Sách bài tập Toán lớp 6 tập 2 trang 54

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 8.47 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp bạn biết cách làm bài tập môn Toán 6.

Bài 8.47 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho góc xOy không bẹt.

Từ hai bài 8.45 và 8.46, hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai khái niệm: điểm trong của một góc và điểm nằm giữa hai điểm.

Lời giải:

Góc xOy không bẹt. Khi đó:

- Nếu M là một điểm trong của góc xOy, còn A, B là hai điểm nằm trên hai cạnh của góc thỏa mãn A, M, B thẳng hàng thì M nằm giữa A và B.

Hình minh họa:

- Nếu M là điểm nằm giữa A và B với A  Ox, B  Oy [A, B khác O] thì M là một điểm trong của góc xOy.

Hình minh họa:

433 lượt xem

Toán lớp 6 Bài 1 trang 54 là lời giải bài Hình có trục đối xứng SGK Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 1 Toán 6 SGK trang 54

Bài 1 [SGK trang 54 Toán 6]: Hình nào sau đây có trục đối xứng?

Hướng dẫn giải

- Đường thẳng d chia hình H thành hai nửa. Nếu ta gấp theo đường thẳng d thì hai nửa này sẽ trùng khít vào nhau.

- Những hình như vậy gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình.

Lời giải chi tiết

Hình a] không có trục đối xứng.

Hình b] có trục đối xứng [như hình vẽ].

Hình c] có trục đối xứng [như hình vẽ].

Hình d] có trục đối xứng [như hình vẽ].

Vậy những hình có trục đối xứng là hình b], hình c] và hình d].

----> Câu hỏi tiếp theo: Bài 2 trang 55 SGK Toán lớp 6

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 1 Toán lớp 6 trang 54 Hình có trục đối xứng cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 7: Hình học trực quan - Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên . Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6.

Bài 8.10 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Dùng compa vẽ đường tròn tâm O có bán kính 2 cm. Gọi M và N là hai điểm tùy ý trên đường tròn đó. Hai đoạn thẳng OM và ON có bằng nhau không?

Trả lời:

Sử dụng compa:

+ Vẽ một điểm O trên vở.

+ Mở cung của compa sao cho cung đó độ dài bằng 2 cm.

+ Đặt đầu nhọn của compa tại tâm O. 

OM =ON= độ dài bán kính đường tròn

Bài 8.11 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Việt dung thước đo độ dài đoạn thẳng AB. Vì thước bị gãy mất một mẩu nên Việt chỉ có thể đặt thước để điểm A trùng với vạch 3 cm. Khi đó điểm B trùng với vạch 12 cm. Em hãy giúp Việt tính độ dài đoạn thẳng AB.

Trả lời:

Độ dài đoạn thẳng AB là : 12-3=9 [cm].

Bài 8.12 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bạn Nam dùng bước chân để đo chiều dài lớp học. Sau 12 bước liên tiếp kể từ mép tường đầu lớp thì còn khoảng nửa bước chân nữa là đến mép tường cuối lớp. Nếu mỗi bước chân của Nam dài khoảng 0,6 m thì lớp học dài khoảng bao nhiêu?

Trả lời:

Nửa bước có độ dài là 0,5.0,6 m 

Lớp học đó dài số mét là :

 0,6.12 + 0,6.0,5=7,5 [m].

Bài 8.13 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy đo độ dài [ đơn vị milimet] rồi sắp xếp các đoạn thẳng trong hình 8.34 theo thứ tự tăng dần của độ dài.

Trả lời:

AB=4cm

CD=1cm

EF=2cm

GH=3cm

IK=5cm.

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ dài đoạn thẳng :

CD < EF < GH < AB < IK.

Bài 8.14 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một cái cây đang mọc thẳng thì bị bão làm gãy phần ngọn. Người ta đo được phần ngọn bị gãy dài 1,75 m và phần thân còn lại dài 3 m .Hỏi trước khi bị gãy, cây cao bao nhiêu mét ?

Trả lời:

Trước khi bị gãy, cây cao số mét là :

1,75 + 3=4,75[m].

Giaibaitap.me

Page 2

Bài 8.19 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho bốn điểm phân biệt A,B,C và D, trong đó không có điểm nào thẳng hàng.

a] Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho? Kể tên các đường thẳng đó.

b] Có bao nhiêu tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong 3 điểm còn lại? Đó là những tia nào?

c] Có bao nhiêu đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho? Đó là những đoạn thẳng nào?

Trả lời:

a]

Có 6 đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho. Đó là các đường thẳng: AB,AC,AD,BC,BD,CD.

b] 

Có 12 tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong 3 điểm còn lại. Đó là các tia: AB, BA, AC, CA, AD, DA, BC, CB, BD, DB, CD, DC

c] 

Có 6 đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho. Đó là các đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC, BD, CD.

Bài 8.20 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A , B và C.

a] Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho?

b] Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?

Trả lời:

a] 

Ta cần tìm các đường thẳng đi qua 5 điểm A, B, C, D, E.

Ta đã có 2 đường thẳng là DE và d [đường thẳng đi qua A, B, C].

Đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d là: DA, DB, DC.

Đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d là: EA, EB, EC.

Vậy có 8 đường thẳng  đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho: DE, d, DA, DB, DC, EA, EB, EC.

b] 

Ta cần tìm điểm G nằm trên d và D, E, G thẳng hàng. Khi đó G là điểm chung của DE và d. Hay G là giao điểm của DE và d.

Không phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế này, điểm G tồn tại khi đường thẳng DE cắt d. Khi DE và d song song với nhau thì không tồn tại điểm G.

Bài 8.21 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

a] Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.

b] Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.

c] Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Trả lời:

a]

Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M ,N nên ta có : ON+OM=MN

Mà OM=5cm; ON=7cm.

Vậy MN= 5+7=12 [cm].

b] 

Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có : KM=KN=MN:2=12:2=6 [cm]

Ta có : O nằm giữa M và K nên:

OK + OM = KM mà KM = 6 cm; OM = 5 [cm] 

Vậy OK = KM – OM = 6 – 5 = 1[cm].

c] Vì OK < MK nên K  thuộc tia OM.

Bài 8.22 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng OM.

Trả lời:

Vì A và B nằm trên tia Ox nên điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm O

Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B nên ta có : OA+AB=OB mà OB=6 cm; OA=4 cm

Do đó AB=OB-OA=6-4=2 cm.

Vì M là trung điểm của AB nên ta có : MA=MB=AB : 2=1 cm

Vì BM < BO nên M nằm giữa O và B, ta có : OM+MB=OB mà MB=1 cm ; OB=6 cm ; OM=OB-MB=6-1=5 cm

Bài 8.23 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

Trả lời:

Tất cả các điểm trên hình đều thẳng hàng với nhau nên các bộ ba các điểm thẳng hàng là các bộ 3 điểm trong 4 điểm A, B, C, N.

Các bộ ba điểm thẳng hàng là :

A,C,N và A,C,B và C,N,B và B,N,A.

Bài 8.24 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều đi qua 3 trong 7 điểm đó.

Trả lời:

- Lấy 3 điểm C, E, B sao cho E nằm giữa C và B.

- Lấy điểm A không thuộc đường thẳng chứa 3 điểm trên.

- Nối các đoạn AB, AC, AE.

- Lấy điểm D trên AC sao cho D nằm giữa hai điểm A và C.

- Kẻ đoạn BD.

- Lấy G là điểm chung của AE và BD.

- Nối CG.

Từ cách kẻ như trên ta được hình thỏa mãn bài toán:

Giaibaitap.me

Page 3

Bài 8.25 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Viết tên [cách viết kí hiệu] của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:

Trả lời:

a.\[\angle \;yMx\], đỉnh là M , cạnh của góc là My và Mx.

b. , đỉnh là E , cạnh của góc là DE và EF

\[\angle \;EDF\] , đỉnh là D , cạnh của góc là DE và DF

\[\angle \;DFE\], đỉnh là F , cạnh của góc là DF và FE.

Bài 8.26 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.

Trả lời:

Các góc bẹt tạo thành là : ∠ xAB ; ∠xBy.

Bài 8.27 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.

Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?

Trả lời:

Vạch số 8, 7, 6, 5, 4.

15 phút chỉ số 3 nên số 3 nằm trên kim phút. Do đó số 3 không nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giờ.

Bài 8.28 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho ba tia chung gốc Oa, Ob và Oc, trong đó không có hai tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?

Trả lời:

Góc aOb, cOb, cOa

Bài 8.29 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau:

Trả lời:

Các tia gốc A: AB, AH, AM, AC.

Các tia gốc M: MB, MA, MC

Góc có đỉnh A: \[\widehat {BAH},\widehat {BAM},\widehat {BAC},\widehat {HAM},\widehat {HAC},\widehat {MAC}\]

Các góc có đỉnh M: \[\widehat {BMA},\widehat {AMC},\widehat {BMC}\]

Bài 8.30 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng AB, BC ,CA.

Em hãy tô màu phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA.

Trả lời:

Phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA là phần tô màu nhạt. [Các điểm nằm trên các đoạn thẳng AB, AC, BC không thuộc phần trong của cả 3 góc trên].

Giaibaitap.me

Page 4

Bài 8.31 trang 64, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho các góc với số đo như dưới đây.

\[\widehat A = 63^\circ ;\widehat M = 135^\circ ;\]\[\widehat B = 91^\circ ;\widehat T = 179^\circ \]

Trong các góc đó, kể tên các góc nhọn, góc tù.

Trả lời:

Các góc nhọn là : \[\widehat A = 63^\circ \] vì 63

Chủ Đề