Qua bài thơ em nhận thấy công việc của người lao công như thế nào

Tố Hữu là gương mặt thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng. Thơ ông lay động sâu sắc trong lòng người đọc. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho lối thơ đại chúng. Tố Hữu còn là một nhà chính trị.

Nhà thơ Tố Hữu. Ảnh internet

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành [1920 – 2002], sinh tại tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông sinh ra trong gia đình nho học, mẹ ông thuộc nhiều ca dao, tục ngữ; có lẽ vì vậy mà trong thơ Tố Hữu luôn có dáng dấp của ca dao tục ngữ. Tố Hữu sớm tham gia cách mạng, cũng như sử dụng tài năng nghệ thuật của mình để phục vụ cho cách mạng.

Sự nghiệp thơ ca của ông được nhiều người đánh giá cao. Có người coi ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”…

Tố Hữu có nhiều bài thơ nổi tiếng, được nhiều người biết đến, trong đó có bài Tiếng chổi tre:

Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè

Quét rác…

Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông

Quét rác…

Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác

Đêm qua.

Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối

Em nghe!

Bài thơ thể hiện sự cảm thương, nể phục của tác giả đối với chị lao công. Câu ngắn nhất của bài là hai từ, câu dài nhất là bốn từ. Bài thơ viết về khoảng thời gian hai mùa, mùa hè và mùa đông. Hai mùa này có thể được coi là hai mùa làm cho người lao công cực nhọc, vất vả hơn trong công việc.

Hình ảnh chị lao công hiện lên trong bài thơ Tiếng chổi tre thật đẹp. Ảnh internet

Mùa hè thì nóng nực. Mà công việc lao công thì phải luôn tay chân, đổ mồ hôi, do đó càng khó chịu hơn. Nếu như không yêu nghề, thì rất dễ bỏ nghề. Đêm hè, khi ve đã ngủ, chị lao công vẫn còn thức làm việc. Đêm hè, mọi sự đã im bặt, nhưng tiếng chổi tre vẫn còn xao xác.

Mùa đông thì lạnh buốt, lạnh thấu xương da, ai cũng muốn ngồi bên bếp lửa hơ tay, hay được trùm chăn kín đầu, ở trong căn nhà ấm áp mà gió lạnh không lùa vào được; nhưng với chị lao công thì phải làm việc ngoài đường, đó là chưa nói những ngày mưa dông, sấm chớp. Chị phải như sắt như đồng mà bài thơ miêu tả thì mới chịu được giá lạnh trong đêm đông.

Lao công, một công việc vất vả, khó nhọc. Người lao công ở phố, hàng ngày, hàng đêm phải có mặt trên những con đường xe cộ qua lại, khói bụi độc hại, vì vậy, chỉ có yêu nghề, chỉ có luôn ở trong tâm trạng muốn giữ sạch sẽ cho lề đường, hè phố, và lấy đó làm niềm vui, thì mới làm được công việc cực nhọc này.

Xã hội càng hiện đại, thì dường như công việc của người lao công càng vất vả hơn. Họ đối mặt với nhiều hiểm nguy, trong đó có vấn đề tai nạn giao thông. Và nhất là hàng ngày phải tiếp xúc với những túi rác, nhất là những túi rác bẩn, độc hại. Họ phải trực tiếp chạm vào, phải xử lý chúng đưa đến nơi chứa rác.

Bài thơ Tiếng chổi tre như là một bức hoạ bằng thơ vẽ lại hình ảnh và công việc của chị lao công, cũng như là những lời ngợi ca về nghề lao công. Và đến nay, có lẽ bài Tiếng chổi tre là bài thơ hay nhất khi viết về người lao công.

Với bài Tiếng chổi tre, Tố Hữu đã cho thấy tài nhiều giọng điệu, nhiều cách viết của mình. Ông để lại cho đời nhiều bài thơ giá trị, có những bài thơ như là niềm khích lệ tinh thần một thời cho nhân dân cả nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Tố Hữu được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

[*Loạt bài tôn vinh các cá nhân đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh]

Tuyển tập Bộ đề Những đêm hè khi ve ve đã ngủ Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Những đêm hè khi ve ve đã ngủ Đọc hiểu đầy đủ nhất.

Những đêm hè khi ve ve đã ngủ Đọc hiểu - Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

[1]

"Những đêm hè

Khi ve ve

Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me

Tiếng chổi tre

Đêm hè

Quét rác...

[2]

Những đêm đông

Khi cơn dông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác...

[3]

Sáng mai ra

Gánh hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đường rực nở

Hương bay xa

Thơm ngát

Đường ta

Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua

Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!"

