Song thất lục bát biến the la gì

Song thất lục bát là gì? Trong bài viết này, mời bạn cùng META.vn tìm hiểu về thơ song thất lục bát cũng như các bài thơ song thất lục bát hay nhất. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Song thất lục bát là gì?

Song thất lục bát chính là tên một thể loại thơ độc đáo của Việt Nam. Đây cũng là một trong những thể loại thơ phổ biến, được nhiều người yêu thích. Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ. Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bảy dưới, chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần với chữ thứ 5 [đôi khi chữ thứ 3] của câu thất tiếp theo.

Cách làm thơ song thất lục bát

Bạn cần nắm chắc luật thơ song thất lục bát nếu muốn làm thể loại thơ này. Dưới đây là luật thơ cơ bản để bạn tham khảo:

  • Trong 2 câu 7 chữ, chỉ có chữ thứ 3, 5 và 7 cần theo đúng niêm luật.
  • Trong câu 6 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4 và 6 cần theo đúng niêm luật.
  • Trong câu 8 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4, 6 và 8 cần theo đúng niêm luật.
  • Những chữ còn lại có thể chọn thanh bằng hay trắc tùy ý miễn sao đọc lên âm điệu nghe xuôi tai là được.

Các bài thơ song thất lục bát hay nhất

Dưới đây là các bài thơ song thất lục bát hay nhất để bạn tham khảo:

Bài thơ Trăng rơi

Huỳnh Minh Nhật

Khung cửa sổ treo mành năm thángCửa cài then nắng chẳng lối vàoĐêm đêm mây gió rì rào

Ánh trăng mệt mỏi rơi ào qua vai

Nhặt mảnh trăng rơi bẻ làm haiTreo lên khung cửa thoáng hương nhàiThắp lên nỗi nhớ thật dài

Trách ai đi mãi hương tình nhạt phai

Yêu thương đi đắng cay ở lạiĐêm đêm mơ ướt cả bờ vaiMắt sâu đẫm lệ phôi phai

Tóc mây bù rối môi càng khô thâm

Hồn trơ trọi tháng ngày suy ngẫmTim héo hon thấm đẫm tình yêu

Tình yêu trả lại cô liêu


Bên thềm lá rụng tiêu điều xác xơ

Cô gái ấy nay còn đâu nữaMột nửa hồn đã chết tim yêuNhững đêm gió thoảng dập dìu

Bóng hình ai đó lại điêu đứng lòng.

Bài thơ Đôi mắt

Lưu Trọng Lư

Có hoa nào qua mùa không héo?Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?Mắt em là một dòng sông

Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạcGì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?Phép gì khỏi nhớ đừng trông

Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.

Bài thơ Thuyền neo bến đậu

Hoàng Mai

Em nhớ mãi chiều thu lá đổMình bên nhau cạn tỏ nguồn cơnChạnh lòng anh vọng lời thương

Xa xa vẳng tiếng nghe dường nỉ non

Anh khắc khoải lòng son giữ mãiĐời biển dâu xa xót tình đauLời anh nghe thấm từng câu

Người như ôm cả nỗi sầu thế nhân

Hai ta cứ tần ngần nuối tiếcMột đời em tha thiết từng mơNào ai học được chữ ngờ

Gối chăn hờ hững sương mờ phủ giăng

Anh chốn ấy! Mộng nay đã hếtEm ngồi đây lặng chết từng giâyMột mình trăn trở đêm nay

Biết ai hiểu thấu đắng cay chuyện lòng

Xuân trở giấc hoa không muốn trổNgại ngần lo sầu khổ bao mùaThôi đành duyên kiếp đẩy đưa

Thuyền neo bến hẹn gió mùa lắt lay

Tình chợt đến, chợt đi, ai biếtĐường vào tim khôn xiết bẽ bàngChòng chành với chiếc đò ngang

Mai sau biết có vẹn toàn được chăng.

>>> Xem thêm:

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được song thất lục bát là gì cũng như các bài thơ song thất lục bát hay nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Xem thêm: thơ hay, thơ lục bát, thơ song thất lục bát

Song thất lục bát biến thể thường tăng thêm số chữ ở câu ca dao cho phù hợp với làn hơi kéo dài khi cất tiếng hát, sự tăng số chữ rất linh động tùy theo từng điệu hát dân ca, tùy theo từng điệu hò tại mỗi địa phương.

Hò Huế:

À … ơ … ơ … ơ …Bên chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng,Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh,Giữa sông Hương tiếng sóng khuynh thành,

Đêm khuya một chiếc thuyền tình ngửa nghiêng.

Hò … hò … lơ … ơ …Đèn Sài-gòn ngọn xanh ngọn đỏ,Đèn Mỹ-Tho ngọn tỏ ngọn lu,Anh về anh học chữ nhu,

Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.

Ạ … ơi … ạ … ời …Con ơi con nằm yên mà ngủ,Mẹ ru con ấp ủ trên tay.Giờ đây con ngủ cho say,Nửa mai khôn lớn cho tày người ta.Bé là con mẹ con cha,

Lớn lên con của quốc gia sau này.

