戒名, kaimyō). Ai quá cố cũng được nhà chùa ban cho giới danh để dùng khi cúng lễ.

  • "Pháp danh"

  1. ^ "Từ ngữ xưng hô Phật giáo" tr 16” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ "Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức
  3. ^ "Thánh tử đại vị pháp thiêu thân..."”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ "Hòa thượng Thích Huyền Quang"

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Pháp_danh&oldid=68912535”

Chiết tự chữ Thích 釋 trong chữ Hán. Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ với họ Thích trong Đạo Phật. Vậy chữ hãy viết như thế nào, được cấu thành bởi những chữ gì và có ý nghĩa ra sao. Cùng Jenny tìm hiểu nhé!

📌 Hashtag: #Chiết tự

Xem thêm:

>> Thiền là gì?

>> Bản ngã là gì? Đi từ chiết tự chữ Hán đến quan điểm trong Đạo Phật

Chữ Thích ở đây không phải thể hiện ý nghĩa “yêu thích” như nhiều người lầm tưởng. Thậm chí họ còn trêu đùa, cợt nhả bằng những cái tên thể hiện sự châm chọc “Thích + ….”. Ấy là những người chưa hiểu hoặc cũng không quan tâm tới chữ Hán. Còn bạn, bạn có muốn biết chữ Thích ở trường hợp này có nghĩa là gì và viết như thế nào không? Bạn sẽ thấy ngay trong bài viết này của wikihanhphuc.com.

Đôi nét về Họ Thích trong Đạo Phật

Họ Thích thường chỉ được sử dụng cho Người xuất gia. Còn Phật tử tại gia thì lại không.

Truyền thống lấy họ Thích chỉ có ở Việt Nam hay ở những quốc gia khác?

Theo bài đăng trên website của Chùa Xá Lợi có đề cập đến người tăng sĩ lấy họ Thích từ lúc nào như sau:

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Xét trên nguyên tắc chung về họ Thích

“Xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi.

Xét riêng về thì việc lấy họ Thích không phải quy luật chung áp dụng cho tất cả

Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả. Ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ.

Ví dụ về một số vị tu sĩ Phật Giáo Việt Nam không hề lấy họ Thích

Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình.

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v… chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.

Nguyên nhân và thời điểm nào tu sĩ Việt Nam lấy họ Thích?

Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ.

Ví dụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch Thi Lê Mật Đa, nên lấy họ Bạch.

Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 – 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca. Nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép: “Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”

(Trích: chuaxaloi.vn)

Chữ Thích 釋 trong chữ Hán nghĩa là gì?

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Theo từ điển Hán Việt, chữ Thích 釋 được dịch chủ yếu theo 2 nghĩa sau:

1. Giảng cho rõ (Giải thích)

2. Buông, buông ra, thả ra, bỏ, cởi ra, giải trừ, tiêu tan…

Khi sử dụng như danh từ là Họ Thích trong nhà Phật. 

Chiết tự chữ Thích 釋 trong chữ Hán

Chữ Thích 釋 được cấu thành từ các chữ:

Thích (釋 ) = Biện (釆) + Mục (目) + Hạnh (幸)

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Trong đó:

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Biện (釆) nghĩa là phân biệt, phân biệt rõ

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Mục (目) là con mắt

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Hạnh (幸) là may mắn, phúc lành, thương yêu.

Như vậy, chữ Thích 釋 hàm chứa ý nghĩa Người có con mắt (Mục : 目) phân biệt (Biện : 釆) được rõ bản chất thực sự của sự vật hiện tượng sẽ không còn bám chấp tham, sân, si, mạn, nghi. Biết buông bỏ những thứ này, thì khi ấy chỉ còn lại may mắn, phúc lành và sự thương yêu (Hạnh : 幸) mà thôi.

Chữ Thích chứa đựng triết lý cơ bản trong đạo Phật

Không biết vô tình hay hữu ý, mà người xưa tạo nên Chữ Thích 釋 lại vô cùng phù hợp với triết lý cơ bản trong Đạo Phật.

Đó là “buông bỏ”. 

Tại sao các nhà sư lại mang họ thích

Buông bỏ ở đây không có nghĩa là buông xuôi, xa rời trần thế. Mà là buông những chấp niệm, những tham sân si để một lòng hướng thiện. 

Phải chăng như vậy nên chỉ người xuất gia mới mang họ Thích. Những người đã chọn con đường buông bỏ mọi tạp niệm vấn vương. Quyết chí tu thân giúp đời.

Bên cạnh đó, người họ Thích 釋 cũng chính là những người giải thích sự vật, sự việc dưới con mắt (Mục : 目) phân biệt (Biện : 釆) rõ chân lý và mộng tưởng. Giúp người đời thấy rõ để buông bỏ những mộng tưởng tiêu cực, để hướng tới cuộc sống an vui, may mắn và tràn đầy yêu thương (Hạnh : 幸).

Kết luận về chữ Thích 釋 và họ Thích trong Đạo Phật

Dù rằng có thể có những gượng ép nhất định trong viết chiết tự và giải nghĩa, nhưng lại thấy nó rất phù hợp với thiên hướng của chữ này. Ấy là buông bỏ để thấy được hạnh phúc.

Trên đây là “chiết tự chữ Thích 釋 trong chữ Hán”. Hy vọng rằng, bài viết này mang đến cho bạn một góc nhìn mới mẻ về chữ, nghĩa. Cũng như họ Thích trong nhà Phật. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết.

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại Channel: Wiki Hạnh Phúc . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm các bài chiết tự ở:

📌 Hashtag: #Chiết tự