Phở Hà Nội như thế nào

Cùng một đất nước, cùng một nền văn hóa nhưng phở bò Hà Nội và Sài Gòn lại có rất nhiều điểm khác biệt. Vậy, những điểm khác biệt đó là gì? Cùng đọc bài viết sau đây để biết những điểm khác biệt cơ bản giữa phở bò hai miền và được tiết lộ địa chỉ mua nồi nấu phở uy tín, chất lượng bạn nhé!

[Phở bò là món ăn quốc hồn, quốc túy của người Việt]

Tại sao lại có sự khác nhau giữa phở bò Hà Nội và phở bò Sài Gòn?

Phở là món ăn gốc Bắc, xuất hiện từ khoảng những năm đầu của thế kỷ XX, đến giữa thập niên 1950 phở di cư theo người Bắc đến các tỉnh miền Trung và phía Nam trong đó có Sài Gòn.

[Phở đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX]

Khi vào Sài Gòn, cách nấu món phở gốc Bắc đã có nhiều biến tấu để phù hợp hơn với khẩu vị người ăn. Ngoài ra, một số sách báo còn cho rằng phở Hà Nội đã có sự pha trộn với món hủ tíu bò viên của bà con người Việt gốc Hoa để cho ra món phở hương vị Sài Gòn ngày nay.

5 điểm khác biệt ít người biết về phở bò Hà Nội và Sài Gòn

Nếu đã có dịp thưởng thức phở ở cả Hà Nội và Sài Gòn, chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng: tuy cùng một tên gọi nhưng phở ở hai miền lại có nhiều điểm khác biệt.

Khác biệt từ bánh phở

[Bánh phở Bắc được thái mỏng thủ công]

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của phở bò Hà Nội và phở bò Sài Gòn đó chính là bánh phở. Trong đó, tuy cùng được làm từ gạo tẻ, nhưng bánh phở Hà Nội lại có dạng mỏng dẹt và thường được làm bằng cách thái tay thủ công, còn bánh phở Sài Gòn tròn và dày hơn, rất giống sợi hủ tíu người Sài Gòn thường thấy. Cả hai loại bánh phở này trước khi ăn đều được trụng qua nước trong nồi điện nấu phở để trở nên mềm và tơi hơn.

[Sợi phở Sài Gòn tròn và to hơn]

Sự khác nhau về bánh phở sẽ đem đến cho người thưởng thức những cảm nhận khác nhau về hương vị. Ở phở Hà Nội, bạn sẽ thấy bánh phở mềm mướt trôi nhanh khi đưa vào miệng. Trong khi đó, với sợi phở Sài Gòn, bạn phải nhai rồi nuốt một cách từ từ để cảm nhận được hương vị trọn vẹn nhất.

Đến vị ngọt trong nước dùng

Thường người nào đã quen với vị phở Bắc hoặc ẩm thực Bắc sẽ thốt lên rằng phở Nam ngọt quá, nhiều đường quá. Đây cũng chính là điểm khác nhau tiếp theo giữa phở bò Hà Nội và Sài Gòn.

[Nước dùng phở Sài Gòn có vị ngọt đậm hơn]

Trong một video so sánh phở Sài Gòn và Hà Nội của hai du khách nước ngoài Andrew và Sonny. Cả hai đã nhận ra rằng, nước dùng phở Bắc có vị ngọt thanh, thơm mùi bò, hành và gừng nướng cháy. Trong khi đó, nước dùng phở Nam nhiều đường và cũng có vị đậm đà hơn.

Phở bò Hà Nội thìkhông rau, có quẩy

[Phở Hà Nội thường được ăn kèm quẩy]

Người Sài Gòn thường gọi phở Hà Nội với cái tên phở không rau bởi theo thói quen, người Sài Gòn thường ăn phở cùng rất nhiều loại rau như: giá chần, rau ngổ, ngò gai, rau quế và hành tây. Mỗi bát phở bán ra sẽ có riêng một đĩa rau ăn kèm hoặc một bát nước béo [nếu khách hàng yêu cầu].

[Phở Sài Gòn thường được ăn kèm nhiều loại rau khác nhau]

Trong khi đó, nếu gọi một tô phở Hà Nội, người bán sẽ chỉ đưa ra một bát phở mộc gồm bánh phở thịt bò và hành hoa, có chăng là kèm thêm miếng chanh, quả ớt hoặc vài lát hành tây ăn kèm. Đặc biệt, người Hà Nội rất thích ăn phở bò với quẩy chiên, bánh quẩy giòn tan, thơm ngậy sẽ được nhúng vào nước dùng rồi ăn kèm với phở.

Phở Sài Gòn xôi thịt hơn

[Phở Sài Gòn được ăn kèm nhiều loại topping]

Nói phở Sài Gòn xôi thịt hơn là bởi ngoài các loại thịt bò tái, nạm, gầu, gân truyền thống như phở Hà Nội, người Sài Gòn còn phục vụ thêm bò viên, lá lách, tiết luộc, trứng chần, lòng heo, xương hầm, tủy và rất nhiều loại topping khác. Chính điều đó đã khiến món phở bò Sài Gòn có hương vị đa dạng, phong phú và chiều lòng được nết ăn của người Sài Thành.

[Tương đen là đặc trưng của phở Sài Gòn]

Ngoài có đa dạng nhiều loại topping khác nhau, một đặc trưng khác của phở bò Sài Gòn đó là thường được ăn kèm với tương đen. Đây là loại tương làm từ tỏi và ớt xay nhuyễn, sau đó đồ chín rồi đem chưng với dầu. Trước khi ăn phở, người ta sẽ cho ¼ thìa tương đen vào bát, quậy đều lên, lúc này mùi tỏi ớt sẽ theo cùng hơi khói bốc lên thơm ngào ngạt, rất kích thích vị giác.

Hà Nội có nhiều biến tấu khác nhau của phở

Ở Hà Nội, nếu bảo đi ăn phở thì phải hỏi phở gì?: phở nước, phở xào, hay phở chiên phồng, phở cuốn, phở sốt vang hay phở trộn, Ngoài ra, còn có một số món phở du nhập khác như phở chua [Lạng Sơn], phở khô [Gia Lai].

[Phở cuốn và phở chiên phồng là những biến tấu khác nhau của phở Hà Nội]

Trái với Hà Nội, Sài Gòn chỉ rặt một loại phở nước, ít khi thấy phở cuốn hay phở sốt vang xuất hiện. Điều này cũng tương tự như món bánh tráng, Sài Gòn có ti tỉ loại, nhưng ra đến Hà Nội người ta thường chỉ biết đến bánh tráng trộn và bánh tráng nướng.

[Những điểm khác nhau cơ bản giữa phở Bắc và phở Nam]

Có thể nói rằng, khi di cư ra Sài Gòn, phở đã có nhiều sự biến đổi trong hương vị và cách chế biến để phù hợp với khẩu vị và thói quen ăn uống của người dân từng vùng.

Hy vọng rằng, với 5 điểm khác biệt giữa phở bò Hà Nội và phở bò Sài Gòn mà bài viết đã cung cấp, bạn sẽ hiểu hơn về món phở truyền thống. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm nhưmáy xay giò, máy thái thịt, lò quay gà vịt, máy cưa xương.thì hãyhệ vớiNEWSUN.

Bạn có thể liên hệ với NEWSUN bằng cách nhắn tin, để lại số điện thoại trong khung chat góc bên phải màn hình hoặc gọi trực tiếp vào số Hotline 0961.555.155, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào!

Một số mẫu nồi nấu phở bạn có thể tham khảo:

NỒI NẤU PHỞ TỦ ĐIỆN

Nồi nấu phở tủ điện rời 40L
Liên Hệ
Nồi nấu phở tủ điện rời 60L
Liên Hệ
Nồi nấu phở tủ điện rời 80L
Liên Hệ
Nồi nấu phở tủ điện rời 120L
Liên Hệ

NỒI NẤU PHỞ ĐIỆN LIỀN

Nồi nấu phở điện liền nồi 20L
Liên Hệ
Nồi nấu phở điện liền 40L
Liên Hệ
Nồi nấu phở điện liền nồi 80L
Liên Hệ
Nồi nấu phở điện liền nồi 120L
Liên Hệ

Nguồn: //dienmaynewsun.com/

Video liên quan

Chủ Đề