Tại sao ngủ đủ 8 tiếng vẫn buồn ngủ

Đối với nhiều người, thời gian thức dậy là một hằng số. Tuy nhiên, thời gian bạn đi ngủ có xu hướng thay đổi tùy thuộc vào nhịp sống, lịch làm việc, chương trình giải trí, hoặc đơn giản là khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Bạn nghĩ mình có thể làm chủ giấc ngủ? Vậy thì những kế hoạch ngủ sớm trước 22 giờ, thức dậy vào lúc 7 giờ sáng và bắt đầu một ngày làm việc năng suất của bạn có thành công? Bạn có từng làm theo lời khuyên “ngủ đủ 8 tiếng” nhưng lúc dậy vẫn uể oải?

Trên thực tế, vấn đề không nằm ở việc đi ngủ sớm hay trễ, ngủ có đủ 8 tiếng hay không, mà phải tính toán giấc ngủ theo chu kỳ. Nếu thức dậy không đúng chu kỳ, bạn sẽ còn thấy mệt mỏi hơn, dù đã ngủ lâu hơn.

Vậy chu kỳ giấc ngủ là gì?

Theo Quỹ Quốc gia về Giấc ngủ của Hoa Kỳ, khi bạn chìm vào giấc ngủ, não và cơ thể sẽ trải qua nhiều chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ bao gồm bốn giai đoạn riêng biệt. Ba giai đoạn đầu tiên là một phần của giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh [NREM] – được phân loại theo các giai đoạn 1, 2, 3 và 4. Giai đoạn cuối cùng là chuyển động mắt nhanh [REM], là khi hầu hết các giấc mơ xảy ra.

  • N1 [Giai đoạn 1]: Đây là giai đoạn bắt đầu chu kỳ giấc ngủ và là lúc chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và trạng thái ngủ. Giai đoạn này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn [khoảng 5-10 phút]. Nếu bạn đánh thức ai đó lúc này, có thể họ sẽ nói mình vẫn chưa ngủ.
  • N2 [Giai đoạn 2]: Giai đoạn 2 của giấc ngủ kéo dài xấp xỉ 20 phút. Trong giai đoạn này, nhận thức về môi trường xung quanh của bạn sẽ giảm đi. Thân nhiệt bắt đầu giảm, nhịp thở và nhịp tim đều hơn. Theo Quỹ Quốc Gia về Giấc Ngủ của Hoa Kỳ, con người dành ra khoảng 50% tổng thời gian ngủ cho giai đoạn này.
  • N3 [Giai đoạn 3 và 4]: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ sâu. Trong suốt giai đoạn này, con người giảm phản ứng, có thể không còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay những tác động từ xung quanh nữa. Đây cũng là thời gian phục hồi cơ thể, bạn sẽ thở chậm lại, giảm huyết áp, thư giãn cơ bắp, hormone được giải phóng, chữa lành, tái tạo năng lượng.
  • REM: Đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ giấc ngủ. Nó chiếm khoảng 25% chu kỳ giấc ngủ của bạn. Đây là lúc não bộ hoạt động mạnh nhất và những giấc mơ xảy ra. Giấc ngủ REM cũng giúp bạn tăng hiệu suất tinh thần và thể chất khi thức dậy.

Trung bình mất khoảng 90 phút để đi qua mỗi chu kỳ. Nếu bạn có thể hoàn thành năm chu kỳ một đêm, bạn sẽ có được 7,5 tiếng ngủ mỗi đêm. Sáu chu kỳ đầy đủ là khoảng 9 tiếng. Điều này phần nào giải thích vì sao lời khuyên “ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm” không thực sự hiệu quả với tất cả mọi người.

Nếu căn thời gian không chuẩn, tiếng chuông báo thức có thể đánh thức bạn khi đang ở giữa một chu kỳ, khiến bạn khó ngủ lại và dễ gắt gỏng. Lý tưởng nhất là thức dậy vào cuối chu kỳ giấc ngủ, đó là lúc bạn cảm thấy được nghỉ ngơi, sảng khoái và tràn đầy năng lượng nhất.

Độ tuổi ảnh hưởng đến thời gian ngủ cần thiết như thế nào?

Thời gian cho giấc ngủ của mỗi độ tuổi là khác nhau. Một trẻ sơ sinh có thể cần tới 17 giờ ngủ mỗi ngày, trong khi người trưởng thành chỉ cần ngủ 7 giờ mỗi đêm.

Dù vậy, đây chỉ là thời gian ngủ khuyến nghị, nhu cầu ngủ của mỗi người có thể khác nhau, ngay cả trong cùng một nhóm tuổi. Một số người có thể cần ít nhất 9 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy được nghỉ ngơi tốt, trong khi chỉ cần 7 giờ ngủ là đủ. Bạn có thể cân nhắc để tìm ra thời gian ngủ thích hợp với bản thân.

