Thời hiệu thi hành bản án đối với tội chung thân hoặc tử hình là bao nhiêu năm

Hiện nay, giữa quy định của BLHS, các văn bản hướng dẫn và thực tiễn áp dụng vẫn có sự bất cập.

1.Quy định của pháp luật

Trong hệ thống hình phạt của BLHS thì tù chung thân là một trong 7 loại hình phạt chính. Theo đó, tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình và không áp dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội[1]. Như vậy, hình phạt tù chung thân có khả năng tước tự do của người bị kết án đến hết đời[2].

Tuy nhiên, thời gian chấp hành án thực tế bao lâu là phụ thuộc phần lớn vào quá trình cải tạo của cá nhân người bị kết án. Bởi pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận rõ ràng về việc hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm nên Nhà nước có nhiều quy định nhân đạo để rút ngắn thời hạn chấp hành án phạt tù cho những phạm nhân cải tạo tốt, đóng góp nhiều thành tích. Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là một trong những chính sách nhân đạo đó.

Khi người chấp hành án phạt tù chung thân đủ các điều kiện: Đã chấp hành hình phạt được 12 năm và có nhiều tiến bộ, đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự thì người đó có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù[3]; Đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù sau khi chấp hành án được 15 năm tù[4].

Về điều kiện cụ thể để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của hình phạt tù chung thân hiện được quy định tại Điều 63, Điều 64 BLHS, Điều 38 Luật Thi hành án hình sự, Chương 2 của Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TANDTC, VKSNDTC.

Về mức giảm: Đối với người bị xử phạt tù chung thân thì lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành là 20 năm, đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án tù chung thân thì thời hạn thực tế chấp hành là 25 năm, trừ trường hợp người đó lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể  được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc mức cao hơn[5]. Như vậy, mức giảm lần đầu đối với người bị kết án tù chung thân được pháp luật quy định là từ tù chung thân xuống 30 năm tù.

2.Thực tiễn áp dụng

Tình huống pháp lý: Theo đề nghị của Trại giam A, phạm nhân Lê Văn Q. bị kết án tù chung thân, đủ điều kiện, tiêu chuẩn xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đợt 2/9/2021, thời gian đã chấp hành án của phạm nhân Q. đến ngày Tòa án mở phiên họp xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là 12 năm 6 tháng. Tòa án tỉnh K đã chấp nhận đề nghị của Trại giam A, xác định “Thời hạn chấp hành án phạt tù được giảm là tù chung thân giảm xuống 30 năm tù, thời hạn tù Lê Văn Q. còn phải chấp hành là 30 năm tù.” Sau đó, VKSND tỉnh K có kháng nghị phúc thẩm cho rằng Tòa án xác định thời hạn tù còn lại của Lê Văn Q là 30 năm tù là không chính xác và cần phải xác định thời hạn tù còn lại là 17 năm 6 tháng.

Như vậy, cách xác định thời hạn tù còn lại của phạm nhân được giảm thời hạn tù lần đầu từ tù chung thân xuống 30 năm tù hiện nay có hai quan điểm trái ngược nhau.

Quan điểm thứ nhất: Tính đến ngày Tòa án mở phiên họp xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn 30 năm, phạm nhân đã chấp hành thực tế được 12 năm 6 tháng nên thời hạn tù còn phải chấp hành là 17 năm 6 tháng. Nếu xác định thời hạn tù còn lại là 30 năm thì tổng thời hạn chấp hành phải chăng sẽ là 42 năm 6 tháng? Do đó, cần áp dụng quy định “có lợi cho người phạm tội” để xác định thời hạn tù còn lại là 17 năm 6 tháng.

Quan điểm thứ hai: Theo quy định của Điều 63 BLHS, phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần đầu “xuống 30 năm tù”. Do đó, cần xác định thời hạn tù còn lại là 30 năm mới đúng với nội hàm quy định điều luật, việc phạm nhân chấp hành án thực tế được 12 năm 6 tháng ở lần giảm đầu tiên chỉ được coi là một trong các điều kiện để được giảm. Khi xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù ở những lần giảm sau, thời gian 12 năm 6 tháng này mới được coi là thời gian chấp hành thực tế để xác định thời hạn tù còn lại phải chấp hành.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lẽ:

Thứ nhất: Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của hình phạt tù chung thân đặc biệt ở chỗ, lần đầu giảm từ tù “không thời hạn” giảm xuống mức tù có thời hạn. Mức giảm lần đầu tiên của hình phạt này là từ tù chung thân xuống 30 năm tù tức là mức 30 năm tù là “mức án” mới mà phạm nhân phải chấp hành. Trong đợt xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần sau, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì phạm nhân tiếp tục được xét giảm căn cứ vào “mức án” mới này.

Thứ hai: Nếu cho rằng thời hạn tù còn lại là 30 năm thì thời gian đã chấp hành thực tế [12 năm 6 tháng] có được trừ vào thời gian còn phải chấp hành hay không? Theo tác giả, thời gian thực tế đã chấp hành ở lần đầu tiên xem xét giảm là điều kiện “đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định” và không được trừ vào thời hạn tù còn lại. Việc trừ thời hạn chấp hành thực tế này sẽ được áp dụng vào lần xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần sau, là khi phạm nhân đã ở “mức án” mới là 30 năm tù.

Ví dụ: Năm 2021, phạm nhân Lê Văn Q chấp hành được 12 năm 6 tháng tù, đủ điều kiện và được giảm lần đầu từ tù chung thân xuống 30 năm tù, thời hạn tù còn lại là 30 năm. Năm 2022, phạm nhân Lê Văn Q tiếp tục đủ điều kiện và được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 01 năm thì xác định: thời hạn tù đã chấp hành là 13 năm 6 tháng, thời hạn tù còn phải chấp hành là 15 năm 6 tháng.

Thứ ba: Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai là bởi sự tương đồng pháp lý của điều luật này trong Bộ luật Hình sự giữa hình phạt tù chung thân và tù có thời hạn. Cụ thể: Đối với tù có thời hạn thì mức tối đa là 20 năm; khi xét xử cùng một người phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án mà hình phạt chính cùng là tù có thời hạn thì không được vượt quá 30 năm[6]. Người bị kết án trong trường hợp này điều kiện về thời hạn chấp hành hình phạt thực tế là 10 năm và có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn chấp hành thực tế được một phần hai mức hình phạt đã tuyên [15 năm].

Đối với người bị kết án tù chung thân thì điều kiện về thời hạn chấp hành hình phạt thực tế là 12 năm và có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn chấp hành thực tế là 20 năm. Người bị kết án tù chung thân phạm nhiều tội [không kể phạm tội trước hay sau khi có bản án kết án tù chung thân] thì điều kiện về thời hạn chấp hành hình phạt thực tế là 15 năm và có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn chấp hành thực tế là 25 năm. Như vậy, cần thiết phải xác định thời hạn tù còn lại của người bị kết án tù chung thân được giảm lần đầu là 30 năm tù để cá thể hóa mức độ, tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. Dù phạm nhân được xác định thời hạn tù còn phải chấp hành là 30 năm tù, là mức tù có thời hạn nhưng có sự tách bạch rõ ràng giữa tù chung thân được giảm xuống 30 năm và tù có thời hạn. Việc xác định thời hạn còn lại là 30 năm tù cũng là đúng với tinh thần của Khoản 2 Điều 63 BLHS.

Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là vấn đề thường xuyên, cấp bách nên các quy định liên quan đến chế định này cần sớm được hướng dẫn cụ thể, chi tiết để được áp dụng thống nhất giữa BLHS, Luật Thi hành án hình sự hiện hành và Thông tư Thông tư liên tịch số 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 12/8/2021 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất chế định trong thực tiễn.

Tòa án  tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt bị cáo Bùi Ngọc Tú [sinh năm 2001] mức án tử hình và Bùi Ngọc Thanh [anh trai Tú, sinh năm 1994, cùng trú Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa] tù chung thân cùng về tội giết người - Ảnh: NV

[1] Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

[2] Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, NXN Thế giới [2017], trang 54.

[3] Khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015

[4] Khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015

[5] Khoản 2, Khoản 3 Điều 63, Điều 64 Bộ luật Hình sự năm 2015

[6] Điều 38, Điều 55, 56 Bộ luật Hình sự năm 2015

1. Quy định của pháp luật

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là tổng hợp các hình phạt được tuyên trong các bản án khác nhau thành một loại với mức cao hơn hoặc cao nhất của một hình phạt đã tuyên. Theo quy định tại Điều 56 BLHS, thì có hai trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

- Trường hợp thứ nhất, là khi đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này. Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này được thực hiện khi Tòa án xét xử tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành. Theo đó, Tòa án [Hội đồng xét xử] quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của BLHS[1]. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Như vậy, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này được tiến hành theo hai bước sau đây:

+ Bước một, là quyết định hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành và quy đổi ra mức hình phạt tù [nếu hình phạt đang chấp hành là hình phạt tù có thời hạn và hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án này là cải tạo không giam giữ];

+ Bước hai, là tổng hợp [cộng mức hình phạt của hai bản án hoặc ấn định loại hình phạt chung mà người phạm tội phải chấp hành]. Việc trừ thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước vào thời hạn chấp hành hình phạt chung chỉ được thực hiện khi hình phạt chung là cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Theo đó:

Nếu hình phạt được tuyên trong bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành và hình phạt áp dụng đối với tội đã phạm trước khi có bản án này đều là hình phạt cải tạo không giam giữ, thì hình phạt chung là tổng số thời hạn cải tạo không giam giữ trừ đi thời hạn đã chấp hành của bản án trước nhưng không vượt quá 03 năm;

Nếu hình phạt đã tuyên trong bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành là hình phạt tù có thời hạn và hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành là cải tạo không giam giữ, thì hình phạt chung là hình phạt tù có thời hạn và thời hạn tù là tổng số thời hạn tù của bản án đang chấp hành cộng với thời hạn tù [được quy đổi từ hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng đối với tội đã phạm trước khi có bản án này] trừ đi thời hạn đã chấp hành của bản án đang có hiệu lực pháp luật, nhưng không quá 30 năm;

Nếu hình phạt đã tuyên trong bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành là hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành là tù có thời hạn, thì hình phạt chung là hình phạt tù có thời hạn và thời hạn tù là tổng số thời hạn tù [được quy đổi từ hình phạt cải tạo không giam giữ áp của bản án đang chấp hành] cộng với thời hạn tù áp dụng đối với tội đã phạm trước khi có bản án này trừ đi thời hạn tù [được quy đổi từ hình phạt cải tạo không giam giữ áp của bản án đang chấp hành] đã chấp hành của bản án đang có hiệu lực pháp luật.

Nếu hình phạt đã tuyên trong bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành, hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành hoặc tất cả các hình phạt án mà người phạm tội đang phải chấp hành và hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành đều là tù chung thân, thì hình phạt chung là hình phạt tù chung thân. Thời hạn đã chấp hành hình phạt theo bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành chỉ có ý nghĩa trong việc xét giảm hình phạt trong quá trình thi hành án hình sự.

Nếu hình phạt đã tuyên trong bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành, hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành hoặc tất cả các hình phạt án mà người phạm tội đang phải chấp hành và hình phạt đối với tội đã phạm trước khi có bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành đều là tử hình, thì hình phạt chung là hình phạt tử hình. Thời hạn đã chấp hành hình phạt theo bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành chỉ có ý nghĩa trong việc xét giảm hình phạt trong quá trình thi hành án hình sự, nếu người đó được ân giảm hoặc hình phạt tử hình được chuyển thành hình phạt tù chung thân theo quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều 40 BLHS.

- Trường hợp thứ hai, là khi đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới. Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này được thực hiện khi Tòa án xét xử tội phạm mới. Theo đó, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của BLHS. Việc tổng hợp các hình phạt cùng hoặc khác loại của hai bản án trong trường hợp này vẫn phải thực hiện như trường hợp thứ nhất. Điểm khác nhau cơ bản giữa việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này với trường hợp thứ nhất là chỉ tổng hợp hình phạt mới với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, khoản 3 Điều 56 BLHS còn quy định cơ chế tổng hợp hình phạt chưa được Hội đồng xét xử tổng hợp. Theo đó, người có thẩm quyền tổng hợp trong trường hợp này là Chánh án Tòa án có thẩm quyền. Thủ tục tổng hợp hình phạt là quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án. Cách thức tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp này phục thuộc vào việc tội phạm bị xét xử sau là tội phạm được thực hiện trước hay sau khi bản án thứ nhất có hiệu lực pháp luật. Nếu là tội phạm bị xét xử sau là tội phạm được thực hiện trước khi ban hành bản án thứ nhất, thì việc tổng hợp hình phạt theo trường hợp thứ nhất; Nếu tội phạm bị xét xử sau là tội phạm được thực hiện sau khi ban hành bản án thứ nhất, thì việc tổng hợp thình phạt theo trường hợp thứ hai [nêu trên].

2. Bất cập của pháp luật và hướng hoàn thiện

Theo quy định tại Điều 56 BLHS, thì việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án mới chỉ được quy định đối với trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này. Như vậy, Điều 56 BLHS chưa quy định việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với trường hợp một người chưa chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này. Trường hợp một người chưa chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này bao gồm: đang thi hành án treo mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này; tạm hoãn thi hành án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này. Tuy nhiên: Tại khoản 5 Điều 65 BLHS quuy định trường hợp đang chấp hành án treo mà thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 BLHS; Tại khoản 2 Điều 67 BLHS quy định trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 BLHS. Như vậy, còn hai trường hợp cần thiết nhưng chưa được BLHS quy định việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Đó là: [1] Trường hợp một người đang thi hành án treo mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này; [2] Trường hợp một người đang được tạm hoãn thi hành án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này.

Hiện nay, TANDTC mới chỉ hướng dẫn “Trường hợp người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án và việc thi hành án do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn “người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án và việc thi hành án do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”[2] là không ổn. Bởi lẽ:

- Thứ nhất, nếu hình phạt áp dụng đối với tội phạm được thực hiện trước khi được hưởng án treo là tù giam, tù chung thân thì không thể cho người bị kết án hoãn chấp hành hình phạt tù giam hoặc tù chung thân để thi hành án treo xong mới thi hành. Còn nếu thi hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân thì không thể nói rằng người đó sẽ đương nhiên được chấp hành án treo trong trại giam;

- Thứ hai, mặc dù Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nêu “… do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự” nhưng Luật Thi hành án hình sự không có quy định nào về trường hợp này.

Theo chúng tôi, thi hành án treo không có nghĩa là người phạm tội chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Bởi lẽ, án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Nghĩa là, người đang thi hành án treo chưa chấp hành hình phạt tù được tuyên trong bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Việc Tòa án cho được hưởng án treo trong điều kiện họ là người đã thực hiện hành vi phạm tội và tội phạm ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là không thỏa mãn điều kiện “nhân thân tốt”. Do vậy, về thủ tục tố tụng hình sự thì phải coi việc phát hiện người đó thực hiện tội phạm trước khi có bản án treo là tình tiết mới và là một trong những căn cứ kháng nghị tái thẩm để hủy bản án cho bị cáo được hưởng án treo và xét xử lại vụ án. Tuy nhiên, nếu tiến hành tố tụng theo các thủ tục như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian và mục đích cuối cùng cũng chỉ là không cho hưởng án treo đối với tội phạm đã xét xử và tổng hợp hình phạt của bản án xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án treo đó.

Đối với trường hợp đang hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì phải tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc chung quy định tại Điều 56 BLHS.

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi đề nghị:

- Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 65 BLHS như sau:

“Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm  nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này hoặc thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.

- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 67 BLHS như sau:

“Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này hoặc lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.

 

[1] Điều 55 BLHS quy định việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có nooiij dung tổng hợp các loại hình phạt khác nhau

[2] Xem: Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Điều 7.

Video liên quan

Chủ Đề