Xử lý vi phạm hợp đồng xây dựng

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Xử phạt chậm tiến độ hợp đồng xây dựng? [Mới nhất 2022]. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

  • Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2014;
  • Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005;
  • Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Thứ nhất về nghị định 37/2015NĐ-CP Về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng , bạn cần chú ý cả về phạm vi điều chỉnh quy đinh tại Điều 1 của Nghị Định này.

“1. Nghị định này quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng [sau đây viết tắt là hợp đồng xây dựng] thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các quy định tại Nghị định này.

3. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [gọi tắt là ODA], nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.” 

Điều 41 nghị định 37/2015NĐ-CP Về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

“1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi cụ thể trong hợp đồng; mức thưởng, phạt do các bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra  Khoản 1 Khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2015, và Điều 301 Luật Thương Mại 2005 quy định như sau:

“Điều 146. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng

1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng.

2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba [nếu có] theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

“Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Như vậy có 3 trường hợp như sau:
1.  Đối với dự án sử dụng 30% nguồn vốn nhà nước trở lên thì việc phạt vi phạm  hợp đồng phải đc ghi rõ trong hợp đồng và không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

2. Đối với dự án sử dụng từ trên 0% đến dưới 30% nguồn vốn nhà nước thì việc phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi rõ trong hợp đồng và khoogn quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm

3. Đối với dự án không sử dụng nguồn vốn Nhà Nước thì việc phạt vi phạm hợp đồn phải được ghi rõ trong hợp đồng và không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng, đồng thời việc phạt vi phạm được giải quyết bằng việc nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận, theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phạt chịu phạt vi phạm. Như vậy, phạt vi phạm được đưa ra do sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, hướng đến đảm bảo lợi ích của các bên khi có sự vi phạm nghĩa vụ.

Như vậy có 03 [ba] trường hợp như sau:

[i] Đối với dự án sử dụng 30% nguồn vốn nhà nước trở lên thì việc phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi rõ trong hợp đồng và không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

[ii] Đối với dự án sử dụng từ trên 0% đến dưới 30% nguồn vốn nhà nước thì việc phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi rõ trong hợp đồng và không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm

[iii] Đối với dự án không sử dụng nguồn vốn Nhà Nước thì việc phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi rõ trong hợp đồng và không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Chậm tiến độ trong hợp đồng thương mại là một điều khoản của các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Để xác định đâu là một hợp đồng thương mại thuộc sự điều chỉnh pháp lý của pháp luật thương mại hiện hành là Luật Thương mại năm 2005 thì cần căn cứ vào hoạt động thương mại của các bên tham gia hợp đồng. Theo đó, hợp đồng thương mại thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn hiện hành liên quan thì cần đáp ứng hoạt động là nhằm mục đích sinh lời gồm nhiều hoạt động khác nhau.

Quy định của Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh về điều khoản phạt trong hợp đồng thương mại có một con số với mức lãi suất cụ thể là không quá 08% [quy định tại Điều 301] phần giá trị nghĩa vụ vi phạm trong hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận thì mức áp dụng phạt vi phạm nghĩa vụ là không được quá 08%.

Nếu hết thời hạn giao hàng thì bên bán sẽ bị xem là đã vi phạm hợp đồng và bên mua có quyền từ chối việc nhận hàng, thanh toán. Theo đó, hợp đồng không thể được tiếp tục thực hiện trên thực tế nếu không có sự thỏa thuận khác từ hai bên. Các hướng giải quyết cho bên mua khi có tranh chấp hợp đồng vi phạm thời hạn giao hàng:

  • Buộc thực hiện đúng theo hợp đồng [Điều 297 Luật thương mại 2005].
  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng [Điều 311 Luật thương mại 2005].
  • Hủy bỏ hợp đồng theo Điều 312, 313 Luật thương mại 2005.
  • Gặp gỡ, đàm phán với bên vi phạm để nắm được tình hình nhằm kịp thời thực hiện chế tài phạt hợp đồng.
  • Tư vấn, soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về phạt hợp đồng nói riêng đúng với quy định pháp luật.
  • Nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp do phạt hợp đồng.
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Xử phạt chậm tiến độ hợp đồng xây dựng? [Mới nhất 2022]. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về hợp đồng xây dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail:

Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Xử phạt chậm tiến độ hợp đồng xây dựng? [Mới nhất 2022]. Trân trọng cảm ơn !

#phạt chậm tiến độ hợp đồng xây dựng

Theo phản ánh của Công ty CP Tự động hóa Tân Phát, Luật Xây dựng 2014 quy định: Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba [nếu có] theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

Công ty CP Tự động hóa Tân Phát hiểu rằng chỉ trong trường hợp công trình xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước, mức phạt hợp đồng mới không được quá 12%. Còn đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách thì các bên tự do thỏa thuận mức phạt [kể cả cao hơn 12%].

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Tự động hóa Tân Phát hỏi, Công ty hiểu như vậy có đúng không? Nếu không, thì phải hiểu như thế nào?

Trong trường hợp công trình không sử dụng vốn ngân sách, nếu các bên vẫn không thỏa thuận mức phạt trong hợp đồng, thì khi tranh chấp xảy ra, sẽ áp dụng mức phạt 8% theo Luật Thương mại 2005 hay 12% như theo Luật Xây dựng 2014?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Quy định về thưởng, phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, việc thưởng, phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt do vi phạm hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba [nếu có] theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

Trường hợp các bên không thỏa thuận mức phạt trong hợp đồng, nếu hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng thì áp dụng các quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Theo Khoản 6, Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện [Luật Thương mại, Luật Dân sự...].

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề