Răng bị nhiễm tetra là gì

Nhiễm Tetra làm thay đổi màu sắc của men răng, khiến hàm răng không còn được sáng như ban đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị nhiễm tetra và bệnh lý này có thể trị được hoàn toàn không? 

1. Răng bị nhiễm tetra là gì? 

Tetra là thuốc kháng sinh thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, ví dụ như khuẩn chlamydia, mycoplasma, khuẩn tả…. Loại thuốc này phát huy hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh rất hiệu quả, song lại mang đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho răng nướu.

Thuốc tetra có thể làm biến đổi màu răng, làm giảm sản sinh men răng, ức chế sự phát triển của xương. Nếu dùng thuốc quá nhiều, sẽ khiến răng bị ố màu, ngả màu và đổi màu. Lúc này, răng bị tối màu từ bên trong mô răng. Do đó, vấn đề này nghiêm trọng hơn so với răng bị xỉn màu do ăn uống hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách. 

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc Tetra, hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetra quá nhiều. Hàm lượng các chất có trong loại thuốc này sẽ kết hợp với canxi trong xương, dẫn đến làm hỏng men răng.  

3. Triệu chứng

Lúc này màu răng sẽ chuyển sang vàng, nâu, xám tím, xám xanh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một, nhiều hoặc cả hàm răng. Lúc này hàm răng xuất hiện các mảng màu lốm đốm, không đều màu. 

Trong trường hợp nặng hơn, bề mặt răng sẽ bị rỗ, dễ vỡ mẻ làm răng mất đi hình dạng cấu trúc ban đầu. Ngoài ra, răng nướu cũng dễ bị ê buốt hơn. 

4. Những ai có tỉ lệ nhiễm Tetra cao? 

  • Phụ mang thai giai đoạn cuối thai kỳ: Thời điểm này nếu mẹ bầu dùng nhiều thuốc Tetra thì sẽ làm biến đổi màu răng. Ngoài ra, vấn đề răng nướu này cũng có thể di truyền sang con, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ răng bị nhiễm kháng sinh cao. 
  • Trẻ em dưới 8 tuổi: Thời điểm này răng trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, còn yếu và dễ bị tổn thương.

5. Cách điều trị

Tương tự như răng nhiễm màu fluor, tình trạng răng bị đổi màu tetra là răng bị tối màu từ bên trong mô răng. Do đó, những mẹo làm trắng răng tại nhà không mang lại hiệu quả. Lúc này, người bệnh đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám, xác định tình trạng răng và áp dụng các biện pháp nha khoa xử lý phù hợp. 

5.1. Răng nhiễm tetra có tẩy trắng được không?

Phương pháp tẩy trắng răng được chỉ định khi răng bị nhiễm màu nhẹ. Khi đó, nha sĩ sẽ sử dụng các thiết bị nha khoa kết hợp với thuốc tẩy trắng răng để tạo ra phản ứng oxy hóa, phản ứng này sẽ cắt đứt các chuỗi protein khiến răng bị xỉn màu.

Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng khi men răng vẫn còn chắc khỏe, chưa bị mài mòn và không mắc các bệnh lý răng miệng. Trong những trường hợp nhiễm màu nặng, thì cần áp dụng các biện pháp xử lý khác. 

5.2. Dán sứ Veneer 

Dán sứ Veneer là phương pháp dùng mặt sứ mỏng có kích thước từ 0,2 – 0,5mm để dán vào bên ngoài răng bằng keo dán chuyên dụng. Cách này giúp khắc phục hiệu quả răng bị đổi màu, mà không can thiệp làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng. 

Ngoài ra, do mặt sứ có kích thước mỏng nên không mang đến cảm giác vướng, nổi cộm hay khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khắc phục được tình trạng xỉn màu ở mặt ngoài của răng.

5.3. Bọc răng sứ 

Bọc răng sứ là giải pháp thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định để khắc phục tình trạng này. Bọc răng sứ sẽ bao bọc được cả thân răng, nhờ đó người bệnh sẽ sở hữu được hàm răng trắng và không còn lo lắng đến việc răng bị ê buốt, khó chịu. 

