Profit and loss statement là gì năm 2024

thực chất được coi như một cuốn phim quay chậm phản ánh kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ. Nói cách khác, các “con số” thể hiện trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ chính là linh hồn của công ty trong suốt thời kỳ hoạt động, chúng là con số biết nói và trực tiếp phản ánh tình hình của doanh nghiệp một cách chính xác nhất, từ đó các nhà quản lý có thể đề xuất các hướng khác nhau để doanh nghiệp đi lên phát triển tốt hơn. Bởi vậy, việc hiểu và phân tích được bảng báo cáo kết quả kinh doanh là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi cá nhân hay tổ chức.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể và hướng dẫn cách phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết và hiệu quả nhất:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tiếng anh được gọi là PROFIT AND LOSS STATEMENT, viết tắt là P&L. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tiếng anh còn được biết đến với tên gọi khác là Income Statement.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.

\>>>Xem thêm:

Profit and Loss Statement Meaning, Importance, Types, and Examples

Kế toán trong kinh doanh

Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia hoạt động một doanh nghiệp thành 3 phần: hoạt động sản xuất kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), hoạt động về tài chính và hoạt động khác.

Profit and loss statement là gì năm 2024

Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phần 1: Hoạt động sản xuất kinh doanh chính:

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Doanh thu (thuần) bán hàng và cung cấp dịch vụ, Giá vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng.

Phần 2: Hoạt động tài chính:

– Hoạt động tài chính được thể hiện qua 2 chỉ tiêu, đó là: Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính.

– Doanh thu tài chính có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi nhận từ việc đầu tư, mua bán trái phiếu/cổ phiếu…

– Chi phí tài chính: Gồm có chi phí lãi vay, chi phí dự phòng các khoản đầu tư tài chính, lỗ từ đầu tư tài chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá…

\>Xem thêm:

Cơ cấu doanh thu trong doanh nghiệp

Cơ cấu chi phí trong doanh nghiệp

12 chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Phần 3: Hoạt động khác

Hoạt động phân tích báo cáo kết quả kinh doanh khác được thể hiện qua 2 chỉ tiêu là Thu nhập khác và Chi phí khác.

+ Thu nhập khác có nguồn từ: lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hoặc được bồi thường…

+ Chi phí khác có nguồn từ: lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường do vi phạm hợp đồng…

Hướng dẫn cách đọc và đánh giá các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Profit and loss statement là gì năm 2024

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cơ cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bước 1: Đọc thông tin các chỉ tiêu

Khi đọc bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán trình lên, nhà quản trị cần xem xét các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đầu tiên là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp để trả lời ngay câu hỏi kỳ này doanh nghiệp lãi/lỗ, số tiền là bao nhiêu.

Sau đó đến chỉ tiêu Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành để xem trong kỳ doanh nghiệp phát sinh bao nhiêu tiền thuế phải nộp trong trường hợp Giám đốc/Chủ doanh nghiệp đang xem Báo cáo kết quả hoạt động của công ty cuối năm.

Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Qua chỉ tiêu này, nhà quản trị sẽ biết được nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp theo, nhà quản trị xem tiếp các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí từ đó xác định lợi nhuận của từng hoạt động. Trong đó, chú trọng tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

(Lưu ý: Nhà quản trị nên nhìn lại chỉ tiêu kỳ báo cáo để chắc chắn mình đang xem báo cáo đúng kỳ mong muốn.)

Bước 2: Đánh giá các chỉ tiêu (xác định kết quả kinh doanh và đánh giá sơ bộ)

Nhà quản lý có thể đọc các chỉ tiêu và nắm được kết quả hoạt động kinh doanh theo 3 phần dựa trên kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức:

Kết quả hoạt động kinh doanh (lãi/lỗ) = Doanh thu – Chi phí

Cụ thể:

  • Xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính:

Lợi nhuận gộp về bán hàng = Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán.

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động SXKD chính mang về bao nhiêu tiền. Lợi nhuận gộp tăng có thể do doanh thu thuần tăng hoặc giá vốn hàng bán giảm.

