Prada là gì

Thương hiệu Prada khởi nguồn từ cửa hàng chuyên bán đồ da do Mario Prada và anh trai quản lý. Vào thời điểm đó, Mario tin rằng phụ nữ không thể kinh doanh nên không cho bất kỳ người phụ nữ nào trong gia đình tham gia. Tuy nhiên, vì con trai của ông không có tài kinh doanh nên công việc được con gái Luisa Prada quản lý suốt 20 năm. Năm 1978, nhà thiết kế Miuccia Prada - con gái riêng của Luisa - thay thế vị trí của mẹ và dẫn dắt công ty trở thành một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu tại Ý. Vào năm 1983, Prada mở cửa hàng thứ hai tại Milan, cửa hàng này được đặt trong khu Galleria Vittorio Emanuele II. Năm 1984, Prada ra mắt các mẫu túi chất liệu nylon có màu đen đặc trưng của hãng. Cùng năm đó, Prada mở rộng kinh doanh ra khắp châu Âu bằng sự có mặt tại các khu mua sắm ở Paris, Madrid và sau đó là tiến sang New York. Một bộ sưu tập giày cũng được ra mắt vào năm 1984. Năm 1985, Miuccia Prada phát hành "Túi xách Prada cổ điển". Bộ sưu tập trang phục may sẵn cho nữ lần đầu tiên được đưa vào kinh doanh năm 1989. Prada trở thành một trong những nhãn hiệu thời trang cao cấp, các sản phẩm của hãng hầu hết đều sử dụng chất liệu vải cao cấp, sang trọng với những màu chủ đạo là đen, nâu, xám, và kem.  Năm 1992, Miuccia thành lập nhãn hiệu Miu Miu. Miu Miu chủ yếu phục vụ đối tượng người tiêu dùng trẻ. Đến năm 1993, Prada được Hội đồng thiết kế thời trang Mỹ trao tặng giải thưởng cho các phụ kiện của hãng. Bộ sưu tập thời trang may sẵn dành cho nam giới được ra mắt vào giữa những năm 1990 và 1994.

Logo thương hiệu Prada đã trở thành một cái tên nổi bật của nền văn hoá thời trang và cả văn hoá đại chúng. Vào những năm 2008, khi cả thế giới đang quay cuồng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu; thì Prada lại đang trên đà phát triển của đỉnh danh vọng. Kinh ngạch của Prada được tính xấp xỉ với giá 3,5 tỉ đô vào năm 2019. Và đặc biệt hơn, thương hiệu dường như chưa bao giờ rơi ra khỏi top 10 của danh sách nhưng thương hiệu xa xỉ bậc nhất trên thế giới. Vậy bí mật của Prada là gì?

Lịch sử hình thành

Khởi nguyên thương hiệu

Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1913, tại một trong những thủ phủ thời trang lớn nhất của thế giới – Milan, Ý. Hai anh em Mario và Martino Prada mở cửa hàng đầu tiên của mình mang tên Fratelli Prada. Nơi đây chuyên cung cấp các sản phẩm làm bằng da cao cấp – nhập khẩu từ Anh, được chế tác tinh vi dưới những bàn tay lành nghề của những tay thợ người Ý. Prada nhanh chóng được các tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản châu Âu yêu chuộng và trở thánh lựa chọn hàng đầu.

Hình ảnh Mario Prada – người sáng lập ra thương hiệu Prada xưởng bán đồ da của mình

Đến năm 1919, cửa hàng trở thành nhà cung cấp chính thức cho hoàng gia nước Ý. Vì thế, Prada đã được phép sử dụng huy hiệu hoàng gia ‘House of Savoy’ làm biểu tượng cho logo thương hiệu cho mình. Chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi thương hiệu đến từ Ý này đã thể hiện được tầm đẳng cấp của mình.

Chứng nhận hãng Prada trở thành nhà cung cấp chính cho hoàng gia

Mặc cho thành kiến phụ nữ không nên tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, nhưng do con trai của Mario không có hứng thú cho lĩnh vực trên; nên cuối cùng con gái ông, Luisa Prada đã trở thành người kế nhiệm vào năm 1958 – ngay sau khi ông vừa qua đời. Bước ngoặc lớn nhất với thương hiệu có lẽ là sau khi Miuccia Prada thừa kế sản nghiệp từ tay mẹ Luisa Prada vào năm 1977. Mặc dù trước đó cô đã có trong tay bằng tiến sỹ khoa học chính trị và thậm chí còn mong muốn trở thành diễn viên kịch câm. Không ai ngờ rằng chính Miuccia sẽ tạo ra những kì tích vượt trội cũng như biến Prada trở thành một cái tên xa xỉ bậc nhất trên toàn thế giới.

Chân dung nhà thiết kế Miuccia Prada

Tiến lên đỉnh cao xa xỉ

Vào năm 1977, Patrizio Bertelli – một nhà kinh doanh trong ngành da thuộc, gia nhập Hội đồng quản trị và có nhiều chính sách ảnh hưởng đến sau này. Trong đó, đề xuất Prada nên tập trung chuyên tâm làm lại những thiết kế phụ kiện bằng da nguyên bản của ông Miuccia được cho là có tác động lớn nhất.

Năm 1982, Prada tung ra bộ sưu tập giày phụ nữ đầu tiên. Logo thương hiệu Prada bắt đầu phát triển khắp châu Âu, có mặt tại các trung tâm mua sắm sầm uất của Florence, Paris và Madrid. Năm tiếp theo, Prada mở cửa hàng thứ hai ở Via della Spiga, khu mua sắm uy tín nhất của Milan. Cửa hàng là sự kết hợp ăn ý giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.

Sau cửa hàng thứ 2 ở Via della Spiga với tông “màu xanh Prada” độc đáo làm chủ đạo. Thương hiệu Prada đã mở hàng loạt những cửa hàng tiếp theo cùng cảm hứng này.

Năm 1984, Miuccia đưa ra mẫu túi xách làm bằng chất liệu ni-lông đen, một bước đột phá chưa từng có lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ mẫu túi ni-lông của Miuccia là một sự đả kích lớn lao với thương hiệu da thuộc lâu đời như Prada. Giới chuyên môn bàn tán rằng đây là một bước lùi và họ xì xầm về khả năng thiết kế và tạo mẫu của cô con gái nhà Prada. Song ngược lại, trong bối cảnh thập niên 70 với hàng loạt các cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới, mẫu túi ni-lông của Miuccia Prada lại được nữ giới hưởng ứng nhiệt liệt. Khi ấy, phụ nữ cần một chiếc túi xách vừa đẹp vừa mang tính ứng dụng cao, và chiếc túi này là những gì họ cần.

Từ một người cố vấn, Bertelli trở thành phu quân của Miuccia Prada năm 1987. Cuộc hôn nhân là chất xúc tác viên mãn giữa hai bộ óc chiến lược, có tầm nhìn sâu rộng trong thời trang và kinh doanh để mở ra một kỷ nguyên mới cho nhà Prada.

Hình ảnh Miuccia Prada và chồng của mình, Patrizio Bertelli [Ảnh: Prada Group]

Năm 1988, lần đầu tiên Prada giới thiệu trang phục nữ và mở rộng sang cả trang phục nam vào năm 1995. Tất cả quần áo và phụ kiện của nhà mốt đều tôn vinh giá trị “jolie-laide”, sự quyến rũ không chỉ đến từ hình thức mà còn là cả giá trị bên trong. Giúp thương hiệu nhận được sự tín nhiệm và tin cậy đến với nhiều đối tượng trên thị trường.