[Tiếng chổi tre, 6/1960 -Thơ TốHữu, NXB Văn học, 2007]

1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Theo em, bài thơ nằm trong tập thơ nào của Tố Hữu? [0,5 điểm]

2.Tìm những phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ? [0,25 điểm]

3. Xác định biện pháp tu từ ở đoạn thơ thứ [2] và nêu giá trị biểu đạt của phép tu từ ấy. [0,25 điểm]

4.Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh chị lao công trong đoạn thơ:

"Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác..."

[Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng] [0,5 điểm]

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 5 đến 8:

"Phải nhớ công ơn của người đi trước. Tố Hữu đã dành riêng một bài thơ cho vấn đề này. Có người nói "Tiếng chổi tre" [1960] ca ngợi lao động bình thường. Ca ngợi tư thế hiên ngang của một người lao động bình thường. Nói như thế không sai nhưng có lẽ chưa nói lên được ý chính. Ta hãy thử đọc lại bài thơ. Tại sao đã một lần:

"Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua"

lại một lần:

"Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét"

và kết thúc bài thơ lại nhắc lại một lần nữa, tha thiết và nghiêm:

"Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!"

Ấy là vì tính em vốn hay quên. Đã hay quên công ơn người quét rác lại hay xả rác trên đường đi. Những "em" như thế, chúng ta biết, không hiếm lắm ở chung quanh ta và trên thế giới. Nhà thơ đã chọn đúng một thứ lao động khó nhọc, tối tăm. Anh muốn nhắc lại với tất cả những em gánh hàng hoa cái công ơn dọn đường của người đi trước mà hình ảnh hiện lên rất vĩ đại qua hình ảnh:

"Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác..."

"Tiếng chổi tre" đặt vấn đề một cách tập trung."

[Thơ TốHữu, tr 224, NXB Văn học, 2007]

5. Đoạn văn được dựng theo cấu trúc đoạn nào? Xác định câu nêu khái quát chủ đề của đoạn. [0,5 điểm]

6.Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn. [0,25 điểm]

7.Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận nào là chính? [0,25 điểm]

8.Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người viết thể hiện trong đoạn văn không? Hãy bày tỏ ý kiến của mình trong một đoạn ngắn khoảng 5 dòng? [0,5 điểm]

Lời giải

ĐỌC HIỂU

3,0

1Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

0.5

Bài thơ nằm trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
2Phương thức biểu đạt cơ bản của bài thơ là biểu cảm và tự sự

0.25

3

Biện pháp tu từ ở đoạn thơ và hiệu quả nghệ thuật:

- Đoạn thơ sử biện pháp so sánh tu từ

- Biện pháp so sánh tu từ đã làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ, cứng cỏi của chị lao công trong đêm đông.

0.25

4

- Viết đoạn văn khúc chiết rõ ràng, súc tích

- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp người lao động bình thường, vẻ đẹp của chị lao công

0.5

5Đoạn văn dựng theo cấu trúc Tổng - Phân - Hợp

0.25

Câu nêu khái quát chủ đề của đoạn là câu: "Phải nhớ công ơn của người đi trước."

0.25

6Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là phương thức nghị luận

0.25

7Thao tác lập luận chính được sử dụng là thao tác bình giảng

0.25

8

- Viết đoạn văn khúc chiết rõ ràng, súc tích

- Nội dung: thể hiện rõ quan điểm của bản thân [có thể đồng tình, có thể không đồng tình nhưng logic, hợp lí]

0.5

Những đêm hè khi ve ve đã ngủ Đọc hiểu - Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU [ 3 điểm]

Đọc đoạn thơ sau

"Những đêm hè

Khi ve ve

Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me

Tiếng chổi tre

Đêm hè

Quét rác...

Những đêm đông

Khi cơn dông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác...

1. Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên [ 1.0 điểm]

2. Tìm một phép so sánh và xác định kiểu so sánh có trong đoạn thơ trên[ 1.0 điểm]

3. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn [ từ 3-5 câu] trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chị lao công [ 1.0 điểm]

Lời giải

1. Nội dung:

-Chị lao công vất vả để giữ đường phố sạch đẹp. Chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn chị.

- Phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn những người lao công vệ sinh đường phố. Nghề nào cũng đẹp, cũng vinh quang, miễn là ích nước lợi dân, làm đẹp cuộc sống.
2.

Câu so sánh: "Chị lao công như sắt như đồng".

Kiểu so sánh: so sánh ngang bằng.

3.Nhân vật trong bài thơ là người nữ công nhân quét rác. Chị giữ gìn đường phố sạch đẹp một cách âm thầm trong đêm tối không mấy ai biết đến, nhưng chị đã góp phần làm đẹp thành phố, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Cuộc sống vất vả ấy được nhà thơ miêu tả qua tiếng chối tre quét rác trong những đem hè oi bức hay đêm đông giá rét, lúc mọi người đang ngủ sau một ngày học tập, lao động mệt nhọc. Mỗi người công nhân phụ trách một đoạn đường, họ lầm lũi làm việc.

Video liên quan

Chủ Đề