6. Những lưu ý sau khi áp dụng các biện pháp điều trị

Sau khi điều trị, bạn cần phải thực hiện theo những lời khuyên sau để bảo vệ răng nướu, đồng thời để tránh răng bị sậm màu trở lại.

  • Tránh thức ăn sẫm màu như trà, cà phê, rượu vang, nghệ, cà ri, nước sốt cà chua… đây là những thực phẩm dễ khiến răng bị nhiễm màu. 
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh, đồ chua… để tránh răng bị ê buốt nếu tẩy trắng răng. 
  • Tăng cường chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất để giúp răng nướu khỏe mạnh hơn. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa để chăm sóc răng nướu được tốt nhất. 
  • Chọn kem đánh răng có chứa thành phần giúp răng trắng như kem đánh răng Ngọc Châu trắng sáng. Sản phẩm có chứa các thành phần giúp cải thiện màu răng tự nhiên như vỏ quả cau, tinh chất cây Neem và muối tinh khiết. Ngoài ra, kem đánh răng Ngọc Châu còn có chứa nhiều dược liệu, giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe; đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng…. 

Bài viết trên của Dược liệu Ngọc Châu hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu bạn còn có những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy để lại tin nhắn dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn giải đáp. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Răng nhiễm Tetracycline sẽ khiến màu răng trở nên xấu xí trầm trọng, bên cạnh đó còn kéo theo nhiều bệnh lý khác. Cùng Nha Khoa Paris tìm hiểu cụ thể răng nhiễm Tetra là gì? Cách khắc phục và phòng tránh như thế nào tại đây

1. Răng nhiễm Tetracycline là gì?

Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị đổi màu từ trắng sang vàng, xanh, tím,… do sử dụng thuốc kháng sinh có tên thương mại là Sumycin

Tùy vào liều lượng, tần suất sử dụng thuốmà màu răng khi nhiễm Tetra cũng sẽ khác nhau. Thông thường, chỉ khi răng đã thực sự đổi màu thì bạn mới để ý và tìm cách khắc phục.

Tình trạng răng bị nhiễm tetracycline 

2. Những nguyên nhân khiến răng bị nhiễm Tetra

Ở người lớn, nguyên nhân chủ yếu khiến răng bị nhiễm tetracycline là do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, kháng khuẩn như Doxycycline, Minocycline,…

Ở trẻ em nguyên nhân có thể do lây nhiễm trong quá trình mang thai từ người mẹ. Hoặc nếu dùng thuốc có chứa thành phần này quá sớm [dưới 8 tháng tuổi] cũng rất dễ bị nhiễm.

3. Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm màu Tetracycline

Nhận biết răng bị nhiễm tetracycline cũng rất đơn giản và có thể quan sát bằng mắt thường. Màu răng sẽ có sự biến đổi thất thường, chuyển từ màu trắng tự nhiên sang màu vàng, xám,… chỉ trong 1 thời gian ngắn.

Sự thay đổi của màu răng có thể là với những dải màu khác nhau hoặc cả hàm răng. Thông thường, mọi người hay chủ quan cho tới khi răng đã đổi màu quá nhiều

Thậm chí, có trường hợp răng đã bị mòn thì mới để ý tới. Dưới đây là những cấp độ của tình trạng răng nhiễm Tetra.

Phân loại cấp độ răng nhiễm tetracycline Mô tả
Cấp độ 1Răng xuất hiện những ô vàng nhạt màu, phân bố không đồng đều và chủ yếu là nhiễm màu ở răng cửa.
Cấp độ 2Màu răng bị nhiễm nặng hơn từ màu vàng đậm đến màu nâu hoặc màu xám và không có dải. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều vị trí răng khác nhau.
Cấp độ 3Răng xuất hiện các màu nâu xẫm, xám đen, tím xanh và có dải màu rõ rệt.
Cấp độ 4Răng bị biến đổi màu cực mạnh, men răng có thể mòn và dải màu rõ rệt hơn. Trường hợp này thì không thể dùng biện pháp tẩy trắng để cải thiện màu răng.

4. Răng bị nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?

Xét về góc độ chuyên môn thì tẩy trắng răng có thể áp dụng được cho trường hợp răng bị nhiễm tetracycline cũng như các trường hợp khiến răng bị đổi màu khác như hút thuốc, răng nhiễm Flour,….

Về góc độ chuyên môn, răng bị nhiễm Tetra vẫn có thể tẩy trắng được trong các trường hợp sau đây:

  • Chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ, răng bị đổi màu chưa quá nặng.
  • Răng bị nhiễm ở mặt ngoài, thuốc chưa ngấm sâu vào bên trong răng.
  • Không áp dụng cho trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline do yếu tố nội sinh [nhiễm từ bên trong]

Các công nghệ tẩy trắng ứng dụng tia Laser sẽ đánh bật vết bẩn ở ngoài bề mặt răng nhanh chóng.

Do vậy, bạn sẽ nhanh chóng tẩy trắng răng bị nhiễm Tetra đơn giản và an toàn nhất. Còn trong trường hợp nhiễm nặng thì sẽ cần tới các biện pháp mạnh hơn.

ĐỌC THÊM:Răng vàng khè làm sao để trắng sáng tự nhiên

5. Cách điều trị răng bị nhiễm Tetracycline như thế nào?

Đối với trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nặng, bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn phương pháp thẩm mỹ dán sứ Veneer, bọc sứ,… để thay thế màu răng bên ngoài.

5.1 Dán răng sứ Veneer

Mặt dán sứ là một lớp sứ mỏng được tạo hình tương tự như mặt trước của răng thật. Mỗi mặt dán sẽ có hình thể tương đồng với mỗi răng ở một vị trí nào đó.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách điều trị răng nhiễm màu Tetra bằng Veneer này là cần mài bớt một lớp men răng bên ngoài. Ngoài ra, chi phí cho phương pháp này cũng đắt hơn việc tẩy trắng răng.

Do vậy, bạn có thể tham khảo thêm chính sách làm răng sứ trả góp thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác của Nha Khoa Paris

Dán sứ Veneer để khắc phục tình trạng răng đổi màu do bị nhiễm Tetracycline 

5.2 Bọc răng sứ thẩm mỹ

Bọc răng sứ được đánh giá là giải pháp khắc phục răng nhiễm Tetracycline nặng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, răng thật sẽ cần mài một lượng lớn, sau đó sẽ chụp mão răng giả lên trên.

Bên cạnh việc khôi phục thẩm mỹ thì độ bền của răng giả cũng cao hơn nhiều lần so với răng thật.

Đặc biệt hơn khi bạn sử dụng công nghệ bọc răng sứ Nano 5S tại Nha Khoa Paris sẽ nhận được những lợi ích vượt trội như sau:

  • Thân răng sứ có kích thước đúng chuẩn, phù hợp tỷ lệ và kích thước với các răng thật kế cận.
  • Màu răng sứ được lựa chọn phù hợp, tính toán sao cho phù hợp với màu của các răng thật. Đảm bảo sự tự nhiên của cả hàm răng
  • Công nghệ chế tạo răng sứ đặc biệt giúp răng giả có khả năng chịu được lực nén lớn, đảm bảo ăn nhai vô cùng thoải mái
  • Công nghệ ngăn ngừa mảng bám, chống ăn mòn, chống đổi màu,.. độc quyền.
  • Hệ thống lab chế tạo, máy gia công hiện đại hỗ trợ rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi cho khách hàng

5.3 Cách phòng tránh răng nhiễm màu Tetracycline

Để hạn chế và phòng tránh tình trạng răng nhiễm màu Tetra, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

  • Giảm thiểu tối đa việc sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline
  • Chài răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Thực hiện lấy cao răng 6 tháng 1 lần.
  • Nên đứng quan sát màu răng và chụp ảnh lại, nếu thấy sự thay đổi nhiều thì nên tới gặp bác sĩ.

Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng răng bị nhiễm tetracycline

Nếu bạn đang bị răng nhiễm màu Tetracyline và muốn hỗ trợ điều trị thì có thể lựa chọn 1 trong các giải pháp trên đây.

Video liên quan

Chủ Đề