Page 2

Song thất lục bát là một thể thơ cách luật của Việt Nam, gồm có những đặc điểm chính sau đây:

a] Mỗi khổ thơ gồm bốn câu. Hai câu đầu : bảy tiếng, câu thứ ba : sáu tiếng, câu thứ tư : tám tiếng. Ví dụ :

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

[Chinh phụ ngâm]

Trong quá trình phát triển, song thất lục bát có các dạng biến thể sau đây:

– Sự thay đổi trình tự các câu thơ : hai câu 6 và 8 chữ đứng trước hai câu 7 chữ [gọi là lục bát gián thất].

– Số chữ trong mỗi câu tăng lên, câu thơ kéo dài ra. Đa số trường hợp này thường rơi vào các bài thơ dân gian. Do ảnh hưởng của âm nhạc, những bài ca dân gian cần có thêm từ xen vào giữa các câu thơ.

Ví du:

Sông [cạn] biển cạn, lòng ta không cạn

Núi [lở] non mòn, ngãi bạn không quên

Đường còn qua lại xuống lên

Ơn bạn bằng biển ngãi [ta] đền bằng non.

[Dân ca miền Nam Trung Bộ]

Ta có thể khôi phục lại nguyên dạng song thất lục bát nếu bỏ đi một số từ hay âm tiết trong khổ thơ trên.

b] Song thất lục bát có vần lưng kết hợp với vần chân. Xét một khổ thơ theo sơ đồ sau:

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6

1 2 3 4 5 6 7 8

Chữ thứ năm của câu 2 bắt vần với chữ thứ bảy của câu 1 [vần trắc].

Chữ thứ sáu của câu 3 bắt vẫn với chữ thứ bảy của câu 2 [vần bằng].

Chữ thứ sáu của câu 4 bắt vần với chữ thứ 6 của câu 3 [vần bằng].

Câu 1 và câu có 2 vần lưng bắt với nhau, câu 2 và câu 3 có vần chân bắt với nhau, câu 3 và câu 4 có vần lưng bắt với nhau.

Từ đặc điểm này, có thể khẳng định : song thất lục bát có nguồn gốc dân tộc, không phải là sự kết hợp giữa thể lục bát của ta và thể Đường luật của Trung Quốc [những câu thơ Đường luật cũng bảy chữ nhưng chỉ có vần chân, không có vần lưng],…

c] Nhịp điệu :

Hai câu bảy thường có nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2.

Câu sáu có nhịp : 3/3/ hoặc 2/2/2.

Câu tám có nhịp : 4/4 hoặc 2/2 2/2.

Nhìn chung song thất lục bát là thể thơ tương đối tự do, có khả năng dồi dào trong diễn tả tư tưởng, tình cảm. Song thất lục bát phát triển rực rỡ ở nước ta vào cuối thế kỷ XVIII và có sức sống bền vững trong các thời kỳ văn học sau.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 12:49 Sáng ngày 08/12/2019

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Thể thơ song thất lục bát [雙七六八, đôi 7 6-8], cũng được gọi là lục bát gián thất [六八間七, 6-8 xen 7] hay thể ngâm là một thể văn vần [thơ] đặc thù của Việt Nam. Một số tác phẩm lớn trong văn chương Việt Nam như bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra quốc âm đã được viết theo thể thơ này.

Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.

Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bảy dưới, chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần với chữ thứ 5 [đôi khi chữ thứ 3] của câu thất tiếp theo.

Chữ thứ --1-- --2-- --3-- --4-- --5-- --6-- --7-- --8--
Câu số Vần
1 - - t - b - T
2 - - b - T - B
3 - b - t - B
4 - b - t - B - B
5 - - t/b - B - T
6 - - b - T - B
7 - b - t - B
8 - b - t - B - B

Chú thích:

  • -: Không bắt buộc
  • t: vần trắc, với các dấu thanh: Hỏi, ngã, sắc, nặng
  • b: vần bằng, với các dấu thanh: Ngang hay huyền
  • Chữ in hoa: Chữ phải giữ vần

Một đoạn Chinh Phụ Ngâm với song thất lục bát tiêu biểu với "yêu vận" và "cước vận" in đậm:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Nào ai gây dựng cho nên nỗi nàyTrống Trường Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt khúc mây Chín tầng gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

Là một thể thơ đặc biệt của người Việt, song thất lục bát cùng với lục bát rất được các tác giả ưa chuộng trong suốt thời kì văn học trung đại Việt Nam. Thể thơ này phát triển mạnh vào thế kỉ 18 cho đến tận đầu thế kỉ 20. Nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam đã sử dụng thể thơ này như bản dịch Chinh phụ ngâm [Đoàn Thị Điểm], Ai tư vãn [Lê Ngọc Hân], Văn tế thập loại chúng sinh [Nguyễn Du], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Tự tình khúc [Cao Bá Nhạ], bản dịch Tì bà hành [Phan Huy Thực], Khóc Dương Khuê [Nguyễn Khuyến], Hải Ngoại huyết thư [Phan Bội Châu]v.v...

Sau khi phong trào Thơ mới xuất hiện, song thất lục bát không còn được các nhà thơ ưa chuộng nữa. Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Hàn Mặc Tử có số ít bài song thất lục bát. Các tác phẩm thuộc thể thơ này ngày càng hiếm gặp, có lẽ một phần do những quy định về vần luật phức tạp và khó khăn của nó. Một số tác phẩm song thất lục bát tiêu biểu của thời kì hiện đại có thể kể đến: Bà má Hậu Giang, Ba mươi năm đời ta có Đảng [Tố Hữu]...

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Song_thất_lục_bát&oldid=68342889”

Video liên quan

Chủ Đề