Phương pháp bảo quản kín là gì

Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào ?

Đề bài

Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào ?

Lời giải chi tiết

* Mục đích của bảo quản nông sản: Hạn chế hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối.

* Một số cách bảo quản nông sản:

+ Bảo quản thông thoáng: Nông sản được để trong kho những vẫn tiếp xúc với không khí bên ngoài.

+ Bảo quản kín: Bảo quản trong kho, phương tiện kín không cho không khí xâm nhập.

+ Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào kho lạnh giảm sự hoạt động của vi sinh vật

Loigiaihay.com

Sau khi được thu hoạch, nông sản sẽ chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài và những yếu tố này có thể gây suy giảm trọng lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đưa các sản phẩm vào quy trình bảo quản nông sản là một bước cần thiết giúp hạn chế sự hao hụt cả về chất và lượng trong thời gian dài.

Trên thực tế, từng loại nông sản sẽ có những đặc điểm sinh-lý-hóa khác nhau nên cần được bảo quản trong những điều kiện không giống nhau. Thêm vào đó, điều kiện môi trường ở từng khu vực cũng khiến các điều kiện bảo quản cần có những điều chỉnh. Tuy nhiên, quy trình bảo quản ở các loại nông sản vẫn có những giai đoạn chung.

Các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến nông sản

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình bảo quản nông sản, chúng ta cần hiểu được những yếu tố gây ảnh hưởng đến trọng lượng và chất lượng của sản phẩm.

Các nguyên nhân gây hao hụt nông sản được chia thành hai loại chính là hao hụt trọng lượng và hao hụt về chất lượng. Hao hụt về trọng lượng có thể do các nguyên nhân vật lý, sinh học; hao hụt về chất lượng chủ yếu do quá trình hô hấp của nông sản và hoạt động vi sinh vật gây nên.

Trong các tác động kể trên, cần đặc biệt chú ý đến những ảnh hưởng do nhiệt độ, độ ẩm, không khí. Bản thân những nguyên nhân này đã gây ảnh hưởng đến nông sản và đồng thời chúng có khả năng làm đẩy nhanh quá trình tác động của những yếu tố khác lên sản phẩm. Để xác định điều kiện bảo quản phù hợp sẽ cần cân bằng nhiệt độ, độ ẩm và không khí ở 3 cấp độ đại khí hậu [môi trường nơi chúng ta xây dựng kho bảo quản], tiểu khí hậu [môi trường trong kho bảo quản] và vi khí hậu [môi trường không khí len giữa sản phẩm nông sản].

Đồng thời, khi lựa chọn phương pháp bảo quản, chúng ta cũng cần cân nhắc đến điều kiện tính chất riêng của loại nông sản bao gồm cấu tạo, mật độ, tính dẫn nhiệt, tính hút ẩm, dung trọng, tỷ trọng,…

Quy trình bảo quản nông sản

Mỗi loại phương pháp bảo quản sẽ có quy trình riêng. Về cơ bản, có ba nhóm phương pháp là bảo quản thoáng, bảo quản kín và bảo quản lạnh.

Bảo quản thông thoáng tự nhiên:

Thời gian bảo quản bằng phương pháp này trong khoảng 3-4 tháng, thông thường chỉ áp dụng được với những loại nông sản có ít nước như thóc, đỗ, các loại củ,…

Phương pháp này bảo quản sản phẩm bằng cách để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với điều kiện không khí thông thường, chỉ kiểm soát độ thoáng của môi trường kho và độ kín để tránh những tác động như nước mưa hay côn trùng, động vật gây hại

  • Bước 1: Làm sạch và phân loại

Nông sản sau thu hoạch cần được loại bỏ các tạp chất, những sản phẩm bị hỏng ngay khi thu hoạch. Tiến hành phân loại theo chất lượng hoặc theo kích thước sản phẩm tùy theo mục đích sử dụng.

Các nông sản được phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác để hạ độ ẩm xuống mức đạt yêu cầu.

Nông sản được đổ đống trong kho, tùy theo loại sản phẩm mà độ cao chứa sản phẩm sẽ khác nhau. Hoặc có thể tiến hành đóng gỏi thành phẩm vào các loại túi để dễ quản lý, sắp xếp kho, vận chuyển và đưa đi tiêu thụ sau đó.

Bảo quản kín

Bảo quản kín là phương pháp bảo quản dựa trên việc hạn chế tối đa quá trình hô hấp của nông sản. Phương pháp này không thích hợp để dùng cho bảo quản hạt giống.

  • Bước 1: Làm sạch và phân loại

Nông sản sau thu hoạch cần được loại bỏ các tạp chất, những sản phẩm bị hỏng ngay khi thu hoạch. Tiến hành phân loại theo chất lượng hoặc theo kích thước sản phẩm tùy theo mục đích sử dụng.

  • Bước 2: Xử lý trước bảo quản

Chứa nông sản vào các tủi kín, hút oxy ra khỏi túi hoặc bơm nitơ để đẩy oxy ra ngoài.

Đảm bảo các kho bảo quản hoàn toàn khô ráo, sạch sẽ, kín hoàn toàn, chống nóng và chống ẩm tốt.

Bảo quản lạnh

Bảo quản lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để giữ các sản phẩm ở điều kiện chất lượng tốt trong thời gian dài. Một số thiết bị được dùng phổ biến nhất trong phương pháp bảo quản này bao gồm kho lạnh, kho cấp đông,… Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm và thích hợp để bảo quản nhiều loại nông sản khác nhau

  • Bước 1: Làm sạch và phân loại, sơ chế

Nông sản sau thu hoạch cần được loại bỏ các tạp chất, những sản phẩm bị hỏng ngay khi thu hoạch. Tiến hành phân loại theo chất lượng hoặc theo kích thước sản phẩm tùy theo mục đích sử dụng.

Với một số loại nông sản, cần tiến hành sơ chế trước khi đưa vào bảo quản

Bảo quản nông sản trong các kho đã được điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với loại nông sản

Quy trình được chúng tôi đưa ra chỉ bao gồm những bước cơ bản nhất. Để xây dựng được quy trình hoàn chỉnh và phù hợp với nông sản cần bảo quản, bạn nên  đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động đã được liệt kê ở trên và điều chỉnh từng giai đoạn bảo quản sao cho phù hợp với tính chất loại nông sản và yêu cầu sản xuất.

1. Bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng

Bảo quản nông sản thoáng là để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản. Do đó giữ được thủy phần và nhiệt độ của khối nông sản ở trạng thái an toàn.

Có 2 phương pháp bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng là: thông gió tự nhiên và thông gió tích cực.

a. Thông gió tự nhiên

Là phương pháp tương đối đơn giản, rẻ tiền, nhưng phải tính toán nắm đúng thời cơ thì thông gió mới có lợi. Muốn thông gió tự nhiên cần có 4 điều kiện sau:

–Thời tiết: Ngoài trời không có mưa, không có sương mù vì lúc đó là lúc độ ẩm cao sẽ có hại cho việc bảo quản.

–Nhiệt độ: Ngoài trời, xung quanh kho nhiệt độ không được cao quá 32°C và không thấp dưới 10°c vì nếu nhiệt độ cao quá, lúc mở cửa thông gió, khí nóng sẽ vào làm tăng nhiệt độ trong kho, hoặc nếu dưới 10°c thì lại mang hơi lạnh vào kho làm ngưng tụ hơi nước trong kho.

–Độ ẩm tuyệt đối:Ngoài trời xung quanh kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho. Nếu cao hơn thì khi mở cửa thông gió, độ ẩm tuyệt đối bên ngoài có thể luồn vào làm cho độ ẩm tương đối trong kho lên cao, hạt, nông sản dễ bị nhiễm ẩm.

–Điểm sương: Nhiệt độ điểm sương trong kho phải thấp hơn nhiệt độ ngoài kho. Vì trường hợp nhiệt độ không khí ngoài kho thấp hơn thiệt độ điểm sương trong kho, hơi nước sẽ ngưng tụ gây nên hậu quả không có lợi.

b. Thông gió tích cực

Thông gió tích cực là cách xử lý lô hạt bằng lượng không khí cho đi qua theo độ dày của nó. Trong thực tế người ta dùng thông gió tích cực không phải riêng cho làm lạnh hạt mà người ta còn dùng nó như một chế độ riêng biệt để bảo quản hạt. Đây là một phương pháp hoàn thiện nhất, rẻ tiền nhất được áp dụng để bảo quản mà cả quá trình lại là cơ khí hoàn toàn.

Khi quạt không khí vào khối hạt cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Không khí phải được quạt đều trong toàn khối hạt tránh chỗ quạt nhiều, chỗ không quạt.

– Cần đảm bảo đủ lượng không khí để thực hiện được mục đích giảm nhiệt độ và độ ẩm khối hạt.

– Chỉ quạt khi độ ẩm tương đối không khí ngoài trời thấp nghĩa là sau khi quạt thì độ ẩm khối hạt giảm xuống.

– Nhiệt độ không khí ngoài trời phải thấp hơn nhiệt độ của khối hạt.

2. Phương pháp bảo quản kín

Việc này giúp các loại nông sản được giữ ở trạng thái tránh tiếp xúc với oxy tối đa.Bảo quản ở trạng thái kín đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật sau đây:

– Kho tàng, hoặc phương tiện chứa đựng nông sản phải kín hoàn toàn, không khí bên ngoài không thể xâm nhập được.

– Thiết bị kho tàng phải đảm bảo chống nóng, chống ẩm tốt.

– Phẩm chất ban đầu của hạt và nông sản phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quy định, nhất là thủy phần phải dưới mức an toàn, độ tạp chất phải thấp hơn mức quy định, độ sạch và độ thuần phải dưới mức tối đa cho phép và tuyệt đối không có sâu mọt phá hoại.

Có 2 cách loại bỏ không khí và hơi ẩm:

+ Phương pháp thường thấy nhất chính là sử dụng gói hút oxy [ thành phần hạt silicagel] khi đóng gói nông sản chế biến.

+ Ngoài ra một số sản phẩm sử dụng phương pháp hút chân không để loại bỏ oxy và khí ẩm. Phương pháp bảo quản kín giúp hạn chế sự phát triển của các loại khuẩn hại và sinh vật như nấm,…

3. Bảo quản nông sản bằng phương pháp giữ lạnh

Bảo quản nông sản bằng kho lạnh

Phương pháp này có lẽ không xa lạ với người dân, phương pháp giữ lạnh là dùng nhiệt độ để ức chế quá trình chín của nông sản, từ đó giúp nông sản được bảo quản lâu hơn. Ngoài ra phương pháp này còn hạn chế hư hỏng trong quá trình lưu kho và vận chuyển.

Đối với mỗi loại nông sản khoảng nhiệt độ bảo quản sẽ khác nhau.

Bảo quản ở nhiệt độ từ -10 độ C đến -30 độ C các vi khuẩn và sinh vật sẽ bị bất hoạt hoàn toàn.

Nhược điểm của phương pháp bảo quản lạnh:

  • Chi phí cao, đòi hỏi người vận hành phải có chuyên môn.
  • Màu sắc và hương vị dễ bị ảnh hưởng mất đi sự tự nhiên bởi nhiệt độ.
  • Nông sản dễ bị mềm thâm và dễ hư hỏng nếu thu hoạch không đúng phương pháp và nhiệt độ không đúng.

4.Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh

Nhiều năm qua người ta đã áp dụng phương pháp bảo quản nông sản, nhất là rau quả trong khí quyển có điều chỉnh thành phần các chất khí, đồng thời giảm nhiệt độ kho bảo quản nhằm làm chậm các hoạt động sống của nông sản mà chủ yếu là quá trình hô hấp.

Chất khí hiện nay người ta thường dùng để bảo quản thực phẩm rau quả chủ yếu là CO2 và kết hợp với bảo quản lạnh.

Để tạo ra khí CO2 với nồng độ cần thiết, người ta dùng tuyết CO2 hay khí CO2 nên cho vào cốc phòng bảo quản kín. Đối với rau quả ở nồng độ kín CO2 10 – 12% là tốt nhất, ở điều kiện nước ta, nồng độ này làm cho rau quả sẽ chín chậm đi khoảng 2 – 3 lần so với điều kiện bình thường.

5. Bảo quản bằng túi kháng khuẩn

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại túi kháng khuẩn giúp tăng thời hạn bảo quản của nông sản như túi MAP,…giúp tăng thời gian bảo quản đến hơn 3 lần mà không làm thay đổi màu sắc cũng như hương vị nông sản.

6. Bảo quản bằng dung dịch nano bạc

Với sự phát triển của khoa học, ngày nay các loại thuốc bảo quản đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên mức độ độc hại lại cao và để lại dư lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm kiếm một loại chế phẩm an toàn hơn, thay thế cho các sản phẩm hóa học hiện tại. Trong đó nano bạc là một ứng cử tìm năng vớisự an toànvà mức độ hiệu quả cao.

Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nano bạc giúp tăng thời gian bảo quản của nông sản lên hơn 2 tháng so với nông sản không được xử lý bằng nano bạc.

Cụ thể, nông sản sau khi thu hoạch và làm sạch được ngâm trong dung dịch nano bạc 5 ppm trong thời gian 15 phút hoặc phun trực tiếp lên nông sản. Mục đích của ngâm hoặc phun nano bạc là loại bỏ các loại khuẩn, nấm hại từ đó hạn chế được nấm mốc, sâu bệnh và tăng thời gian bảo quản.

Video liên quan

Chủ Đề