Đến năm 1993, Miuccia cho ra mắt nhãn hiệu thứ 2 – Miu Miu với các dòng sản phẩm ready-to-wear, túi xách, phụ kiện; nhắm đến đối tượng người tiêu dùng trẻ và những người nổi tiếng. Đây cũng là năm Prada ra đời nhiều kế hoạch phát triển thương hiệu như dự án Milano Prada Arte hướng đến nghệ thuật điển ảnh, điêu khắc hay bộ sưu tập thời trang, giày dép và phụ kiện cho nam giới đầu tiên của Prada.

Siêu mẫu Kate Moss trong BST đầu tiên của Miu Miu trên sàn diễn New York Fashion Week vào năm 1995.

Nhờ sự thành công ngoài mong đợi của Miu Miu, chỉ một năm sau đó doanh thu của thương hiệu đến từ nước Ý đã tăng đến 20% đạt 210 triệu đô-la Mỹ. Năm 1995, NTK Miuccia Prada dành giải CDFA [Thiết kế của năm] nhờ những sáng tạo không ngừng nghỉ của mình.

Năm 1996, nhãn hiệu này đã mở của hàng rộng 18,000 ft² tại Manhattan, New York, cửa hàng lớn nhất từ trước tới nay. Miuccia Prada và công ty của Bertelli được sáp nhập để tạo thành Prapar BV vào năm 1996, tuy nhiên, sau đó được thay đổi thành Prada Patrizio Bertelli BV.

Cuối những năm 90 – Đầu những năm 2000

Năm 1997, Prada đăng doanh thu tại Mỹ đạt 674 triệu USD. Một cửa hàng được mở thêm ở Milan vào năm đó. Theo Wall Street Journal, Bertelli đập vỡ các cửa sổ của cửa hàng một ngày trước khi khai trương sau khi ông không hài lòng với các thiết kế của Prada. Ông cũng mua cổ phiếu của Gucci sau đó lại đổ lỗi cho Gucci “bắt chước kiểu dáng của vợ”. Năm 1998, Prada mở cửa hàng dành cho nam đầu tiên ở Los Angeles.

Sau khi Bertelli bán lại cổ phần của ông ở Prada cho tập đoàn LVMH vào năm 1998, thương hiệu bắt đầu triển khai chiến dịch mua lại các công ty thời trang khác. Nhà mốt còn hợp tác với LVMH và đánh bại Gucci để mua 51% cổ phần của Fendi. Nhưng sau đó phải bán đi 25,5% lại cho LVMH vì bị áp các khoản nợ đã vay của ngân hàng.

Cuối thập niên 90 Prada bắt đầu rơi vào các khoản nợ với các công ty thời trang khác. Năm 2001 doanh số bán hàng chỉ tăng 295 triệu USD.

Năm 2003,Prada ký hợp đồng nhượng quyền 10 năm với nhà sản xuất kính mắt Luxottica và góp cổ phần với công ty mỹ phẩm của Tây Ban Nha – PUIG Beauty & Fashion Group. Đến năm 2006, các nhãn hiệu Helmut Lang, Amy Fairclough, Jil Sander cũng lần lượt bị Prada bán đi.

Điện thoại cảm ứng Prada từ cái bắt tay với ông lớn LG

Vượt ra những giới hạn thông thường, Prada còn lấn sang mảng công nghệ khi bắt tay với LG vào năm 2007. LG đã đưa chiếc điện thoại này trở thành một trong những điện thoại di động cảm ứng toàn bộ đầu tiên trên thị trường và trở thành đối thủ của iPhone. Năm 2010, dòng sản phẩm Prada Made in… được ra mắt; nhằm tôn vinh và tô đậm sự khác biệt thú vị giữa các phương pháp thủ công truyền thống của các nước trên thế giới.

Prada Made In… ra đời nhằm tôn vinh các nghệ thuật thủ công truyền thống của nhiều nên văn hoá trên thế giới

Prada từ những năm 2010

Vào những năm 2010, kinh ngạch của Prada tăng đỉnh điểm vào năm 2015 với giá trị trên 6 tỉ đô và có mặt tại 70 quốc gia trên toàn thế giới. Nhưng do liên tiếp gặp khó khăn sau nhiều năm mở rộng quá mức trong việc bán lẻ và tiếp cận với thị trường châu Á. Khi thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, bị sụp đổ vì giảm cầu; các cuộc khủng bố ở châu Âu, các công ty ở Ý có phần bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả; công ty chưa có mức tiệm cận đúng đắn trong việc đầu tư kênh bán trực tuyến. Vì thế Prada có dấu hiệu giảm sút qua từng năm.