Cách tính thời gian ngủ hợp lý như thế nào?

Để tính thời gian ngủ một cách chính xác, bạn cần nắm rõ một vài nguyên tắc tính thời gian sau đây:

Thời gian đi ngủ thích hợp được tính toán dựa trên:

  • Thời gian thức dậy dự tính
  • Thời gian hoàn thành các chu kỳ giấc ngủ 90 phút
  • Thời gian ru ngủ trung bình [15 phút]

Để dễ hiểu hơn, đây là cách tính những khung giờ mọi người thường thức dậy phổ biến nhất. Thời gian ngủ được gợi ý đã bao gồm thời gian trung bình 15 phút để dần đi vào giấc ngủ. Bạn có thể tự căn chỉnh cho phù hợp tuỳ theo thời gian trung bình để chìm vào giấc ngủ của mình.

Nếu bạn cần dậy lúc 6 giờ sáng

Để thức dậy lúc 6 giờ sáng, giờ đi ngủ được gợi ý là 20 giờ 45 phút, 22 giờ 15 phút hoặc 23 giờ 45 phút. Nếu bạn là “cú đêm” thực sự thì 1 giờ 15 phút là thời gian thích hợp cho bạn.

Vậy nếu là 7 giờ sáng?

Bạn biết rằng mình phải thức dậy và ra khỏi giường lúc 7 giờ sáng? Vậy thì bạn cần đi ngủ vào lúc 21 giờ 45 phút hoặc 23 giờ 15 phút. Nếu bạn phải thức đêm làm việc hoặc chỉ đơn giản là không muốn ngủ sớm thì 12 giờ 45 phút và 2 giờ 15 phút cũng ổn với bạn.

8 giờ sáng thì sao?

Bạn không cần phải dậy thật sớm để đi làm? Vậy đây là khung thời gian đi ngủ dành cho bạn để bắt đầu ngày mới vào 8 giờ sáng: 22 giờ 45 phút, 12 giờ 15 phút, 1 giờ 45 phút hoặc thậm chí 3 giờ 15 phút.

Một vài lời khuyên cho giấc ngủ ngon

  • Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên cần hạn chế luyện tập vài tiếng trước giờ đi ngủ để tránh giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc đèn sáng trong ngày. Điều này có thể giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức của bạn.
  • Cố gắng không ngủ trưa dài, đặc biệt là vào cuối buổi chiều.
  • Cố gắng thức dậy cùng một thời gian mỗi ngày.
  • Hạn chế rượu, caffeine vào buổi tối. Những chất này có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, hoặc làm cho bạn khó ngủ.
  • Tắt các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể kích thích não bộ và khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Tập thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc êm dịu.
  • Tắt đèn trước khi ngủ để giúp bộ não hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ.
  • Bạn có thể cân nhắc bật điều hòa cho phòng ngủ nếu khu vực bạn đang sống có nhiệt độ trung bình cao. Theo Quỹ Quốc gia về Giấc ngủ của Hoa Kỳ thì 18,3 ° C mới là nhiệt độ ngủ lý tưởng.
  • Tránh nhìn vào màn hình như tivi, máy tính xách tay hoặc điện thoại khi đang nằm trên giường.
  • Nhắm mắt, thư giãn cơ bắp và tập trung vào nhịp thở đều đặn.
  • Nếu bạn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và chuyển sang phòng khác. Đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc không lời cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, sau đó trở lại giường.

Bài viết này được thực hiện bởi Eira.

Xem thêm:
[Bài viết] Vì sao lúc nào cũng thấy buồn ngủ trong giờ làm?[Bài viết] 4 Cách thư giãn tách biệt ‘thế giới loài người’

Ngủ nhiều vẫn buồn ngủ là nỗi ám ảnh của bạn? Nó khiến bạn không làm việc hiệu quả, cơ thể luôn trong tình trạng suy nhược? Ngủ nhiều vẫn buồn ngủ khiến cuộc sống, giờ sinh hoạt của bạn bị xáo trộn rất nhiều?

Nếu những câu hỏi trên đây là thắc mắc của bạn và đang cần được giải đáp, hãy đọc hết bài viết sau. Chúng tôi sẽ trả lời giúp bạn rằng: Ngủ nhiều vẫn buồn ngủ có phải bệnh không?

1. Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ do thiếu máu

Có rất nhiều người bị mất máu do hành kinh, chảy máu do ngã, chảy máu do chấn thương, tất cả những nguyên nhân này đều gây ra tình trạng mệt mỏi. Sau đó là hiện tượng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ, ngủ kéo dài mà vẫn ngủ, đây được coi là một trong những biểu hiện đầu tiên của hiện tượng thiếu máu não.

Ngủ nhiều vẫn buồn ngu do bị thiếu máu

2. Bị ngưng thở khi ngủ

Thiếu oxy lên não, tim đập nhanh khi đang ngủ cũng là hiện tượng nhiều người mắc phải. Nó nguy hiểm là ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đối với những người này sẽ bị ngưng thở đường hô hấp. Khi ngủ, bạn sẽ ngừng thở khoảng 8 - 10 giây, sau đó não sẽ bị đánh thức bất chợt.  Nên ở những trường hợp này, bạn ngủ hơn 8 tiếng vẫn sẽ rơi vào trạng thái ngủ say bạn vẫn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

3. Ảnh hưởng đến tâm lý

Tâm lý không ổn định, gặp những áp lực trong cuộc sống khiến bạn suy nghĩ, lười vận động, mất ngủ cả ngày, ngủ liên tục nhưng không sâu, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Đây có thể nói là một trong những biểu hiện tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh của bạn. Nó cũng ảnh hưởng việc ngủ nhiều nhất, có nhiều người không ngủ được nhưng có những người trong trường hợp này ngủ quá nhiều và không sâu. Lâu dần dẫn đến ngủ nhiều vẫn buồn ngủ.

Cách khắc phục: Đối với những người gặp phải tình trạng ảnh hưởng tâm lý thì để có giấc ngủ sâu trong trường hợp này các bạn nên chuẩn bị tâm lý thật tốt, luôn để tâm lý thật thoải mái, đi ngủ để đầu óc được nghỉ ngơi để có giấc ngủ sâu. Từ đó mang lại cảm giác thoải mái, khắc phục được tâm lý những ảnh hưởng và khó khăn trong cuộc sống và có một sức khỏe tốt.

4. Ăn uống kém

Người không quan tâm đến bữa ăn, ăn không đúng bữa, ăn không đủ chất, không đảm bảo vệ sinh làm cho năng lượng cung cấp cho cơ thể con người bị thiếu hụt dẫn đến thiếu năng lượng. Tình trạng cơ thể suy nhược, ngủ nhiều nhưng lúc nào cũng trằn trọc cũng là một trong những biểu hiện của việc thiếu chất mà bạn cần quan tâm.

Cách khắc phục: Để có một sức khỏe thật tốt, giấc ngủ sâu thì dinh dưỡng cho cơ thể là không thể thiếu. Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng giờ. Bạn không nên ăn xong đi ngủ sẽ gây khó khăn cho tiêu hóa, giấc ngủ bị ảnh hưởng và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy hãy ăn uống ngủ nghỉ khoa học để có một sức khỏe tốt, phục vụ tốt cho công việc và cuộc sống.

5. Bị suy tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ngay cổ có chức năng rất quan trọng trong việc trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Người mắc bệnh tuyến giáp, tuyến giáp bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền. Không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, nó sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, uể oải, mất tập trung, no cũng là một trong những căn bệnh khiến người bệnh ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ, trằn trọc. Nếu bạn ngủ nhiều mà vẫn trằn trọc thì đừng bỏ qua căn bệnh này, hãy đi kiểm tra để đảm bảo sức khỏe của bạn vẫn ổn.

Bệnh tật có thể khiến bạn ngủ nhiều vẫn buồn ngủ

Cách khắc phục: Nếu bạn ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ, phát hiện ra mình bị suy giáp thì nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn những chất có lợi cho quá trình điều trị tuyến giáp và hạn chế những chất ảnh hưởng đến suy giáp. Với một tuyến giáp khỏe mạnh, giấc ngủ của bạn sẽ ngon hơn.

6. Bệnh tiểu đường khiến bạn ngủ nhiều vẫn buồn ngủ

Bệnh tiểu đường là do người bệnh sử dụng và ăn uống không hợp lý, không cân đối. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn một cách đáng lo ngại. Bạn sẽ sống chung với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều… Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bệnh tiểu đường, vì vậy bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình, nên thăm khám thường xuyên để bệnh không nặng thêm.

Cách khắc phục: sau khi kiểm tra sức khỏe, nếu đúng như vậy, bạn hãy lên danh sách hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều đường không nên ăn để tiêu hao cân bằng lượng đường trong máu. Khi lượng đường của bạn giảm xuống, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn và ngon hơn.

7. Béo phì

Hầu hết những người béo phì thường ngủ trên 8 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng những người bị béo phì thường cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy thiếu ngủ. Các tế bào mỡ, đặc biệt là từ vùng bụng sản sinh ra các hợp chất miễn dịch gọi là cytokine. Chúng thúc đẩy cảm giác buồn ngủ liên tục, khiến người béo phì ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ.

