Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn học sinh với cái trống với ngôi trường thế nào

Bài thơ là lời của ai? Đọc khổ thơ và khoanh vào từ xưng hô của bạn nhỏ với trống trường. Gạch dưới điều bạn nhỏ muốn hỏi trống trường. Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn học sinh với cái trống, với ngôi trường như nào? Xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật "trống" vào ô thích hợp. Viết các từ ngữ nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới, nói về hoạt động của em trong năm học mới.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Phần II
  • Câu 2

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Cánh diều - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 6

Soạn bài Cái trống trường em sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, trả lời các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe trang 48, 49, 50 SGK Tiếng Việt 2 tập 1.

Nhờ đó, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài 11: Cái trống trường em để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, cũng như hoàn thành các bài tập được giao ở nhà. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài Cái trống trường em. Chi tiết nội dung mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Soạn bài Cái trống trường em Kết nối tri thức với cuộc sống

Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết điều gì?

Gợi ý trả lời:

Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, giờ ra về.

Trả lời câu hỏi

1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

3. Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ trò chuyện với trống trường như người bạn?

4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Bạn học sinh kể về trống trường nghỉ ngơi 3 tháng hè các bạn học sinh đi vắng chỉ còn trống với tiếng ve.

2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

3. Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn nhỏ trò chuyện với trống trường như người bạn.

4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường thân thiết như người bạn.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Những từ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

ngẫm nghĩ     mừng vui        buồn           đi vắng

2. Nói và đáp

a] Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường.

b] Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè.

Gợi ý trả lời:

1. Những từ nói về trống trường như nói về con người: ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn

2.

a] Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường: Tạm biệt trống trường chúng tớ tạm xa cậu vài tháng nhé!

b] Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè: Hẹn gặp lại cậu sau kì nghỉ hè. Chúc cậu có một mùa hè vui vẻ!

Soạn bài phần Viết - Bài 11: Cái trống trường em

Câu 1

Viết chữ hoa: Đ

Trả lời:

Cách viết: Viết chữ Đ hoa theo cách giống như chữ viết hoa D có thêm nét lượn ngang ở đường kẻ ngang 3.

Câu 2

Viết ứng dụng: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Trả lời:

  • Viết chữ hoa Đ đầu câu.
  • Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ i cách nét cong chữ cái hoa Đ là 1,2 li.
  • Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Đ, chữ g, h, k cao 2,5 li [chữ g 1,5 li dưới đường kẻ ngang], chữ cái đ cao 2 li; chữ cái s cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li.
  • Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu hỏi đặt trên chữ cái ô, o, dấu huyền đặt trên chữ cái a.
  • Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết một chữ cái o.
  • Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái n của tiếng “khôn”.

Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 11: Cái trống trường em

Câu 1

Nói những điều em thích về ngôi trường của em.

G:

- Trường em tên là gì? Ở đâu?

- Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?

Gợi ý trả lời:

Trường em có vườn hoa rộng rãi trồng rất nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu. Sân trường trồng rất nhiều loài cây tỏa bóng mát cho chúng em ngồi ghế đá đọc sách, trò chuyện với nhau. Giờ ra chơi các bạn ùa ra sân chơi rất nhiều trò chơi khác nhau. Em rất thích đến trường vì ở trường rất vui.

Câu 2

Em muốn trường mình có những thay đổi gì?

Gợi ý trả lời:

Em muốn trường mình có thư viện rộng rãi hơn để chúng em có thể ngồi học nhóm thoải mái cùng nhau.

Soạn bài phần Vận dụng - Bài 11: Cái trống trường em

Nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi.

Trả lời:

Em muốn trường mình có thư viện rộng rãi hơn để chúng em có thể ngồi học nhóm thoải mái cùng nhau. Em muốn lớp học nhiều ánh sáng hơn, sân trường có nhiều cây hơn nữa và bữa ăn trưa có nhiều rau hơn.