BST Thu-Đông 2016 của Prada với nam diễn viên Eddie Redmaye

Vào năm 2018, món phụ kiện treo túi xách của Prada trong BST Pradamalia đã nhận không ít “gạch đá” vì biểu tượng mang tính tranh cãi của mình. Người tiêu dùng kêu gọi tẩy chay thương hiệu vì thế Prada đã đưa ra lời xin lỗi cũng như thẳng tay huỷ BST này. Hầu hết cư dân mạng đều cho rằng đây là lỗi không thể chấp nhận, nhất là với một nhà mốt lớn có lịch sử lâu đời như Prada. Mặc dù đã có những động thái hết sức chuyên nghiệp trong xử lý khủng hoảng, nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều tới hình ảnh của thương hiệu đến từ Ý.

Vào 2019, thương hiệu cho ra mắt chiếc túi Prada Re-Nylon sẽ được làm từ nylon tái chế, gọi là Econyl; thay vì sử dụng nylon được sản xuất mới toanh từ dầu mỏ. Cùng với truyền bá nâng cao sự nhận thức về việc bảo vệ môi trường.

Logo thương hiệu Prada

Không nghi ngờ gì khi có thể khẳng định logo thương hiệu Prada – với tên gọi “Hybrid”, là một trong những dấu ấn nổi bật và đáng nhớ nhất trong ngành thời trang. Như phần lịch sử thương hiệu, Prada được chọn là nhà cung cấp phụ kiện chính cho hoàng gia. Do đó, thương hiệu này đã xây dựng logo thương hiệu đầu tiên của mình với 2 yếu tố của House of Savoy: quốc huy và dây thừng.

Bước đi lựa chọn những kí hiệu hoàng gia vào thiết kế nên “Hybrid” được xem là một trong những ý tưởng thời đại của nhà Prada. Việc có sự bảo trợ của hoàng gia đã giúp Prada cạnh tranh với các đối thủ của mình, ví dụ như Gucci, không thể tự hào về vinh dự như vậy. Thêm vào đó, logo được thiết kế theo thể loại workmark với typeface đầy tinh tế nhưng không kém ấn tượng; điều này lý giải việc tại sao logo thương hiệu này ghi được dấu ấn đến thế.

Tuy nhiên, trong thời gian, nhà mốt đã loại bỏ các yếu tố thiết kế kết nối nó với chế độ quân chủ Ý. Thiết kế dây thừng, huy hiệu và thậm chí cả hình dạng biểu ngữ biến mất để lại biểu tượng logo wordmark.

Qua thời gian, nhà mốt vẫn giữ đúng nguyên bản logo wordmark của mình. Với phông chữ có chân không thay đổi và màu đen sang trọng. Điều này giúp logo thương hiệu Prada trở thành một trong những thương hiệu thời trang dễ nhận biết nhất trên thế giới.

Nhiều hơn cả thị hiếu

Nhìn lại các sản phẩm của thương hiệu Prada, về mặt thẩm mỹ, Prada là chủ thể đậm cái tôi của nghệ thuật đầy riêng biệt. Từ thuở đầu, Miuccia đã cho ta thấy một cái tôi trong thiết kế hết sức dị biệt của bà với sản phẩm túi bằng ny-lông đen. Sau đó là một loạt các BST “Ugly Pretty” [Tạm dịch: Xấu-Đẹp] đều mang những ý nghĩa sâu sắc về nhận thức giá trị hình ảnh của mỗi cá thể. Bà đã trả lời tờ Vogue rằng: “Tôi muốn tìm ra phong cách và hình ảnh mà phụ nữ muốn hướng đến chứ không chỉ mỗi phục trang khoác lên người. Chỉ mỗi trang và phục thì quả là nhàm chán. Tôi muốn hướng đến những giá trị nhân văn và xúc cảm hơn.”

