So sánh sơn điện và sơn hơi

Sơn tĩnh điện là giải pháp hoàn hảo cho các sản phẩm kim loại, giúp nâng cao tính thẩm mỹ, chất lượng và bảo quản sản phẩm được tốt hơn. Vậy sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào? Cùng Thăng Long tìm hiểu rõ hơn về 2 công nghệ phun sơn này nhé.

Ngày nay phun sơn tĩnh điện đã và đang trở thành xu hướng phát triển mạnh dần dần thay thế cho sơn thường. Vậy sơn tĩnh điện có ưu điểm gì so với sơn thường mà lại được sử dụng nhiều đến vậy. Hãy cùng giá kệ Thăng Long so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường cụ thể như thế nào qua bài bài viết ngay dưới đây nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm hiểu kích thước kệ pallet phổ biến hiện nay
  • Giá kệ siêu thị sơn tĩnh điện đủ màu theo yêu cầu
  • Sản xuất và cung cấp kệ đa năng sơn theo yêu cầu
  • Mở siêu thị mini thị trường đầy tiềm năng

Sơn tĩnh điện là gì? Tìm hiểu ưu và nhược điểm của sơn tĩnh điện

Là một hỗn hợp dạng bột, bao gồm các chất phụ gia, bột màu, nhựa epoxy được trộn lẫn với nhau, sau đó đưa qua xử lý công nghệ để tạo thành bột sơn tĩnh điện. Phương pháp sơn này không chứa môi tạo kết dính mà có sự trái dấu của hạt bột sơn và vật được sơn tạo lực hút, độ kết dính chặt hơn, sơn bám vào sản phẩm chắc bền hơn. Nhờ có được đặc tính này đã tạo ra những ưu điểm tuyệt vời cho sản phẩm sơn tĩnh điện, cụ thể như sau.

Đặc tính của sơn tĩnh điện

  • Nguyên lý tĩnh điện, sơn tự bám chắc hơn, dễ tự động hóa, có thể sơn một lúc được nhiều sản phẩm mà cần nhiều nhân công.
  • Không sử dụng dung môi,
  • Hoạt động đơn giản không yêu cầu tay nghề cao.
  • Phù hợp với mọi sản phẩm, đặc biệt là những kim loại khó dính.

So sánh sơn điện và sơn hơi
Sơn tĩnh điện là loại sơn phổ biến được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất hiện nay

Ưu điểm sơn tĩnh điện

  • Nguyên liệu nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, ít độc hại hơn so với sơn thường
  • Độ bám sơn tốt, không bị bay hơi sơn, không ảnh hưởng đến môi trường
  • Màu sắc chuẩn xác, nhẵn bóng mịn, màu sắc sáng sang trọng, che được khuyết điểm của sản phẩm nhờ lớp sơn
  • Sản xuất lớp phủ dày sơn không cần tạo vách ngăn nên chống chịu ăn mòn trầy xước tốt hơn
  • Khả năng chịu nhiệt cao, ít bị ảnh hưởng từ môi trường, chống cháy nổ và an toàn cho người sử dụng
  • Có thể ứng dụng được nhiều sản phẩm, vật liệu từ kim loại như nhôm, kẽm, magie, sắt…
  • Được sử dụng triệt để đến 99%, không tốn kém, tiết kiệm được chi phí
  • Tiết kiệm được thời gian sản xuất, dễ làm sạch những nơi chưa đạt chất lượng
  • Giúp con người tiết kiệm thời gian, chi phí khi sản xuất và hơn hết độ bền lại cao.
  • Tận dụng triệt để các loại sơn, bột sơn dư trong quá trình sử dụng và có thể thu hồi lại
  • Khi thi công không cần tới sơn lót mà chất lượng vẫn bền và đảm bảo
  • Sản phẩm có tuổi thọ cao, độ nét, bóng.
  • Sản phẩm được sơn tĩnh điện ít bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

  • Khi có sự cố hay vấn đề về chất lượng phải đánh nhám sau đó mới phủ lại, chi phí cao,
  • Đòi hỏi quy trình xử lý bề mặt vật sơn khá kỹ lưỡng.
  • Hệ thống chuyên dụng hoạt động theo quy trình phải chuyên nghiệp.

Quy trình phun sơn tĩnh điện

Quy trình phun sơn tĩnh điện bao gồm có 4 bước cơ bản đó là: xử lý bề mặt, sấy khô, phun sơn và sấy sơn. Cụ thể như sau:

  • Bước 1. Làm sạch vật liệu trước khi sơn bằng cách xử lý bề mặt bằng hóa chất giúp loại bỏ các tạp chất trên mặt vật, giúp bề mặt vật sạch và phẳng
  • Bước 2. Tiếp theo sấy khô bề mặt trước khi sơn
  • Bước 3. Chuẩn bị thiết bị phun sơn với các vật liệu liên quan như: súng phun sơn tĩnh điện, lò sấy, buồng phun….
  • Bước 4. Tiến hành sơn sản phẩm và đưa vào sấy khô, đưa vào buồng phun, thu hồi sơn cần thiết. Tùy từng loại vật liệu và kích thước của sản phẩm, sẽ phủ một lớp sơn dày mỏng khác nhau và sấy ở mức nhiệt độ và khoảng thời gian khác nhau.

Trên đây là chuỗi khép kín theo nguyên tắc nghiêm ngặt và hiện đại, được áp dụng phổ biến. Khi thực hiện, người ta sẽ thực hiện theo một chuỗi, gọi là chuỗi dây chuyền sơn tĩnh điện (từ xử lý, sơn, buồng phun, buồng sấy, băng tải, tủ điều khiển lò sấy…).

So sánh sơn điện và sơn hơi
Kệ siêu thị sơn tĩnh điện 2 lớp bền đẹp tại Thăng Long

Sơn thường là gì? Ưu và nhược điểm của sơn thường

Ngược lại với sơn tĩnh điện, sơn thường là loại sơn truyền thống ở dạng lỏng, sử dụng lượng dung môi lớn, chiếm 60%, thường dùng cọ, chổi hoặc là phun để phủ sơn lên trên bề mặt sản phẩm. Phương thức sơn của sơn thường đơn giản hơn rất nhiều so với sơn tĩnh điện.