Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn sách bài tập

Chương đầu tiên mở đầu cho vật lý 9 chính là chương Điện học, trong đó bài 1 đóng một phần quan trọng trong chương này. Bài viết vật lý 9 bài 1 sau đây sẽ mang đến cho các bạn học sinh những cách làm bài tập cơ bản, chi tiết nhất để các bạn có thể dễ dàng nắm vững được kiến thức bài này.

Trả lời câu hỏi vật lý 9 bài 1 SGk

Phần 1 bao gồm cách giải bài tập vật lý 9 trong sách giáo khoa trang 4,5.

Câu 1: [Sách giáo khoa vật lý 9 trang 4] Từ kết quả thí nghiệm trên, hãy cho biết khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế.

Hướng dẫn giải:

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cùng tăng lên hoặc giảm đi tương ứng.

Câu 2: [Sách giáo khoa vật lý 9 trang 5]

Dựa vào số liệu ở bảng 1 [SGK] mà em đã thu được từ thí nghiệm, hãy vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U, nhận xét xem đường thẳng đó có đi qua gốc tọa độ hay không?

Mối quan hệ giữa I và U được biểu diễn bởi đường trong hình bên, là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 3: [Sách giáo khoa vật lý 9 trang 5]

Từ đồ thị hình 1.2, hãy xác định các câu sau:

a] I chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5V; 3,5V.

b] Xác định giá trị U, I ứng với một điểm ở bất kì trên đồ thị đó.

Hướng dẫn giải:

a. Khi hiệu điện thế là 2,5 V thì cường độ dòng điện tương ứng là 0,5 A

Khi hiệu điện thế là 3,5 V thì cường độ dòng điện tương ứng là 0,7 A

b. Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị hình 1.2

Từ M kẻ đường thẳng song song với trục hoành, đường thằng này sẽ cắt trục tung tại điểm nào thì điểm đó chính là giá trị cường độ dòng điện cần xác định.

Từ M kẻ đường thẳng song song với trục tung, đường thằng này sẽ cắt trục hoành tại điểm nào thì điểm đó chính là giá trị hiệu điện thế cần xác định.

Câu 4: [Sách giáo khoa vật lý 9 trang 5] Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của U và I đo được ở thí nghiệm với một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị phải có trong các ô còn trống. [Giả sử phép đo ở trong thí nghiệm có sai số không đáng kể].

Hướng dẫn giải

Ta có, U tăng bao nhiêu thì I cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

Từ giá trị U ở lần đo 1 và 2 ta thấy U2  tăng  = 1,25 lần

→ I2=I1.1,25=0,1.1,25=0,125A

Từ lần đo 2 và 3 với giá trị I ta thấy I tăng:

=1,6 lần

Nên U3 = U2.1,6 = 2,5.1,6 = 4[V]

Tương tự cách làm như vậy tiếp tục cho các lần đo 4 ,5 ta xác định được các giá còn thiếu là trong bảng sau:

Câu 5: [Sách giáo khoa vật lý 9 trang 5] Trả lời câu hỏi được nêu ra ở phần đầu bài học
Hướng dẫn giải:

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Lời giải và đáp số môn vật lý 9 bài 1 SBT

Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế bằng 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên 36V thì cường độ chạy qua nó là bao nhiêu.

Hướng dẫn giải:

U1 = 12V; I1 = 0,5A; U2 = 36V; I2 =?

Ta có:

Vậy I chạy qua dây dẫn khi U = 36V là:

Bài 2: Cường độ một dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5A khi đó được mắc vào hiệu điện thế là 12V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu V?

Hướng dẫn giải:

U1 = 12V; I1 = 1,5A; I2 = I1 + 0,5 A; U2 =?

Ta có: Trong đó I2 = I1 + 0,5 A = 1,5 + 0,5 = 2,0 A

Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm được 0,5A thì hiệu điện thế phải bằng:

Bài 3: Một dây dẫn được mắc vào một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,3A. Một bạn học sinh đã cho rằng: Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi còn 2V thì dòng điện chạy qua dây khi đó sẽ có cường độ là 0,15A. Theo bạn kết quả này đúng hay là sai? Và vì sao?