Có lẽ, một khi đã tìm hiểu về Prada, thì chắc hẳn không ít người đều bị thôi miên bởi thứ ma thuật này. Loại ma thuật quyến rũ chúng ta không bởi sự bắt mắt trong vẻ bề ngoài của thời trang, mà bởi giá trị ẩn dấu đằng sau nó.

Nhà thiết kế Raf Simons từng nhận định: “Trong thiết kế thời trang, bạn có thể chia ra thành hai nhóm. Nhóm người bước đến thời trang với gu thẩm mỹ vốn sẵn, sẽ kiên định cùng hướng đi của mình. Số còn lại, thường được gọi là những kẻ nhảy vọt. Họ có thể thay đổi theo mùa, thiên biến vạn hoá và không nhất quán.” Và thật kì lạ làm sao, Miuccia lại bước đi trong gianh giới mỏng manh của nhận định này.

Triễn lãm Pradashere tại London

Cathy Horyn đã viết một bài báo về nhà thiết kế Miuccia vào năm 2015: “Câu trả lời của Miuccia về thời trang cao cấp của những năm 90, khi cô ấy đưa ra quan niệm về sự xinh đẹp trong vỏ bọc xấu xí; đã không còn là một quan điểm cá nhân nữa. Mà nó đã trở thành một lời cự tuyệt, một tuyên ngôn cái tôi thời đại về sự nhàm chán trong hình bóng các BST qua các mùa bởi những nhà mốt. Cô đã thách thức mọi quan điểm rập khuôn qua các sản phẩm sáng tạo qua mỗi mùa, và đều mang những giá trị uyên thâm hơn những gì được kể. Bởi vì không giống như hầu hết các đối thủ cạnh tranh của mình, Miuccia bị bó hẹp trong bất kì khuôn khổ nhận định nào.”

Bộ phim The Devil Wears Prada đã trở thành một phần văn hoá đại chúng. Không chỉ ngẫu nhiên thương hiệu lại được chọn làm đại diện cho người đứng đầu lĩnh vực thời trang trong bộ phim. [Ảnh: Fox Picture]

Miucci đã vuột qua cái khuôn khổ có sẵn và mọi rào cản trong thời trang. Vì bà đã và đang kể những câu chuyện cao hơn những thứ quần áo hào nhoáng được khoác trên người. Quan trọng hơn hết là tư tưởng về nhân sinh thời đại như bà từng nói với tờ Independent “Tôi quan tâm đến việc tìm được tiếng với con người, giao tiếp với thế giới thế giới nhiều hơn là thoả mãn những cái tôi sành điệu. Và điều đó khó khăn hơn nhiều.“

Tất nhiên những điều ấy sẽ khó khăn hơn tất thảy. Bởi trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và rào cản trước một xu hướng quá nhiều mâu thuẫn về tính đúng đắn trong chính trị hay khuôn khổ giao thoa giữa cũ và mới. Tôi nghĩ rằng, bất kì nhà sáng tạo nghệ thuật sẵn sàng vứt bỏ những thứ có sẵn để bước ra khỏi vùng an toàn như Miuccia thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị những khuôn khổ ấy bỏ lại phí sau. Và tôi cũng tin, những khó khăn chưa bao giờ làm bà phiền lòng, bởi chồng bà – Patrizio Bertelli sẽ luôn sát bên để cùng đương đầu với mọi thử thách.

hình ảnh vợ chồng Miuccia Prada và Patrizio Bertelli

Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 24 : Goyard

Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 23 : Fendi

Tổng hợp: Katelyn [Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Kham khảo: Prada, Famouslogos, The Fashion Law, Independent, Hình ảnh: Prada Group ]

Video liên quan

Chủ Đề