Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn de xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Nghị luận về một câu chuyện

Nghị luận về một câu chuyện là một trong những dạng bài văn hay, chiếm khoảng 3 - 4 điểm trong bài thi môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12. Nhiều em học sinh còn lúng túng, chưa biết cách triển khai khi làm bài nghị luận xã hội về một câu chuyện.

Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn mời các bạn cùng theo dõi cách làm bài văn nghị luận từ một câu chuyện kèm theo 97 đề nghị luận có đáp án kèm theo. Hi vọng thông qua tài liệu này các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, củng cố kiến thức để từ đó biết cách làm bài văn nghị luận ngày một hay hơn, tránh lan man, lạc đề.

1. Đối tượng.

Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học.

Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.

2. Mục đích chính của dạng đề nghị luận.

Dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học, nhưng tác phẩm văn học chỉ là ‚cái cớ‛ khởi đầu.

Mục đích chính là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống

Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà bàn luận, kiến giải. Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lý tuổi trẻ học đường hay không.

3. Đặc điểm.

Bài viết cho dạng đề này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:

Phần 1: Phân tích văn bản [hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện] để rút ra ý nghĩa vấn đề.

  • Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
  • Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc – hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.

Phần 2 [trọng tâm]: Nghị luận [phát biểu] về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học [câu chuyện]. Khi đã có vấn đề [đề tài, chủ đề] cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.

4. Tác dụng.

Giải quyết đề văn loại này, học sinh có cơ hội được bộc lộ năng lực do đọc – hiểu tác phẩm, những hiểu biết, những kiến thức về xã hội

II. Cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.

1. Mở bài.

  • Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cần bàn luận.
  • Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

2. Thân bài.

*Vài nét về tác giả và tác phẩm: Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị
luận.

*Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu:

  • Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học:
  • Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc –hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi:
  • Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
  • Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.

- Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu
những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:

  • Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây [cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học] có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.
  • Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội [về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng đời sống] để làm tốt phần này.
  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:

  • Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội [tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống] được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
  • Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
  • Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiểu, tránh hứa suông, hứa bão.

3. Kết bài.

  • Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
  • Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề

III. Nghị luận xã hội về một câu chuyện

Câu chuyện 1: Suy nghĩ của anh [chị] về câu chuyện sau:

Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể về cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm
ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé khoảng 4-5 tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, em bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Em ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, em chỉ trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”.

[Theo Phép màu nhiệm của đời– NXB Trẻ, 2005]

GỢI Ý

Giải thích ý nghĩa câu chuyện:

  • Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể câu chuyện về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ vì hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, em lại gần rồi leo lên lòng ông. Em ngồi rất lâu như thế chỉ để ông ấy khóc.
  • Hành động ngồi im thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của người khác. Phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 4 tuổi [chưa thể có những cử chỉ vỗ về, những lời động viên an ủi

Chủ Đề