Hướng dẫn giải:

U1 = 6V;

I1 = 0,3A;

U2 = U1 – 2 V Vậy I2 =?

Ta có: trong đó U2 = U1 – 2V = 6 – 2 Suy ra U2=4 V

Nếu như hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn giảm đi 2V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó có cường độ sẽ là 

Kết quả I = 0,15A là sai. Theo đầu bài học, U giảm đi 2V tức là còn 4V. Khi đó I là 0,2A.

Bài 4: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu của dây thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế sẽ là:

A. 3V

B. 8V

C. 5V

D. 4V

Hướng dẫn giải:

U1 = 12V; I1 = 6mA = 0,006 A;

I2 = I1 – 0,004 A; Vậy U2 = ?

Ta có: trong đó I2 = I1 – 0,004 Suy ra I2= 0,006 – 0,004 = 0,002 A

→ Muốn cho dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ giảm đi 4mA thì U là 

Chọn câu D: 4V.

Bài 5: I chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào U giữa hai đầu dây dẫn đó:

A. Không thay đổi khi thay đổi U

B. Tỉ lệ nghịch với U

C. Tỉ lệ thuận với U

D. Giảm khi tăng U

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ bị phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ta có công thức: I = U/R

Trong đó: R chính là điện trở của dây dẫn và là hằng số với dây dẫn đó.

Vậy nên I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với U đặt vào đầu hai dây dẫn đó.

Bài 6: Nếu tăng U giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì I chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

Hướng dẫn giải:

Chọn A. Tăng 4 lần vì U tỉ lệ thuận với I vậy nên U giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên 4 lần thì I chạy qua dây dẫn đó cũng sẽ tăng lên 4 lần.

Bài 7: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc I chạy qua một dây dẫn vào U giữa hai đầu dây dẫn đó:

Hướng dẫn giải:

Chọn B vì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Bài 8: Dòng điện đi qua dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì đặt giữa hai đầu dây dẫn này một hiệu điện thế bao nhiêu?

A. 7,2 V

B. 4,8 V

C. 11,4 V

D. 19,2 V

Hướng dẫn giải:

U1 = 12V; I2 = I1 – 0,6I1 = 0,4I1; U2 =?

Ta có: trong đó I2 = I1 – 0,6I1 = 0,4I1

→ Để cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 của dòng điện này thì phải đặt giữa hai đầu dây

dẫn này một hiệu điện thế tương ứng là:

Đáp án B.

Bài 9: Chúng ta biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện, thí dụ như để đèn sáng hơn thì ta phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Vậy nhưng, trên thực tế người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn đó. Hãy giải thích tại sao.

Hướng dẫn giải:

Vì Cường độ dòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế, nếu tăng U thì I tăng và ngược lại, tăng hiệu điện thế thì dễ dàng và sẽ tốn kém ít hơn so với tăng cường độ dòng điện.

Bài 10: Cường độ dòng điện đi qua dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U1 = 7,2 V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn hơn I1 gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?

Hướng dẫn giải:

U1 = 7,2V; U2 = U1 + 10,8 V; I1/I2 =?

Ta có: trong đó U2 = U1 + 10,8 V => U2= 7,2 + 10,8 = 18 V

→ Nếu U giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V thì I đi qua dây dẫn này sẽ có I2 lớn gấp I1 là: 

 lần.

Đáp số: 2,5 lần.

Bài 11: Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi bao nhiêu để dòng điện này đi qua dây chỉ còn là 0,75 A?

Hướng dẫn giải:

Ta có:

Vậy hiệu điện thế phải giảm một lượng là: ∆U = U1 – U2 = 10 – 6 = 4V.

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập vật lý 9 bài 1 với bài tập trang 4,5 trong sách giáo khoa và bài tập trang 4,5 trong sách bài tập. Các bạn học sinh có thể tham khảo để hoàn thành tốt môn học này.

Video liên quan

Chủ Đề