So sánh trung quốc và ấn độ năm 2024

Số liệu của Liên Hiệp Quốc vừa công bố cho thấy Ấn Độ đã soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới của Trung Quốc.

Theo phân tích của dựa trên số liệu của Liên hợp quốc cho thấy, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.425.782.975 người, trong khi quy mô dân số của Trung Quốc giảm xuống còn 1.425.748.032 người.

So sánh trung quốc và ấn độ năm 2024
Cảnh đông đúc trong giờ cao điểm tại một nhà ga ở Chennai, Ấn Độ.

Dự báo trên được đưa ra dựa trên số liệu công bố hồi tháng 7/2022 trong báo cáo “Triển vọng dân số thế giới” của Liên hợp quốc và một phương trình tuyến tính đơn giản. Tuy nhiên, báo cáo của Liên hợp quốc ước tính Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới “vào khoảng năm 2023”.

Liên hợp quốc đã thu thập dữ liệu về dân số của hơn 200 quốc gia và khu vực có ít nhất 1.000 người trong năm trước. Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, tùy thuộc vào cách một quốc gia đánh giá dân số của chính mình. Dự báo dân số của Liên hợp quốc sau đó được thực hiện cho ngày 1/1 và 1/7 hàng năm.

Trung Quốc vốn giữ vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ năm 1950, khi Liên hợp quốc bắt đầu công bố dữ liệu dân số. Kết quả phân tích cho thấy, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm song số dân Ấn Độ vẫn có thể đạt 1,668 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó, hai quốc gia đông dân tiếp theo là Trung Quốc và Mỹ được dự báo có tốc độ tăng chậm, thậm chí quy mô sẽ thu nhỏ lại.

Theo các chuyên gia, việc Ấn Độ chính thức vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh sẽ là cơ hội hay thách thức, điều này còn phụ thuộc các chính sách phát triển của quốc gia Nam Á này./.

Như vậy, Ấn Độ đã soán ngôi Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ năm 1950 khi Liên Hiệp Quốc bắt đầu công bố dữ liệu về dân số. Tuy nhiên, trang Our World in Data cho rằng thật sự Trung Quốc đã có dân số đông nhất thế giới kể từ ít nhất năm 1750, với khoảng 225 triệu người, tương đương khoảng 28% tổng số dân trên thế giới khi đó.

Thách thức cho Trung Quốc

Trong những ngày đầu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949, chính quyền khuyến khích sinh nhiều con. Nhưng đến năm 1980, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi động chính sách sinh một con vì cho rằng nếu không làm như vậy thì "nền kinh tế của chúng ta không thể phát triển tốt và cuộc sống của người dân sẽ không được cải thiện".

Đến đầu năm 2023, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1961.

Giờ đây với việc Ấn Độ vượt mặt Trung Quốc về dân số, báo Wall Street Journal nhận định dân số ngày càng tăng của Ấn Độ đồng nghĩa nước này có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, mua nhiều hàng hóa của thế giới hơn và đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu, ngay cả khi nước này phải vật lộn với nghèo đói và thiếu việc làm.

Trong khi đó, những trở ngại về nhân khẩu học của Trung Quốc sẽ khiến nước này khó đạt được các tham vọng kinh tế hơn hoặc khó thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp sự giàu có và sức mạnh quân sự đang tăng lên của Bắc Kinh.

Lực lượng lao động của Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp lại và nhóm người về hưu đang tăng lên tại đây. Khoảng 203 triệu người, tương đương 14,3% dân số Trung Quốc, hiện nay trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, tăng so với mức 87,5 triệu người vào năm 2000. Tỉ lệ sinh ở Trung Quốc (số con mà một phụ nữ sinh trong suốt cuộc đời) là 1,18 trẻ vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 2,1 cần thiết để giúp ổn định dân số.

Trung Quốc giờ đây đứng trước nỗi lo không có đủ người trong độ tuổi lao động để thúc đẩy tăng trưởng. "Về lâu dài, chúng ta sẽ chứng kiến một Trung Quốc mà thế giới chưa từng thấy. Sẽ không còn dân số trẻ, sôi nổi và tăng liên tục", giáo sư xã hội học Wang Feng tại Đại học California bình luận.

Tuy nhiên, những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc không phải là không thể vượt qua. Các quan chức Trung Quốc tin rằng với nền giáo dục tốt hơn và tiến bộ công nghệ, các yếu tố này có thể bù đắp những tác động của lực lượng lao động đang bị thu hẹp.

Cơ hội cho Ấn Độ

Dân số Ấn Độ dự kiến tiếp tục tăng trong bốn thập niên tới, có thể đạt đỉnh gần 1,7 tỉ người vào năm 2063. Về nhiều mặt, Ấn Độ hiện nay trông giống như Trung Quốc của 30 năm trước. Quốc gia Nam Á này có dân số trong độ tuổi lao động đang gia tăng nhanh chóng, với 610 triệu người dưới 25 tuổi và có tương đối ít người già trong tình trạng cần chăm sóc.

Ấn Độ sẽ là quốc gia duy nhất có lực lượng lao động đủ lớn để đóng vai trò công xưởng của thế giới như Trung Quốc, bất chấp các rào cản do cơ sở hạ tầng và quy định đầu tư, theo báo Wall Street Journal. Một số công ty Mỹ như Apple đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Hiện nay Ấn Độ đang nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng cách mở đường và xây sân bay mới, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận điện và nước trên cả nước. Hệ thống thanh toán di động của Ấn Độ cũng chứng kiến sự bùng nổ trong thanh toán kỹ thuật số. Một số nhà kinh tế dự đoán GDP của Ấn Độ sẽ tăng hơn gấp đôi từ mức hiện tại lên 8.500 tỉ USD trong 10 năm tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế trung hạn là khoảng 4% một năm đối với Trung Quốc và khoảng 6% đối với Ấn Độ, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, Ấn Độ gần đây đã vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và có thể vượt qua Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc vào năm 2029.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo Ấn Độ có thể đối mặt với bất ổn trong nước nếu không tạo ra thêm nhiều cơ hội kinh tế hơn cho người dân. Năm ngoái, chính quyền nước này đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình bạo lực ở hai bang, sau khi hơn 10 triệu người nộp đơn cạnh tranh cho chỉ 35.000 việc làm trong hệ thống đường sắt quốc gia.

Nghiêng về Nam Á

Dân số thế giới trong tương lai được dự báo sẽ nghiêng nhiều hơn về phía nam bán cầu, không chỉ vì Ấn Độ. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, cả khu vực Nam Á sẽ có dân số trong độ tuổi lao động lớn nhất trong tất cả các khu vực vào năm 2041.

"Chúng ta đang ở đỉnh điểm của quá trình chuyển đổi dân số, có thể là quan trọng nhất trong 200 năm qua. Trọng tâm của thế giới đã và đang dịch chuyển trong một thời gian nhưng nó sắp được cố định" - ông Irfan Nooruddin, giám đốc Trung tâm Nam Á tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), nhận định.