Quy định về đổ đất thải xây dựng

Trên địa bàn Hà Nội hay các thành phố khác, tình trạng đổ trộm chất thải xây dựng vẫn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị, thu hẹp lòng đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vậy, những hành vi đổ trộm chất thải xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tình trạng đổ trộm phế thải, rác thải gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sức khỏe người dân. Thời gian qua, trên địa bàn ven các đô thị lớn, tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến khiến bộ mặt đô thị khá nhếch nhác.

Những bãi đất trống thường là nơi tập kết rác thải bừa bãi

Ví như tại Hà Nội, dọc theo tuyến đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long luôn có những bãi đổ phế thải xây dựng chất thành đống không biết từ lúc nào hay ở đâu mà có. Chỉ hơn một km trên đoạn sông Đáy chảy qua xã Song Phương [huyện Hoài Đức], nhưng có tới vài bãi phế thải đổ tràn lan ra cả diện tích ruộng canh tác của người dân địa phương. Chỉ sau một đêm, những đống vật liệu xây dựng, bao tải phế thải lại xuất hiện tại một trong những tuyến đường được xem là đẹp nhất Thủ đô.

Có thể thấy, tình trạng đổ phế thải xây dựng, rác thải, chất thải sinh hoạt bừa bãi không chỉ diễn ra ở các khu vực vùng ven, ngoại thành mà ngay tại trung tâm thành phố, nơi có những mặt bằng quy hoạch dang dở, những bãi đất trống trong các khu dân cư, các tuyến đường không có nhà dân hoặc ngay tại chân cầu… cũng là điểm tập kết của phế thải xây dựng. Dẫu vậy, việc bắt gặp các đối tượng đổ trộm và xử lý các trường hợp vi phạm rất khó khăn vì các trường hợp vi phạm thường thực hiện hành vi vào ban đêm.

Vậy, pháp luật  xử lý như thế nào đối với hành vi đổ trộm chất thải xây dựng?

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có đưa chất thải rắn từ hoạt động xây dựng vào nhóm chất thải đặc thù. Song dựa trên các quy định tại Nghị định này cũng không thể kết luận chất thải rắn hoạt động xây dựng không phải là chất thải công nghiệp thông thường bởi tại Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP có đề cập:

"2. Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
...

4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường."

Theo quan điểm của Luật sư thì chất thải thải rắn xây dựng vẫn đáp ứng tiêu chí của chất thải rắn công nghiệp thông thường. Nhóm chất thải đặc thù ở đây được hiểu là đặc thù trong một số lĩnh vực ví dụ y tế, xây dựng,...

Do vậy, đối với hành vi đổ trộm chất thải xây dựng ra môi trường vẫn bị xử phạt theo Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền vẫn áp dụng  Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP để tiến hành xử phạt đối với các hành vi vi phạm này, 

Trước tình trạng nhức nhối này, cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm đối với hành vi đổ trộm rác thải, chất thải để bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường. Đồng thời, cần tăng các chế tài đối với hành vi đổ trộm chất thải, rác thải ra môi trường nhằm răn đe, phòng ngừa các trường hợp sai phạm.

Nguồn

Skip to content

Trang chủ / tin tức / Đổ đất thải không đúng nơi quy định bị xử phạt thế nào?

Rác thải từ công trình xây dựng nếu không được xử lý đúng quy định pháp luật sẽ gây ra những nguy hại khó lường cho môi trường. Trong bài viết sau, VLXD Hiệp Hà sẽ chia sẻ đến bạn những vấn đề về mức phạt khi đổ đất thải không đúng nơi quy định. Đừng bỏ lỡ nhé!

Quy định về xử phạt hành vi đổ đất thải bừa bãi

Căn cứ theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường sẽ có những mức xử phạt như sau:

  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp dưới 1.000 kg sẽ nhận mức phạt: 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 1.000 kg đến 2.000 kg sẽ nhận mức phạt: 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ  2.000 kg đến 3.000 kg sẽ nhận mức phạt: 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 3.000 kg đến 4.000 sẽ nhận mức phạt: 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 4.000 kg đến 5.000 kg sẽ nhận mức phạt: 20.000.000 đồng – 25.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 5.000 kg đến 10.000 kg sẽ nhận mức phạt: 25.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 10.000 kg đến 20.000 kg sẽ nhận mức phạt: 30.000.000 đồng – 35.000.000 đồng. 
Hình 1: Đổ đất thải không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt khoản tiền tùy vào trọng lượng chất thải nhiều hay ít
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 20.000 kg đến 30.000 kg sẽ nhận mức phạt: 35.000.000 đồng – 40.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 30.000 kg đến 40.000 kg sẽ nhận mức phạt: 40.000.000 đồng – 50.000.000. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 40.000 kg đến 60.000 kg sẽ nhận mức phạt: 50.000.000 đồng – 100.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg sẽ nhận mức phạt: 100.000.000 đồng – 150.000.000 đồng. 
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 80.000 kg đến 100.000 kg sẽ nhận mức phạt: 150.000.000 đồng – 200.000.000 đồng.
  • Thực hiện các hoạt động chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, hoặc chất thải rắn công nghiệp trong khoảng từ 100.000 kg trở lên sẽ nhận mức phạt: 200.000.000 đồng – 250.000.000 đồng. 

Hình thức xử phạt bổ sung về đổ đất thải không đúng nơi quy định

Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý đến các hình thức xử phạt bổ sung dưới đây:

  • Xử phạt các trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 7, điểm g khoản 8, các khoản 9, 10 và 11 Điều này bằng cách: Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng. 
  • Xử phạt các trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9, 10 và 11 Điều này bằng cách: Tịch thu tang vật hoặc phương tiện được xác định là vi phạm hành chính.
Hình 2: Trong trường hợp đổ đất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc tích thu tài sản

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về những hình thức và mức xử phạt khi đổ đất thải không đúng nơi quy định. Từ đó giúp các bạn lưu ý hơn để không vi phạm quy định của Pháp luật nhé!

Video liên quan

Chủ Đề