Tài khoản thẻ atm bị khóa phải làm sao

Nhiều người dùng hiện nay không nắm rõ những trường hợp bị khóa thẻ ATM và lúng túng không biết giải quyết thế nào cho hợp lý. Vậy đâu sẽ là hướng giải quyết phù hợp cho bạn khi thẻ ATM bị khóa?

Thẻ ATM là một trong những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Với thẻ ATM trong tay, bạn dễ dàng thanh toán các giao dịch phát sinh chỉ trong vài thao tác.

Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, thẻ ATM bất chợt bị khóa khiến chủ thẻ lúng túng và không biết cách giải quyết thế nào cho hợp lý. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thẻ ATM bị khóa và hướng giải quyết cụ thể như thế nào? Có khá nhiều lý do khiến thẻ ATM đang sử dụng bỗng nhiên bị khóa và đây là các nguyên nhân phổ biến:

Khóa do quá hạn

Thẻ ATM nội địa thì thẻ được ngân hàng phát hành chỉ có thời hạn sử dụng trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm. Thời hạn sử dụng này thường được in trực tiếp trên thẻ nếu có. Vì thế nếu mở thẻ ATM tại các ngân hàng có thời hạn sử dụng thì bạn nên chú ý đến điều này để đổi thẻ mới khi gần đến hạn, tránh tình trạng thẻ bị khóa.

Thẻ quá hạn sử dụng sẽ bị khóa

Thẻ ATM không sử dụng trong thời gian dài

Đây là nguyên nhân thứ 2 làm cho thẻ ATM bị khóa. Phần lớn thẻ của các ngân hàng hiện nay, nếu không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh với thẻ trong vòng 1 năm thì sẽ tự động bị khóa toàn bộ chức năng. Khi mở thẻ, giao dịch viên sẽ thông báo cho bạn biết về điều này.

Nhập sai mã PIN nhiều lần

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến thẻ ATM bị khóa hiện nay. Số lần được nhập sai mã PIN tối đa là 2 lần với phần lớn các ngân hàng hiện nay. Nếu đến lần thứ 3 vẫn tiếp tục nhập sai mã PIN thì thẻ sẽ tự động bị khóa để đảm bảo số tiền trong thẻ, phòng tránh trường hợp kẻ xấu sử dụng.

Do đó, bạn nên tự bảo vệ mã PIN của mình, tránh không cho người khác thấy hoặc biết khi rút tiền tại máy ATM để hạn chế rủi ro này xảy ra. Trong trường hợp thẻ ATM bị khóa do nhập mã PIN sai hay các lỗi về thẻ ATM bạn có thể tham khảo thông tin về cách khắc phục khi gặp sự cố với thẻ ATM để mở lại thẻ nhanh nhất.

Dùng máy ATM không có liên kết ngân hàng

Mặc dù phần lớn các ngân hàng hiện nay đều liên kết với nhau để mang đến sự tiện lợi cho khách hàng nhưng trước đó thì việc thực hiện giao dịch tại máy ATM khác hệ thống và không có liên kết cũng làm cho thẻ bị khóa.

Thẻ ATM bị lỗi

Trong quá trình sử dụng nhưng không bảo quản thẻ ATM tốt, khiến cho dải băng từ bị lỗi làm cho máy ATM không nhận dạng được thông tin về thẻ cũng là nguyên nhân thẻ bị khóa

Một số lý do khách quan

Vẫn có nhiều trường hợp thẻ bị khóa là do lỗi hệ thống ngân hàng hoặc máy ATM xác định sai thông tin giao dịch. Do vậy bạn có thể thuộc lòng 6 lỗi thẻ ATM thường gặp giúp bạn xử lý một cách kịp thời.

Làm sao biết thẻ ATM bị khóa?

Để biết thẻ ATM có bị khóa hay không thì bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Cách 1: Mang thẻ tới trực tiếp phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của thẻ ATM. 

