Tại sao bị luồng đỏ

Hải quan “bật mí” cách để hạn chế tờ khai hải quan bị đưa vào luồng vàng, đỏ

Tổng cục Hải quan vừa chính thức công khai hóa ra công chúng các tiêu chí cụ thể việc phân luồng đối với các tờ khai hải quan, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm để hạn chế tối đa việc tờ khai bị đưa vào luồng vàng, luồng đỏ.

Theo Tổng cục Hải quan, các phân lớp nhóm tiêu chí phân luồng được thiết lập, áp dụng trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan

Theo Tổng cục Hải quan, nguyên tắc phân luồng được thực hiện dựa trên sự đánh giá rủi ro, phân luồng quyết định kiểm tra được thực hiện theo các quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, hàng hóa được phân luồng dựa trên việc áp dụng các phân lớp nhóm tiêu chí , cụ thể là:

Các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành[ví dụ mặt hàng phế liệu sắt thép, nhựa, giấy nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010: “Cơ quan Hải quan kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường tại chỗ” do đó mặt hàng này phải được áp dụng tiêu chí phân luồng đỏ hoặc áp dụng tiêu chí phân luồng kiểm tra hồ sơ đối với các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành quy định phải xuất trình giấy kiểm tra chất lượng, giấy phép...];

Các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế [ví dụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan hàng an ninh quốc phòng được miễn kiểm tra thực tế do đó không áp dụng phân luồng kiểm tra thực tế đối với hàng hóa này].

Kết quả đánh giá rủi ro tuân thủ doanh nghiệp [hệ thống tự động đánh giá tuân thủ doanh nghiệp dựa trên các thông tin về doanh nghiệp được cập nhật vào hệ thống trên cơ sở tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp];

Thông tin nghiệp vụ hải quan và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro [thông tin rủi ro] được cung cấp, cập nhật bởi các đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp [ví dụ các đơn vị nghiệp vụ hải quan các cấp có thông tin một doanh nghiệp nhập hàng cấm và cung cấp cho đơn vị Quản lý rủi ro cùng cấp để áp dụng tiêu chí kiểm tra thực tế tùy theo mức độ vi phạm đối với doanh nghiệp này].

Ngoài ra, các nguyên tắc chuyển luồng cũng được cơ quan hải quan chia sẻ, theo đó, trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.

Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì thực hiện lấy mẫu phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát hải quan, nếu cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan Hải quan thực hiện việc chuyển luồng hoặc dừng hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra.

Một số lưu ý các lỗi thường gặp trong khai báo, làm thủ tục hải quan dễ dẫn đến tờ khai bị phân luồng vàng, luồng đỏ :- Khai thủ công, khai báo sai thông tin trên tờ khai so với hồ sơ, chứng từ; khai báo tên hàng không đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, không phù hợp với mã số hàng hóa;- Nợ thuế, bị cưỡng chế thuế, bị ấn định thuế;- Thường xuyên sửa đổi, bổ sung tờ khai hoặc hủy tờ khai; không làm thủ tục đối với các tờ khai đã khai báo. - Có hành vi vi phạm về:+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ;+ Trốn thuế, gian lận thuế;+ Không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan ví dụ: không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi cơ quan hải quan yêu cầu; đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra Hải quan; giả niêm phong Hải quan; tự ý phá niêm phong hải quan, tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan…

- Không hợp tác với cơ quan hải quan để cung cấp đầy đủ thông tin doanh nghiệp dẫn đến thiếu thông tin để đánh giá tuân thủ doanh nghiệp.

Kiểm hóa là gì trong xuất nhập khẩu? Là việc hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa xem có đúng như đã khai báo trên tờ khai hải quan hay không.

Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, bạn phải kê khai hải quan, trong đó cung cấp đầy đủ những thông tin hàng hóa cần thiết như: tên hàng, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá, mã HS, thuế suất…

Sau khi truyền dữ liệu bằng phần mềm, tờ khai hải quan có thể được phần vào luồng Xanh, Vàng, hoặc Đỏ.

Trường hợp tờ khai bị phân luồng Đỏ, bạn phải làm 2 bước sau:

Thứ nhất: Xuất trình bộ hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra [giống trường hợp tờ khai luồng Vàng]. Sau khi xét duyệt hồ sơ xong, cán bộ hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang đội kiểm hóa. Lúc đó bạn làm bước tiếp…

Thứ hai: Chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để cán bộ hải quan kiểm tra thực tế.

Các bước kiểm hóa:

Việc kiểm tra thực tế này có thể được tiến hành theo một trong hai cách: kiểm soi, hoặc kiểm thủ công [tôi hay nói vui, kiểu như “mổ soi” hoặc “mổ phanh” trong phẫu thuật].

Nếu hàng container phải kiểm bằng máy soi [do hệ thống phần mềm tự động phân, hoặc theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc cơ quan chuyên ngành khác], bạn đăng ký thủ tục để kéo hàng đến trạm máy soi container của hải quan. Với loại này, xe container hàng sẽ chạy qua máy soi, mà không cần cắt chì niêm phong.

Hải quan căn cứ vào kết quả phân tích hình ảnh để quyết định có thông quan hay không. Nếu thấy nghi ngờ, họ có thể yêu cầu tiếp tục chuyển sang kiểm thủ công: mở container để kiểm tra trực tiếp. Bác nào vào trường hợp này thì hơi bị tốn kém chi phí, phải trả “double” mà.

Kiểm tra bằng máy soi container di động

Với hàng kiểm hóa thủ công, bạn phải xuống cảng tìm hạ container vào vị trí chỉ định [có khi là ngay tại vị trí gần đó], và ngồi đợi cán bộ hải quan tới. Khi họ tới, bạn gọi nhân viên cảng cắt chì [seal] để đưa hàng ra kiểm. Có loại hàng cần thêm công nhân cảng hay xe nâng hỗ trợ để rút hàng ra kiểm hóa.

Tùy theo loại hàng, mức độ rủi ro về giá, mà hải quan có thể yêu cầu kiểm lượng hàng nhiều hay ít. Trường hợp nhiều nhất là 100%: kiểm tra toàn bộ lô hàng. Bạn sẽ rất mất công sức, chi phí, và thời gian nếu rơi vào trường hợp này.

Kiểm tra trực tiếp

Thường thì sẽ kiểm tra ít hơn, thì chỉ khoảng 5-10% gì đó. Và nếu hàng không có gì nghi vấn, thì hải quan cũng chỉ yêu cầu mở một vài thùng/kiện để kiểm. Nếu thấy ok là xong. Nếu thấy có vấn đề, hải quan sẽ chất vấn, và có thể yêu cầu chủ hàng đến Chi cục để giải quyết.

Còn nếu khi kiểm tra thấy số lượng và chủng loại hàng hóa, tem nhãn mác... khớp với thông tin trên tờ khai, thì coi như ổn. Bạn sẽ quay lại chi cục hải quan để thanh lý [quyết] tờ khai. Việc này thường làm vào cuối buổi, sau khi hải quan đi kiểm 1 vòng hết các lô hàng theo lịch trình của họ.

Bạn có thể tham khảo thêm về kiểm hóa trong thông tư 128/2013/TT-BTC.

Một số lưu ý khi kiểm hóa

Dù có kinh nghiệm hay chưa, trước khi kiểm tra hàng hóa, bạn cũng nên chuẩn bị kỹ một số nội dung để đảm bảo công việc được suôn sẻ:


  • Nên chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Thường thì chủ hàng đợi hải quan, thậm chí cả nửa ngày, chứ ít khi có trường hợp ngược lại [công chức luôn bận rộn mà!]. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên có người tới cảng sớm, tìm hạ container trước khi hải quan tới. Kẻo không, họ đợi không được, lại cắp cặp bỏ đi thì phiền lắm.
  • Dành thời gian xem kỹ trước hồ sơ, nhất là những nội dung về số lượng, loại bao kiện hàng. Ít nhất, là chủ hàng [hoặc người làm dịch vụ hải quan], bạn cũng phải biết được loại hàng đó là gì, hình dáng thế nào, đóng gói ra sao, một đơn vị hàng đóng mấy carton… Mục đích là, khi hải quan hỏi, bạn có thông tin chủ động để giải thích, thì việc kiểm tra sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Nhớ  đem theo một số dụng cụ cần thiết: chì [để kẹp lại sau khi kiểm hóa], dao cắt giấy, băng dính... Nhiều khi vội vàng, bạn có thể quên không cầm theo seal. Hậu quả là, sau khi kiểm xong, phải quốc bộ ra tận cổng cảng để mua. Nếu có để mà mua còn may. Nếu cảng không có bán thì “móm”, lại phải cầu cứu người ở nhà. Chà, nghề này có vẻ tệ!
  • Hết sức lưu ý vấn đề tem nhãn mác của hàng. Khi kiểm tra thực tế, hàng hóa phơi bày trước mặt, hải quan sẽ để ý ngay hàng của bạn có đủ tem nhãn mác, và nội dung trên đó có đầy đủ theo quy định không.

    Nếu thiếu, hoặc không có, là gay đấy. Nhẹ là bị nhắc nhở, xử phạt hành chính, và yêu cầu khắc phục. Nếu lỗi vi phạm nặng là có thể phải tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

    Vì vậy khi tờ khai bị luồng đỏ, bạn phải tìm hiểu ngay với người bán nước ngoài xem lô hàng có đủ nhãn mác không nhé. Đề nghị họ gửi ảnh chụp là tốt nhất. Tất nhiên hàng đã ở trong container rồi thì chẳng sửa gì được nữa. Nhưng ít ra khi đó, bạn cũng có phương án xử lý trước cho chủ động để giảm thiểu thiệt hại, nếu có.

Về nhãn mác hàng, bạn có thể tìm tham khảo một số văn bản sau:

  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP hiệu lực từ 1/6/2017, về nhãn mác hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa lưu thông tại VN [thay thế Nghị định 89/2006/NĐ-CP]
  • Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
  • Thông tư 155/2016/TT-BTC [thay thế 190/2013/TT-BTC] quy định chi tiết thi hành việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Đúng là chẳng chủ hàng nào thích hàng của mình bị kiểm hóa, vì vừa tốn kém lại mất thời gian. Có điều đã làm xuất nhập khẩu thì sẽ gặp trường hợp không mong muốn này. Vấn đề là bạn cần chuẩn bị tốt mà thôi.

Chúc bạn gặp thuận lợi khi chẳng may tờ khai có bị luồng Đỏ và phải kiểm tra thực tế hàng.

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Chuyển từ Kiểm hóa về Thủ tục hải quan

Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

[Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file]

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.

Video liên quan

Chủ Đề