Chi tiết hơn nữa, nhà quản trị có thể phân tích sâu hơn cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí để nhìn ra được nguyên nhân doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng chi phí ở đâu cao hơn dẫn đến tổng kết quả kinh doanh trong kỳ giảm.

Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được kế hoạch, định mức các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí thì số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên được so sánh với các số dự toán hoặc định mức để đánh giá kết quả công tác quản trị doanh thu, chi phí trong kỳ.

  • Xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Thông thường, với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ…không có phát sinh các hoạt động đầu tư, doanh thu hoạt động tài chính chỉ bao gồm lãi các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền cho cá nhân, tổ chức vay…

Tương tự, chi phí hoạt động tài chính thường chỉ bao gồm các chi phí về lãi vay, lỗ tỷ giá,…

  • Xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động khác

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các số liệu Báo cáo lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần khác thường nhỏ. Tuy nhiên với các doanh nghiệp vừa và lớn, giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần khác có thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kết quả kinh doanh doanh nghiệp.

Lúc này, nhà quản trị cần phải xem xét, đánh giá tỷ trọng từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận và có những phân tích, nhìn nhận, đánh giá chuyên sâu hơn. Lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp. Nếu tổng lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp cao, đạt hoặc vượt kế hoạch nhưng nguồn lợi nhuận lại không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà đến từ hoạt động đầu tư tài chính hoặc hoạt động khác thì đây cũng là một dấu hỏi doanh nghiệp cần tiếp tục giải đáp.

\>>Xem thêm:

Cơ cấu lợi nhuận

Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?

Hướng dẫn tối ưu phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Profit and loss statement là gì năm 2024

Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, ta thực hiện theo các bước sau:

Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta nên nhóm riêng từng mục doanh thu, chi phí để có thể dễ dàng theo dõi các biến động

  • Bước 1: Tách riêng doanh thu và chi phí để theo dõi biến động dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong tổng chi phí, và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.
  • Bước 3: Quan sát sự thay đổi, tăng giảm của các chỉ tiêu.

Lưu ý: đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cần so sánh số liệu của từng thời kỳ với nhau. Thông thường, so sánh số liệu kinh doanh của năm này so với năm trước; hoặc kỳ này năm nay so với cùng kỳ năm trước; hoặc so sánh doanh thu tháng này so với tháng trước.

Theo dõi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cho ta thấy doanh thu trong kỳ đạt bao nhiêu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp hiện đang cao hay thấp. Nếu các chỉ số trên tăng trưởng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, đi đúng hướng phát triển và khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai và ngược lại.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng giúp các nhà đầu tư theo dõi các khoản mục chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao, lãi tiền vay… Nếu các hạng mục này tăng lên thì có thể đánh giá hoạt động quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa tốt. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai cũng được thể hiện rõ trong báo cáo.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng của doanh nghiệp, thể hiện được khả năng tạo ra doanh thu, sinh lời mà mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, nó cũng giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Biên độ lợi nhuận gộp (Tỷ suất lợi nhuận gộp – Gross Margin)

\>>>Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì để tăng tỷ lệ lợi nhuận?

Đây là chỉ số cơ bản đầu tiên đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán.

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu

Một doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh lớn. Đồng thời có một bộ máy hiệu quả thì sẽ duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm liền. Lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể duy trì mức giá cao so với giá vốn. Bởi khi có lợi thế cạnh tranh, việc doanh nghiệp tăng giá sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu mua của khách hàng.

  • Nếu biên lợi nhuận gộp lớn hơn 30%, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn
  • Nếu biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, sự cạnh tranh đến từ đối thủ khác có thể bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Nếu biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 10%, khả năng cao doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh nào

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/lợi nhuận gộp

Đây là tỷ lệ cần nhất quán và ổn định. Nó giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khi quản lý chi phí tốt. Doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh nếu tỷ lệ này biến động cao qua nhiều năm.

  • Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%. Đây là một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt.
  • Nếu tỷ lệ này cao hơn 70%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh trong một ngành nghề rất cạnh tranh. Đồng thời gần như không có một lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt.
    \>>Xem thêm:

Giải pháp “vàng” giúp nhà quản trị quản lý chi phí hiệu quả

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D)

Đối với báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam thì không nên tách riêng khoản chi phí này. Tuy nhiên các doanh nghiệp tốt đều công bố chi phí này và tỷ lệ chi phí R&D/doanh thu.

Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ các bằng sáng chế, hoặc từ công nghệ mới đến một thời điểm nào đó nó sẽ bị sao chép. Vì vậy, sẽ lợi thế khi so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy những doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí R&D/doanh thu thấp tương đối và duy trì ổn định.

Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) x 100

Cần đánh giá xu hướng tỷ lệ này duy trình tăng trưởng ổn định, đồng nhất của doanh nghiệp qua nhiều năm.

  • Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu duy trì ở mức cao (trên 15%) trong nhiều năm, thì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ 1 lợi thế cạnh tranh dài hạn nào đó.
  • Nếu tỷ lệ này thấp hơn 10% thì khả năng cao doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong 1 ngành nghề có sự cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp (hoặc không có).

Phương pháp phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  • Phân tích theo chiều ngang: phản ánh biến động tăng giảm của từng khoản mục cuối năm so với đầu năm.
  • Phân tích theo chiều dọc: Các khoản mục sẽ được so sánh với doanh thu để xác định tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục.

Ý nghĩa của phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp nhà quản lý đưa ra dự báo về lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là việc mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Dù là doanh nghiệp nào thì tiền và lợi nhuận cũng là điều không thể thiếu nếu muốn duy trì hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn.

Điều này cho thấy được mối quan hệ trong kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững được cần có các mối quan hệ, các nguồn đầu tư để có thể đầu tư trang thiết bị sản xuất cho doanh nghiệp. Khi máy móc hiện đại, tình hình kinh doanh hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh. Và khi ấy mẫu báo cáo kết quả kinh doanh sẽ theo dõi các khoản lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp.

Ngoài 2 điều trên thì phân tích báo cáo kết quả kinh doanh còn là nền tảng cơ sở để chúng ta đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tạo ra được nhiều lợi nhuận đồng nghĩa rằng họ đã sử dụng các nguồn lực xã hội 1 cách cực kỳ hiệu quả.

\>>Xem thêm:

Báo cáo tài chính trong kinh doanh

Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng cân đối kế toán

Trên đây, TACA đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu hỗ trợ chủ doanh nghiệp nắm bắt thông tin chi tiết nhất và cách thức phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, để thực sự hiểu và tối ưu hóa trong việc biến những con số vô tri thành những con số biết nói nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý doanh nghiệp dịch vụ tư vấn kế toán.

Chi tiết dịch vụ của chúng tôi tại đây: Dịch vụ tư vấn kế toán

Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi nhất định sẽ mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.

Khái niệm P&L là gì?

P&L là từ viết tắt của Profit and Loss (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) là một báo cáo tài chính cung cấp cái nhìn tổng quan về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một công ty.

Báo cáo kết quả hoạt động tiếng Anh là gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tiếng anh còn được biết đến với tên gọi khác là Income Statement.

Lãi và lo PNL là gì?

PNL gọi tắt là báo cáo lãi lỗ, cho thấy chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh và các chi phí đã bỏ ra để duy trì hoạt động. Trong đó: PNL âm nghĩa là lợi nhuận ròng âm, doanh nghiệp đang lỗ. PNL dương nghĩ là lợi nhuận ròng dương, hoạt động kinh doanh đang có lãi.

PNL là gì?

PNL là viết tắt của Profit and Loss Statement, trong tiếng Việt là Báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là một loại báo cáo tài chính quan trọng, cung cấp thông tin về lãi và lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một quý hoặc một năm.