Cách khắc phục: Người béo phì nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, bơi lội, chơi các môn thể thao vận động để giảm lượng mỡ và thân hình của người béo phì. Cùng với đó là chế độ ăn uống hợp lý, chỉ ăn những thức ăn ít dầu mỡ, thức ăn có hàm lượng chất béo thấp và ăn theo chế độ giảm cân nghiêm ngặt để bạn có được một con số cân nặng hợp lý. Khi đó giấc ngủ của bạn sẽ sâu.

8. Cơ thể bị mất nước

Cơ thể con người 70% là nước nên khi cơ thể bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng bạn mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, trầm trọng. Nó góp phần gây ra rất nhiều tác hại.

Cách khắc phục: đối với những người làm việc ngoài trời nắng thì bạn nên cung cấp đầy đủ nước để cơ thể luôn có đủ nước để phục vụ cho quá trình chuyển hóa năng lượng và sinh lực. Đối với những người làm việc trong môi trường máy lạnh, trong nhà thì không nên xem nhẹ việc cung cấp nước vì môi trường nào cũng cần nước để cung cấp cho các hoạt động. Vì vậy hãy cung cấp đầy đủ nước để có được sức khỏe tốt và giấc ngủ sâu.

9. Phiền muộn, trầm cảm

Bệnh trầm cảm có những biểu hiện như luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, đầu óc căng thẳng, mất tập trung, buồn ngủ, ngủ ngáp nhiều. Bạn thường ngủ cả ngày nhưng vẫn buồn ngủ, có suy nghĩ tiêu cực… Điều đó có nghĩa là bạn có thể mắc bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống, khi gặp các triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay. Bệnh có thể sẽ khiến bạn sút cân, thay đổi thói quen và lịch trình ăn uống.

Cách khắc phục: Nếu mắc bệnh trầm cảm cần tham gia các hoạt động tập thể, luôn phải suy nghĩ tích cực, lạc quan để có hướng giải quyết tốt nhất, khi tinh thần thoải mái thì hãy ngủ, rèn luyện ý chí của bạn thật sâu sắc.

Trầm cảm gây ra hiện tượng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ

Ngủ nhiều vẫn buồn ngủ có phải do bệnh? Giờ đây chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho chủ đề này. Để phòng tránh tình trạng ngủ nhiều mà cơ thể vẫn uể oải, hãy thử tập thể dục với máy chạy bộ hoặc xe đạp tập bạn nhé! Chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt chuyển biến trong cơ thể mình mỗi ngày!

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với cơ chế hoạt động của cơ thể con người. Nếu gặp các vấn đề về giấc ngủ tại sao bạn không thử ngồi ghế massage trước khi ngủ, bạn sẽ thấy đều khác biệt mà chiếc ghế chăm sóc sức khỏe này mang lại vô cùng quý báo cho sức khỏe của bạn.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Có rất nhiều người bị mất máu do hành kinh, chảy máu do ngã, chảy máu do chấn thương, tất cả những nguyên nhân này đều gây ra tình trạng mệt mỏi. Sau đó là hiện tượng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ, ngủ kéo dài mà vẫn ngủ, đây được coi là một trong những biểu hiện đầu tiên của hiện tượng thiếu máu não.

Thiếu oxy lên não, tim đập nhanh khi đang ngủ cũng là hiện tượng nhiều người mắc phải. Nó nguy hiểm là ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đối với những người này sẽ bị ngưng thở đường hô hấp. Khi ngủ, bạn sẽ ngừng thở khoảng 8 - 10 giây, sau đó não sẽ bị đánh thức bất chợt nên ở những trường hợp này, dì bạn ngủ hơn 8 tiếng vẫn sẽ rơi vào trạng thái ngủ say. bạn vẫn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Người không quan tâm đến bữa ăn, ăn không đúng bữa, ăn không đủ chất, không đảm bảo vệ sinh làm cho năng lượng cung cấp cho cơ thể con người bị thiếu hụt dẫn đến thiếu năng lượng. Tình trạng cơ thể suy nhược, ngủ nhiều nhưng lúc nào cũng trằn trọc cũng là một trong những biểu hiện của việc thiếu chất mà bạn cần quan tâm.

Cách khắc phục: sau khi kiểm tra sức khỏe, nếu đúng như vậy, bạn hãy lên danh sách hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều đường không nên ăn để tiêu hao cân bằng lượng đường trong máu. Khi lượng đường của bạn giảm xuống, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn và ngon hơn.

Hầu hết những người béo phì thường ngủ trên 8 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng những người bị béo phì thường cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy thiếu ngủ. Các tế bào mỡ, đặc biệt là từ vùng bụng sản sinh ra các hợp chất miễn dịch gọi là cytokine. Chúng thúc đẩy cảm giác buồn ngủ liên tục, khiến người béo phì ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ.

Video liên quan

Chủ Đề