Cách 2: Vào mục "thẻ" trong Mobile banking hoặc Internet banking, chọn đúng số thẻ muốn kiểm tra, hệ thống sẽ báo là thẻ đang hoạt động hay đã bị khóa.

 

Cách 3: Đưa thẻ vào máy ATM hoặc máy POS và thực hiện giao dịch. Nếu thẻ bị khóa sẽ không thể thực hiện thanh toán, chuyển khoản hay rút tiền được.

Cách xử lý hiệu quả khi thẻ ATM bị khóa

Trong trường hợp thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN 3 lần thì bạn cần phải đợi ít nhất 1 ngày thì mới có thể tiếp tục sử dụng với mã PIN cũ. Tuy nhiên nếu vẫn không chắc chắn về mã PIN cũ thì bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xin cấp lại mã PIN.

Bạn cần liên hệ ngân hàng để xin cấp lại mã PIN

Với các trường hợp khác thì bạn nên đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu mở lại thẻ. Lúc này bạn cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Hộ khẩu còn hiệu lực, đồng thời cung cấp chính xác chữ ký như khi tiến hành đăng ký mở thẻ thì thủ tục mở thẻ tín dụng mới được giải quyết nhanh chóng.

Tùy vào từng trường hợp yêu cầu mở lại thẻ mà sẽ có thời gian chờ xử lý khác nhau. Thế nhưng trong phần lớn trường hợp, nếu cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu cùng chữ ký trùng khớp thì thời gian xử lý chỉ trong vòng 20 – 30 phút.

Những trường hợp bị khóa thẻ ATM phổ biến hiện nay là do nhập sai mã PIN nhiều lần, thẻ quá lâu không sử dụng hoặc hư hỏng khiến hệ thống không thể nhận dạng. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện theo các phương pháp xử lý kể trên để tiếp tục sử dụng lại thẻ ATM.

Những lưu ý để thẻ ATM của bạn không bị khóa

Để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ ATM cũng như để thẻ ATM không bị khóa, trong quá trình sử dụng, khách hàng nên lưu ý những điều sau:

  • Bảo mật tuyệt đối mã PIN của mình, không để người khác thấy hoặc biết mã thẻ ATM của mình. Nhất là khi đang giao dịch tại cây ATM.
  • Trong trường hợp bị mất cắp, thất lạc thẻ, khách hàng báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và thu hồi nếu xuất hiện giao dịch tại các cây ATM.
  • Thẻ của quý khách sẽ bị ATM thu giữ nếu không nhận lại thẻ sau 30 giây kể từ khi máy trả thẻ hoặc thẻ đang báo mất. Vì vậy, nhận lại thẻ ngay sau khi thực hiện xong giao dịch.
  • Chỉ sử dụng thẻ ATM tại các cây ATM của ngân hàng mình hoặc các cây ATM của ngân hàng liên kết.

Trên đây là thông tin chi tiết về bài viết những trường hợp bị khóa thẻ ATM thường gặp và cách xử lý hiệu quả nhất, hy vọng đã mang tới những thông tin hữu ích cho khách hàng tham khảo. Để tránh bị khóa thẻ bạn nên hạn chế và chú ý những nguyên nhân khiến thẻ ngân hàng của mình bị khóa nhằm không bị gián đoạn giao dịch khi sử dụng thẻ ngân hàng.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay

Thẻ tín dụng ATM ngân hàng là một phương tiện phổ biến giúp cho chúng ta thanh toán, trả tiền dễ dàng, gửi tiền và rút tiền tại bất cứ  cây ATM nào. Nhiều trường hợp bạn bị cậy ATM nuốt mất thẻ, quên mật khẩu khi nhập sai quá ba lần dẫn đến bị khóa., thẻ ATM không sử dụng trong một thời gian dài, thẻ ATM đã quá hạn…

Trong những trường hợp bị khóa thẻ ATM hay bị kẹt thẻ, thẻ atm bị khóa phải làm sao, bạn chưa biết dùng cách gì để mở lại thẻ atm bị khóa? Đừng lo sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách mở khóa thẻ tín dụng ATM đơn giản nhanh chóng nhất khi bị khóa nhé!

Mở thẻ ATM bị khóa đơn giản

Trong mọi trường thẻ tín dụng đã bị khóa  hoặc bị nuốt vào cây ATM bạn chỉ cần mang chứng minh thư nhân dân đến các điểm giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ tư vấn và thủ tục mở lại tài khoản, sau đó nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn mở lại tài khoản, hướng dẫn bạn làm thủ tục lấy lại thẻ ATM nhanh chóng nhất có thể.

Những việc cần làm khi thẻ  bị kẹt trong cây ATM

Đầu tiên, khi thẻ bị kẹt lại trong cây ATM bạn phải giữ bình tình, không được quá cuống.

Thứ hai, kiểm tra xem cây ATM có mấy máy quay không, chú ý các ngóc ngách kẻ gian rất dễ cài  camera để qua lén lấy trộm mã  Pin thẻ tín dụng ATM của bạn.

Thứ ba, xem kĩ và nhớ địa chỉ của cây ATM đó để báo lên ngân hàng.

Thứ tự, gọi điện lập tức cho Ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ khóa thẻ vì lý do kẹt thẻ và nhớ bảo họ khóa thẻ AMT lại đề phòng kẻ xấu và để được hướng dẫn các bước lấy lại thẻ ATM.

Thứ năm, nếu có ngân hàng mà bạn rút tiền gần đấy thì nên đến thẳng đấy, trình bày với họ là thẻ ATM của mình bị khóa , bạn sẽ được họ hướng dận tận tình cách mở lấy thẻ ATM khi bị nuốt.

Tùy từng ngân hàng mà thẻ của bạn được lấy ra nhanh hay chậm.

Các giấy tờ cần thiết phải mang theo khi đến ngân hàng để mở ATM bị khóa : giấy tờ tùy thân có ảnh nhận diện [Zairyu card hoặc bằng lái xe…] thẻ ngân hàng [thẻ ATM] đã bị khóa sổ ngân hàng [có thể không cần thiết, nhưng nên đem theo cho chắc chắn] con dấu [nếu khi mở tài khoản có dùng con dấu]

Bị mất thẻ thì làm thế nào?

Đối với thẻ tín dụng và các thẻ thông thường có tiền thì tốt nhất là các bạn ngay lập tức phải yêu cầu nhân viên ngân hàng của mình khóa thẻ lại, bởi vì nếu thẻ của bạn rơi vào tay những tay hacker giỏi thì bạn sẽ chẳng bao giờ lấy lại được tiền đâu.

Đối với thẻ thông thường và không có tiền, thì  các bạn cữ bình tĩnh đến ngân hàng mà làm lại thẻ.

Các cách mở thẻ bạn nên biết khi bị khóa thẻ

TH1: Tự ra ngân hàng mở thẻ

Hầu như ngân hàng nào cũng sử dụng cách này chủ yếu. Các ngân hàng nào cũng thế để cấp lại thẻ cách duy nhất là chính chủ mang chứng minh thư/thẻ căn cước ra CN/PGD của ngân hàng để yêu cầu cấp lại. Các bạn có thể liên hệ hotline của từng ngân hàng [ thường miễn phí cước gọi] để được tư vấn nhanh nhất.

TH2: Ủy thác cho người khác đi mở thẻ

Trong cuộc sống nhiều trường hợp bản thân chúng ta không thể tự mình thực hiện được công việc [ ở đây là mở khóa thẻ ATM] khi đó chúng ta có thể ủy quyền cho người khác thực hiện công việc thay cho chúng ta bằng hợp đồng ủy quyền. Người được ủy quyền thực hiện công việc mở khóa thẻ trong phạm vi,nội dung được ủy quyền ghi rõ trong giấy.

Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận tại điều 562 Bộ luật dân sự 2015: ” Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Yêu cầu mở khóa và cấp lại mật khẩu rút tiền [PIN] yêu cầu chủ thẻ phải đến trực tiếp ngân hàng. Tuy nhiên những trường hợp chủ thẻ đang ở nước ngoài hoặc vì một lí do nào đấy không thể tự ra mở thẻ, chủ sở hữu thẻ gọi về CN/PGD ngân hàng đã mở thẻ để được hướng dẫn thủ tục ủy quyền cho người thân ra ngân hàng mở khóa và cấp lại PIN.

TH3: Mở thẻ qua tin nhắn

Ngoài 2 trường hợp trên còn có một số ngân hàng cho phép bạn kích hoạt thẻ, khóa thẻ, mở khóa thẻ qua tín nhắn rất tiện lợi và nhanh chóng, điển hình như chủ thẻ thanh toán/ thẻ tín dụng Sacombank.

Ví dụ ngân hàng Sacombank

  1. Để kích hoạt thẻ: THE_KICHHOAT_4 số cuối của số thẻ
  2. Để khóa thẻ: THE_KHOA_4 số cuối của số thẻ
  3. Để mở khóa: THE_MOKHOA_4 số cuối của số thẻ
  4. rồi  gửi SMS đến số 8149 là xong.

Với mỗi tin nhắn như vậy các bạn có thể sẽ bị thu phí vài ngàn đồng sau đó bạn sẽ nhận được SMS phản hồi xử lý yêu cầu thành công/không thành công ngay lập tức từ ngân hàng.

TH4: Mở thẻ qua ứng dụng của ngân hàng

Mở thẻ qua ứng dụng ngân hàng thì mình biết mỗi Sacombank đang có Ứng dụng mCard để áp dụng cho thiết bị chạy iOS 9.2 hoặc Android 5.0 trở lên] để yêu cầu kích hoạt, khóa hoặc mở khóa thẻ.

Chú ý!

Có một số bạn hỏi mình cách mở khóa thẻ ATM thì các bạn nên nhận xét rõ, ghi rõ tên loại thẻ của bạn đang dùng và ngân hàng mà bạn làm thẻ để mình tiện tra cứu giúp các bạn mở thẻ 1 cách nhanh chóng nhất.

Một số lưu ý  để tránh thẻ atm bị khóa

  1. Nên ưu tiên sử dụng thẻ ATM tại các cây ATM của  ngân hàng mà bạn làm thẻ, có bị khóa thì cũng lấy ra nhanh hơn so với rút trái ngân hàng.
  2. Thẻ của bạn sẽ bị ATM thu giữ nếu không nhận lại thẻ sau 30 giây kể từ khi máy trả thẻ hoặc thẻ đang báo mất.
  3. Trong trường hợp bị thu giữ thẻ bạn hãy liên hệ với ngân hàng quản lý máy ATM mà bạn thực hiện giao dịch và bị thu giữ thẻ.
  4. Máy cũng sẽ tự động thu giữ lại tiền nếu sau 30 giây kể từ khi máy trả tiền mà bạn không nhận tiền.
  5. Không cho người khác mượn, sử dụng thẻ hoặc tiết lộ mã PIN của mình.
  6. Không để người khác thấy hoặc chụp được mã PIN của mình khi thực hiện giao dịch tại ATM/EDC/POS.

Mình hy vọng rằng với bài viết trên các bạn sẽ đối phó với các trường hợp thẻ tín dụng ATM không may bị khóa một cách tốt nhất, nếu làm lại thẻ các bạn có thể làm thẻ tín dụng trả góp mới hoặc thẻ tín dụng hoàn tiền để có những ưu đãi , chính sách tốt nhất đến từ ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề