Sau xã hội chiếm hữu nô lệ là gì

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất đinh, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhật định của lực lượng sản xuất, và với một kiến thức thượng tần tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.

Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin thì trong lịch sử loài người có 5 hình thái kinh tế xã hội từ cấp đến cao.

Hình thái công xã nguyên thủy

Công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người.  Trong xã hội công xã nguyên thủy, tư liệu lao động được sử dụng thô sơ chủ yếu là sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động. Do đó, cơ sở kinh tế thời kỳ này là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Như vậy, đặc điểm điểm về tư liệu sản xuất, cơ sở kinh tế là điểm nổi bật để so sánh công xã nguyên thủy với các hình thái kinh tế xã hội khác.

Xuất phát từ cơ sở kinh tế, xã hội công xã nguyên thủy chưa có giai cấp, do đó Nhà nước và pháp luật chưa được thiết lập. Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng.

Hình thái chiếm hữu nô lệ

Xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện tương đối sớm ở phương Đông, khoảng 3000 năm TCN ở các nước Ai Cấp, Lưỡng Hà, Ấn Độ,… sau khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã. Đây là xã hội đầu tiên có nhà nước và các cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nộ lệ.

Trong hình thái kinh tế xã hội này, chế độ công hữu được thay thế bằng chế độ tư hữu chủ nô.

Bên cạnh đó, xã hội biến đổi từ xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp. Trong đó, có hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ, có sự mâu thuẫn và đối kháng gay gắt. Do đó, có sự thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột sức lao động của nô lệ.

Từ đó, hình thái kinh tế xã hội này đã là xuất hiện kiểu nhà nước đầu tiên, đó là Nhà nước chủ nô.

Hình thái phong kiến

Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động.Nói cách khác là hình thái phong kiến có sự thay thế phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ bằng hình thức bóc lột địa tô. Người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến kỳ phải có nghĩa vụ nộp tô thuế cho địa chủ.

Như vậy, trong hình thái kinh tế xã hội này đã hình thành 2 giai cấp, đó là:

– Giai cấp thống trị bao gồm giai cấp quý tộc, địa chủ;

– Giai cấp bị trị là nông nô và nông dân.

Hình thái tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII.

Chủ nghĩa tư bản là một trong 5 hình thái kinh tế xã hội, là một hệ thống kinh tế dựa trên cơ sở quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng đó là tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đỏi tự nguyên, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh.

Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động.

Hình thái tư bản bản nghĩa được thể hiện dưới các hình thức chủ yếu như chủ nghĩa tư bản tiên tiến, chủ nghĩa tư bản tài chính, chủ nghĩa trọng thương, kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Hình thái cộng sản chủ nghĩa

Đây là hình thái phát triển cao nhất trong 5 hình thái kinh tế xã hội của loài người. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liền với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao. 

Trong hình thái kinh tế xã hội này, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được thiết lập. Từ đó, xóa bỏ những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi ích căn bản, được thể hiện qua các đặc điểm sau:

– Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” còn trong xã hội cộng sản chủ nghĩa [bước phát triển cao hơn của xã hội chủ nghĩa, khi mà sức sản xuất đạt tới trình độ và năng suất cực cao] sẽ là: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

– Chủ nghĩa xã hội có nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản.

–  Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển.

Như vậy, ta thấy 5 hình thái kinh tế xã hội có sự phát triển từ thấp đến cao theo quy luật vận động và phát triển khách quan của xã hội. Trong đó, cơ sở kinh tế, quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội tạo nên đặc điểm khác biệt của mỗi hình thái kinh tế xã hội.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ gồm hai giai cấp chủ nô và nô lệ. Đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Sự ra đời các nhà nước cổ đại phương Tây

Hy Lạp, Rôma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, không thuận lợi cho việc trồng lúa. Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả.

Về thủ công nghiệp thì tại các quốc gia này có rất nhiều thợ giỏi, khéo tay xuất hiện với những sản phẩm nổi tiếng như: đồ gốm [bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp]. Bên cạnh đó cũng xuất hiện xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao, một số có quy mô lớn, đặc biệt ở Át-tích có 2000 lao động. Sự phát triển của thủ công nghiệp làm sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.

Về kinh tế các ngành nghề luyện kim, làm gốm, nấu rượu phát triển.

Về ngoại thương đường biển phát triển, người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.

Thương mại phát đạt, thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền Đênariuxơ của Rô-ma, đồng tiền có hình chim cú của A-ten là những đồng tiền thuộc loại cổ nhất trên thế giới.

Hi Lạp, Rôma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây

Xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện ở phương Đông sớm nhất, khoảng 3000 năm trước công nguyên ở các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Ở các nước châu Âu xã hội này xuất hiện muộn hơn. Bên cạnh đó trong xã hội cổ đại phương Tây gồm hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ:

– Chủ nô:

+ Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp dẫn đến sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn giàu có và có thế lực về chính trị

+ Giai cấp chủ nô sống rất sung sướng, có tiền bạc của cải dư dả.

– Nô lệ:

+ Giai cấp nô lệ chiếm đại đa số trong xã hội với số lượng rất đông.

+ Giai cấp nô lệ phải làm việc cực nhọc tại các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa, chèo thuyền.

+ Mọi của cải giai cấp nô lệ làm ra đều thuộc chủ nô, bản thân nô lệ là tài sản của chủ.

+ Không chỉ vậy giai cấp nô lệ còn bị đối xử tàn bạo: đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán

Chính vì những mâu thuẫn trên mà các cuộc đấu tranh chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như: bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang.

Xã hội chiếm nô là gì?

Xã hội chiếm nô là một chế độ kinh tế – xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ, một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên thô bạo nhất của xã hội có giai cấp.

Xã hội chiếm hữu nô lệ là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.  Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Giai cấp chủ nô là giai cấp nắm mọi quyền hành và cũng không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Trong khi đó giai cấp nô lệ là những người làm ra các sản phẩm trong trang trại và các sản phẩm thủ công như giày, dép, quần áo,… Giai cấp nô lệ phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại như những con hầu, đầy tớ. Từ đó nhà nước do dân tự do và quý tộc bầu ra, gọi là chế độ dân chủ chủ nô [dân chủ cộng hoà.]

Có thể thấy đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Chủ nô là giai cấp không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Họ sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là gì? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề