Nhà ở đô thị là gì

Những tiêu chuẩn xây dựng, quy hoạch khắt khe cùng sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông... đã và đang giúp các khu đô thị dần thay da đổi thịt, thay đổi diện mạo Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Vậy thực tế, tiêu chí nào để xác định dự án khu đô thị hiện nay?

Hiện nay Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh và đang từng ngày thay đổi bộ mặt đô thị

Khái niệm "khu đô thị" tại Việt Nam xuất hiện cách đây khá lâu. Những năm 1990, nước ta có khoảng 500 khu đô thị và đến năm 2016, tăng lên 795 khu đô thị với tỉ lệ đô thị hóa đạt mức 35,2%. Hiện TP.HCM và Hà Nội được biết đến là hai thành phố lớn có tốc độ phát triển khu đô thị nhanh chóng đứng đầu cả nước.

Để xác định chính xác khái niệm đô thị, ta căn cứ Theo Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị tại quyết định số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009. Theo đó, đô thị được hiểu là khu vực có mật độ dân số cao, tập trung đông đảo dân cư và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một một địa phương, vùng lãnh thổ, quốc gia.

Nam Thăng Long là khu đô thị tiên phong trong việc tạo ra một cuộc sống đô thị mới tại Hà Nội

Tại Việt Nam, các điểm dân cư được gọi là khu đô thị cần phải hội tụ 4 đặc trưng gồm: Dân số tối thiểu từ 20.000 người, có tối thiểu 40% lượng lao động làm việc trong ngành kinh tế phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công công ở mức độ phù hợp, mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn tại các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận.

Theo nghị quyết về phân loại khu đô thị, có 5 tiêu chí để đánh giá đó có phải là khu đô thị gồm: 

1. Vị trí, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, vai trò - chức năng của đô thị

2. Mật độ dân số của khu vực

3. Quy mô dân số tại khu vực

4. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại khu vực

5. Trình độ phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị và cơ sở hạ tầng tại khu vực

Các tiêu chí để định nghĩa và xác định một khu đô thị

Theo quy định về quy hoạch xây dựng Việt Nam, khái niệm khu đô thị được xác định là khu vực xây dựng với một hay nhiều khu chức năng của đô thị và được giới hạn bởi các ranh giới có thể là tự nhiên, nhân tạo hoặc các đường hành chính đô thị.

Theo quy định tại Điều 2, Khoản 8, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, khái niệm dự án đầu tư phát triển đô thị được hiểu là dự án đầu tư xây dựng gồm một công trình hoặc tổ hợp công trình trong khu vực phát triển đô thị, tại đây đã được cấp có thẩm quyền quyết định và công bố về dự án. Theo đó, dự án đầu tư phát triển đô thị được chia thành 2 loại gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị và Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.

Tại Điều 3, Khoản 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định, khu đô thị mới chính là một khu vực được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong đô thị. Tại Điều 2, Khoản 9 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định, Khu đô thị mới “là dự án đầu tư xây dựng mới một KĐT trên khu đất được chuyển đổi từ đất khác thành đất được phép xây dựng đô thị”.

Khu đô thị Royal City là một khu đô thị phức hợp hoàn hảo và nổi tiếng tại Hà Nội

Hiện nay, quy mô về khu đô thị hay khu đô thị mới hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Mặt khác, quy mô khu đô thị hoàn toàn do chủ đầu tư xin trình duyệt và được cấp phép, diện tích có thể từ vài hecta đến hàng trăm hecta.

Tính đến năm 2021, tại Việt Nam đang có 862 đô thị. Trong số đó có thể kể đến các khu đô thị nổi tiếng như: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng; Khu đô thị Ciputra; Khu đô thị Manor Central Park, Khu đô thị Ecopark; Khu đô thị Royal City; Khu đô thị Vinhomes Times City; Khu đô thị Sunrise City; Khu đô thị Gamuda Gardens; Khu đô thị Vinhomse Central Park

Bên cạnh chức năng dân cư, các khu đô thị còn được tích hợp và đảm bảo các chức năng dịch vụ, thương mại - tài chính, giải trí, ẩm thực nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Những khu đô thị hiện đại, sang trọng mọc lên đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị Việt Nam, đáp ứng không nhỏ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trên đây là những thông tin về khu đô thị là gì cũng như các tiêu chí để định nghĩa và xác định một khu đô thị. Homedy hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên tìm kiếm, so sánh các dự án khu đô thị dễ dàng ngay tại website thông tin bat dong san homedy.com ngay hôm nay!

>> Thông tin được nhiều người quan tâm:

N. P

Theo Homedy Blog Thị trường

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ đất ở đô thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được đất ở đô thị là gì hay đất odt là gì, những quy định của Phát Luật khi sử dụng loại đất này ra sao. Trong bài viết dưới đây, Homedy sẽ phân tích chi tiết về loại đất này.

Khái niệm đất ở đô thị

Đất ở là gì?

Đất ở là nơi xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ cho đời sống, đất vườn, ao, gắn liều với nhà ở trong cùng một thửa đất nằm trong khu dân cư, kể cả trường hợp ao vườn gắn liền với nhà ở riêng lẻ và được công nhận là đất ở. 

Đất ở đô thị là gì? Quy định mới về đất ở đô thị 2020

Đất ở bao gồm: Đất ở nông thôn và đất ở đô thị

Đất ở đô thị là gì?

Đất ở đô thị hay đất odt là gì? Là khái niệm để chỉ đất ở khu vực đô thị. Khái niệm đất ở đô thị là gì đã được quy định rõ, cụ thể tại điều 144, Luật Đất đai 2013. Theo đó, đất ở đô thị là đất để xây dựng nhà ở, các công trình để phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân đô thị như: vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị. Đồng thời, phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất đất ở đô thị là gì:

  • Đất ở do cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng ở đô thị

  • Đất được sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ cuộc sống

  • Đất xây ao, vườn cùng trong thửa đất thuộc khu dân cư đô thị.

Khái niệm đất ở đô thị là gì

>>> XEM NGAY: Đất ở nông thôn là gì? Quy định mới cập nhật năm 2020 

 Một số quy định về đất ở đô thị

Bên cạnh khái niệm về đất ở đô thị là gì, Luật đất đai năm 2013 còn nêu chi tiết về các quy định sử dụng đất ở đô thị. Cụ thể trong điều 144 thuộc Bộ luật này đã nêu rõ các quy định.

Hạn mức giao đất tại đô thị

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị, căn cứ theo quỹ đất thực tế của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi các nhân, hộ gia đình tự xây dựng nhà ở tại đô thị.

Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở đô thị lẫn nông thôn đều phải phù hợp với điều kiện và tập quán sinh hoạt, sản xuất của địa phương.

Chuyển đất ở sang đất xây dựng sản xuất

Việc chuyển từ đất ở đô thị sang đất để xây dựng cơ sở kinh doanh, sản xuất cần phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phải tuân thủ nghiêm các quy định về trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường đô thị.

Tìm hiểu về các quy định đất ở đô thị

Luật đất đai 2013 đã quy định rõ về khái niệm đất ở đô thị là gì cũng như thời hạn sử dụng. Cụ thể tại điều 125 luật này, đây là loại đất có thời hạn sử dụng là ổn định, lâu dài. Trong các trường hợp sau thì cá nhân, hộ gia đình có thể sử dụng được đất lâu dài ổn định:

  • Đất ở do cá nhân và hộ gia đình sử dụng;

  • Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng được quy định tại Khoản 3, Điều 131 của Luật Đất đai 2013;

  • Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

  • Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng SX là rừng tự nhiên;

  • Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh;

  • Đất tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được quy định tại Điều 159 của Luật này;

  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại Khoản 1, Điều 147 thuộc Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được quy định tại Khoản 2, Điều 147, Luật Đất đai 2013;

  • Đất giao thông, thủy lợi, đất có danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

  • Đất nghĩa trang, nghĩa địa;

  • Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại Khoản 3, Điều 127 và Khoản 2, Điều 128 thuộc Luật Đất đai 2013.

Trên đây là giải thích về khái niệm đất ở đô thị là gì, đất odt là gì và những quy định xung quanh việc sử dụng đất ở đo thị. Mỗi người dân nên nắm rõ những kiến thức trên để biết được quyền lợi của mình, cũng như tránh các sai phạm trong việc sử dụng đất.

Truy cập BĐS Homedy để đón đọc thêm các bài viết liên quan đến quy định đất đai và cập nhật tin tức mới nhất về mua bán nhà đất trên toàn quốc.

Quỳnh Thư 

Theo Homedy Blog Tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề