Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn sẽ làm gì

22 tuổi, bạn kết thúc bốn năm ở giảng đường đại học. Cầm trên tay tấm bằng cử nhân, nhưng trong lòng lại hoang mang chẳng biết phải làm gì trong những tháng ngày sắp tới.

Vài năm trước đây, tôi cũng giống như bạn vậy. Trong khi bạn bè, kẻ làm việc ở các công ty lớn, người lại khăn gói lên đường đi du học, chỉ riêng tôi vẫn băn khoăn: Rồi mình sẽ làm gì với cuộc đời phía trước?

Nhưng rồi tôi nhận ra rằng hãy cứ dấn thân hết mình, bạn sẽ tự tìm thấy con đường thôi.

Sau khi ra trường bạn muốn làm gì?

Thú thật hồi còn học đại học, tôi chưa thực sự biết mình muốn làm nghề gì. Gần tới ngày tốt nghiệp, tôi vẫn mơ “được làm việc trong môi trường thoải mái, với một anh sếp thân thiện và các chị đồng nghiệp cởi mở, những người sẽ luôn lắng nghe tiếng nói của tôi.”

Đáng tiếc là những công việc đầu tiên của tôi không được suôn sẻ cho lắm. Ra trường, tôi về làm cho một công ty truyền thông. Suốt nhiều tháng, nhiệm vụ của tôi chỉ xoay quanh những thứ đơn giản như soạn tài liệu hay đi mua vật dụng văn phòng. Một ngày lúc đó rất buồn chán và dài lê thê! Nhưng tới lúc được giao “việc lớn” là chạy một sự kiện khai trương, thì tôi lại bơi trong đống ‘deadline’, hệt như kẻ lạc đường vì không có ai hướng dẫn.

Nhưng khi nhìn lại, tôi vẫn biết ơn, vì dù sao công việc ấy đã dạy tôi nhiều điều, từ những thứ nhỏ nhặt như photocopy tài liệu, đến những việc lớn hơn như soạn một bản kế hoạch rõ ràng, rồi thực hiện nó theo cách trôi chảy nhất có thể. Quan trọng hơn, nó giúp tôi nhận ra một người hướng nội như mình không phù hợp với truyền thông!

Nên bạn à, không biết mình muốn gì thì phải thử, thà cứ vấp ngã từ sớm rồi tìm cách mà đứng dậy, còn hơn đến lúc đã đi được một quãng đường dài rồi lại quay về vạch xuất phát.

Đừng sợ, hãy cứ đi!

Trường đời dạy tôi rằng cuộc sống này không phải màu hồng. Dù có là thủ khoa đi chăng nữa, khi ra đời bạn vẫn chỉ là một sinh viên bình thường như bao người khác. Chuyện bị đánh giá là chắc chắn, nên đừng sợ, đừng lẩn tránh, cứ thẳng thắn đối mặt khó khăn rồi cố gắng khắc phục. Và luôn nhớ rằng, bạn thành công hay không phụ thuộc nhiều vào chuyên môn và kỹ năng của bạn!

May mắn là tôi đã nhận ra điều đó từ sớm. Ra trường một thời gian, tôi quyết định sẽ vừa đi làm, vừa học lên thạc sĩ để cải thiện bản thân. Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ: dù sao mình cũng mới ở chặng đầu sự nghiệp, vẫn còn trẻ, đủ sức lực, tinh thần và cả thời gian để làm nhiều việc cùng một lúc. Ý tôi là, càng lớn bạn sẽ càng bị ràng buộc - công việc, gia đình, con cái - và điều đó sẽ khiến bạn ngại học, mà nếu có học cũng không thể tập trung được như ‘lúc còn trẻ’.

Mừng là ngày ấy tôi đã “điên”, chứ không thì giờ chắc tôi sẽ tiếc lắm! Bởi hai năm vừa đi làm vừa học thạc sĩ đã giúp tôi thay đổi rất nhiều, và còn đem đến cho tôi cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Đầu tiên, học thạc sĩ buộc bạn phải thường xuyên luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, … vì để một nhóm học viên luôn bận rộn có thể làm việc chung với nhau không hề đơn giản. Bù lại, bạn học cùng lớp có thể tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề mà bạn đang trăn trở trong công việc. Họ đã chỉ cho tôi các bí kíp riêng, dạy cho tôi biết nhìn nhận vấn đề cách đa chiều, tránh lối nghĩ phiến diện thường thấy ở người trẻ.

Chưa kể, học thạc sĩ còn giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ. Hồi ở đại học, bạn bè xung quanh tôi đều là sinh viên chưa đi làm nên ít khi tôi được họ giới thiệu công việc. Nhưng khi đi học thạc sĩ ở RMIT, tôi đã gặp rất nhiều học viên đang là quản lý, thậm chí còn có cả chủ doanh nghiệp; ngay trong lớp tôi cũng có vài anh chị đang làm việc ở Microsoft, KPMG, HSBC, Nielsen. Chính bản thân tôi cũng không thể ngờ rằng, nhờ sự giới thiệu của họ tôi đã được nhận vào làm cho một tập đoàn khá lớn và công việc ấy cũng đã cho tôi rất nhiều trải nghiệm bổ ích.

Tóm lại, việc bạn thấy hoang mang khi ra trường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Sự nghiệp là một quá trình phấn đấu rất dài, và những năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là bước khởi đầu của quá trình đó mà thôi. Bạn có thể phạm sai lầm, nhưng hãy biết đứng lên sau khi vấp ngã, đặc biệt hãy luôn ý thức trau dồi chuyên môn và kỹ năng. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể làm như tôi, cân nhắc tìm hiểu về một chương trình học bổ trợ để nâng cao kiến thức của mình.

----------------------------------

Tham dự Tọa đàm “Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Đại học”
để giao lưu với các khách mời đến từ Uber Vietnam, First Alliances Vietnam và Petrolimex TẠI 
ĐÂY nhé.
Chúc bạn thành công!

5,524 người xem

Sau khi dành 4 năm học tập tại trường đại học, các bạn sinh viên thường phân vân về những bước đi tiếp theo. Bạn có thể tìm kiếm một công việc toàn thời gian, mở một doanh nghiệp riêng, tiếp tục đi thực tập, dành một năm để gap year hay học lên cao.

Công việc toàn thời gian - Bắt đầu cuộc sống của “người trưởng thành”

Đây là lựa chọn của phần đông các bạn sinh viên mới ra trường. Theo Philippa Hardie – một chuyên viên tư vấn nghề nghiệp tại Đại học Chester - các bạn sinh viên mới ra trường nên bắt đầu sự nghiệp của mình tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs] bởi các bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi và tạo ra nhiều đóng góp tích cực cho công ty.

Để có một công việc ưng ý, bạn cần chủ động xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tham dự những sự kiện kết nối với nhà tuyển dụng, hội chợ nghề nghiệp hay thông qua chính kênh truyền thông xã hội của bạn. Sở hữu một tài khoản LinkedIn kèm theo một bản CV đầy đủ, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh trong mắt những nhà tuyển dụng.

Khi ứng tuyển cho một vị trí công việc, đừng cố che giấu những điểm yếu của mình với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy trò chuyện một cách chân thành về dự định của bạn để khắc phục những điểm yếu này trong tương lai. Bên cạnh đó, cũng đừng quên làm nổi bật những điểm mạnh của mình nhé! Nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn biết rằng những kiến thức, kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khoá trước đó của bạn sẽ giúp ích như thế nào cho công việc của bạn trong tương lai. Hãy nhớ, give the monkey what it wants!

Khởi nghiệp – Gian nan nhưng cũng đầy ngọt ngào

Think out of the box! Nếu bạn vẫn đang “chật vật” trên con đường tìm kiếm một công việc mơ việc, tại sao bạn không nghĩ đến việc tự tạo công việc đó cho bản thân? Nếu bạn đang nhìn thấy một vấn đề từ thị trường, hay đã sẵn có một ý tưởng kinh doanh tiềm năng, hãy thử suy nghĩ đến lựa chọn này nhé.

Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, bạn cần cân nhắc kĩ xem liệu khởi nghiệp có phải con đường thích hợp dành cho bạn. Trở thành “ông chủ của chính mình” sẽ đặt ra rất nhiều thử thách, bạn sẽ phải học cách cáng đáng cùng lúc nhiều vấn đề, từ việc cung cấp dịch vụ, quảng bá sản phẩm ra thị trường, quản lí tài chính và nhân sự. Bạn sẽ phải chịu vô vàn áp lực và cũng có thể phải đánh đổi cả thời gian dành cho gia đình, sở thích cá nhân.

Tuy nhiên, việc sở hữu một công ty riêng sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Vì đây là dự án riêng của bạn, bạn hoàn toàn có quyền đưa ra những quyết định của riêng bạn và linh hoạt về thời gian làm việc. Điều quan trọng hơn, nếu dự án của bạn thành công, bạn sẽ có cơ hội thu về được nhiều lợi nhuận hơn so với một công việc làm thuê.

Tại sao đã học xong rồi vẫn nên đi thực tập?

Phần đông mọi người thường nghĩ về chương trình thực tập như một hoạt động vì-bắt-buộc-nên-phải-đối-phó mà lại không nhìn nhận những lợi ích khác. Cụ thể, thực tập còn giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ, tìm hiểu về môi trường làm việc, khám phá các lĩnh vực mới, bổ sung điểm cộng cho CV và mang lại cả cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.Điều quan trọng là các kì thực tập ở nước ngoài sẽ mang lại cho bạn cơ hội làm việc thực tế, chứ không chỉ quanh quẩn quay chiếc máy cà phê hay máy photocopy, nên kiến thức thu được là vô cùng lớn.

Đó là lí do tại sao sinh viên nước ngoài sẵn sàng xin thực tập vào dịp hè hay các chương trình thực tập cá nhân sau khi đã tốt nghiệp Đại học. Việc các công ty nước ngoài trả lương cho thực tập sinh cũng là một động lực khong nhỏ. Đôi khi bạn còn được hỗ trợ ăn trưa, phí di chuyển hay tham gia các chương trình đào tạo của công ty.

Thật ra, bạn cũng có thể kết hợp giữa việc đi thực tập và gap year bằng cách xin đi thực tập ở nước ngoài. Cô bạn Phạm Thị Thùy Trang [sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh] hiện vẫn đangthực tập tại một khách sạn 5 sao ở Ấn độtheo một chương trình thực tập toàn cầu.

>>Kinh nghiệm đi trao đổi quốc tế từ một thành viên AIESEC

Gap year - Ai bảo chỉ dành cho dân 18 tuổi?

Đừng nhầm tưởng gap year chỉ dành cho học sinh tốt nghiệp cấp III. Bằng chứng là các "anh chị" cử nhân đại học cũng có quyền có gap year nếu muốn.Một năm gap year có thể được sử dụng để tham gia các công việc thiện nguyện ở các quốc gia đang phát triển, đi du lịch vòng quanh thế giới [hay trong khu vực Đông Nam Á] hay đơn giản là đi thực tập, đi làm có trả lương. Nhìn chung, tinh thần chính của gap year là vừa tích lũy được kinh nghiệm, vừa được trải nghiệm đời sống và du hý, thăm thú một điểm đến mới lạ.

Có rất nhiều lựa chọn cho những bạn muốn tham gia công việc từ thiện. Bạn có thể xin gia nhập các nhóm từ thiện ở phường, ở trường đại học cũ, hay các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước [hội nạn nhân chất độc da cam, AIESEC, Solidarités JeunessesVietnam, VietnamYouth Forum…]

Hotcourses đã từng chia sẻ nhiều "tấm gương" gap year sau đại học. Chẳng hạn như câu chuyện của chị Lan Vũ trong câu chuyệnMột lần Work&Travel. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Dược, chị đã lên đường đến Grand Canyon [Mỹ] và trải nghiệm vừa đi làm thêm, vừa dành dụm tiền lương khám phá nước Mỹ. Hay, Erin [người Úc] đã quyết định tham gia nhiều hoạt động tình nguyện thực tiễn ở các nước Đông Nam Á sau khi tốt nghiệp đại học, rồi mới trở vềhọc thạc sĩ ngành thực tế phát triển ở Úc.

Nói một chuyến gap year mang nhiều hơn ý nghĩa của một năm "xả hơi" là như vậy đó! Đôi khi, nó còn là cơ hội để tăng cường vốn sống và giúp bạn có được thời gian để nhìn nhận lại lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi.

>>Làm đẹp CV bằng các hoạt động ngoại khóa

>>Tình nguyện không biên giới với nước, giấy và đất sét

Học lên cao, cao nữa

Việc học lên là lựa chọn của những ai cảm thấy vẫn còn muốn đào sâu tìm hiểu về ngành học chuyên môn. Có nhiều trường hợp lại theo đuổi những chương trình sau đại học với chuyên ngành không hề liên quan ở đại học.

Tuy nhiên, bạn cũng phải xác định rằng việc học trái ngành này rất không hề đơn giản. Nếu không thực sự yêu thích ngành học đó và cũng chẳng muốn học lên cao, tốt nhất là nên đi làm để biết mình thực sự muốn gì rồi hẵng quyết định. Việc học là việc cả đời, và bạn có thể quay lại trường học bất cứ lúc nào!

Lưu ý: Đối với những ai có nguyện vọng theo học trái ngành ở bậc sau đại học, bạn không nhất thiết phải theo học các chương trình thạc sĩ. Phương án tối ưu là các chương trình cấp bằng sau đại học, với độ dài ngắn hơn chương trình thạc sĩ, và khả năng được nhận vào học cũng cao hơn.

>> Học thạc sĩ ở nước ngoài có gì khác với Việt Nam?

>>Có nên học Thạc sĩ?

>>Tại sao thất bại khi học tiến sĩ?

Có rất nhiều con đường khác nhau cho bạn lựa chọn sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Điều quan trọng là hãy biết rõ mục tiêu của mình, lập kế hoạch thật tốt, luôn tận dụng quỹ thời gian rảnh và bắt tay vào hành động. Chúc các bạn thành công với con đường mà mình lựa chọn!

Video liên quan

Chủ Đề