Cập nhật: 11/10/2021

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc
Đọc đúng và chuẩn xác những tiêng, từ sau: “trống, trường, cũng, nghỉ, suốt, liền, ngẫm nghĩ, buồn, vắng, lặng, nghiêng, quá, vang”.

2. Hướng dẫn đọcĐây là bài thơ được sáng tác theo thể 4 tiếng, nhịp thơ đều đặn. Nhìn chung mỗi dòng là một nhịp. Ba khổ thơ đầu, giọng đọc thong thả, âm điệu trầm lắng, tình cảm, giông như một bạn học sinh đang kể, tả về cái trống của trường mình bộc lộ tình cảm thân thiết gắn bó với trông. Đoạn bốn, giọng đọc hồ hởi, phân khởi, thể hiện niềm vui của bạn học sinh khi gặp lại trông sau ba tháng nghỉ hè.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó- “ngẫm nghĩ”: suy nghĩ đi suy nghĩ lại một điều gì đó thật kĩ và sâu.- “lặng im”: không phát ra một tiếng động nào cả, im lặng.- “giá”: đồ dùng thường để treo, gác hay đỡ một vật gì đó.

- “tưng bừng”: ồn ào làm náo động cả chung quanh.

2. Tìm hiểu nội dung* Câu hỏi 1. Bạn học sinh xưng hô, trò chuyện như thế nào với cái trống trường?

- Gợi ý: Bạn học sinh xưng hô trò chuyện với trống rất... mật như với một người ................ thân thiết cụ thể qua các từ ngữ: “Buồn không...............”, “Bọn mình...................”

* Câu hỏi 2. Tìm những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trống.
- Gợi ý: Những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống, đó là: “nghỉ, ngẫm nghĩ, lặng......................., nghiêng, .................... quá, gọi .................. tưng bừng”.

* Câu hỏi 3. Bài thơ nói lên tình cảm gi của bạn học sinh với ngôi trường?
- Gợi ý: Bài thơ đã nói lên tình cảm... trường,... lớp,... bạn bè,... thầy cô, và tâm trạng hồ hởi, phấn khởi khi nghe tiếng... điểm nhịp vang lên báo hiệu năm học... đã đến.

Soạn bài Cái trống trường em, phần Tập đọc, ngắn 2

1. Bạn học sinh trò chuyện, xưng hô như thế nào với cái trống trường ?
Trả lời :
Bạn học sinh trò chuyện, xưng hô như với cái trống trường như người bạn thân : buồn không hả trống ? bọn mình.

2. Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống.
Trả lời :
Những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống là : nằm ngẫm nghĩ, buồn , lặng im, nghiêng đầu, mừng vui, gọi, giọng vang tưng bừng.

3. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh với ngôi trường ?
Trả lời : Bạn học sinh rất yêu trường lớp cùng mọi vật trong trường. Bạn rất vui khi năm học mới bắt đầu, bạn được gặp những người thân thiết.

Nội dung : Tình yêu của bạn nhỏ với trường lớp.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 2

- Soạn bài Cái trống trường em, phần Chính tả [Nghe - viết]
- Soạn bài Tập làm văn Trả lời câu hỏi, Đặt tên cho bài, Luyện tập về mục lục sách

Tham khảo soạn bài Tập đọc Cái trống trường em sẽ giúp các em có thêm những gợi ý hay để trả lời câu hỏi sách giáo khoa, qua đó hiểu được nội dung, ý nghĩa mà câu chuyện Cái trống trường em muốn truyền tải.

Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Sông Hương Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Sơn Tinh, Thủy Tinh câu 1-4 trang 60 SGK Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Tiếng đàn, Tập đọc Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Những quả đào Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Xem truyền hình câu 1-3 trang 103 sgk tập 2 Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Cây và hoa bên lăng Bác câu 1-3 trang 111 sgk tập 2

Video liên quan

Chủ Đề