Điểm chung nhất của các phương pháp dạy học tích cực là gì


- PP DHTC có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học mà trong đó tư duy độc lập

sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học.

- PP DHTC có yêu cầu cao đối với người dạy và người học.

- PP DHTC giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu, đảm bảo sự cá thể hoá,

tập trung vào người học.

- PP DHTC có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở

những mức độ khác nhau.

1.2.3. Bản chất của PP DHTC

Bản chất của quá trình DHTC là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào

tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của thầy thành quá trình tự học của sinh viên. Giáo

viên tạo nên những tình huống có vấn đề sinh viên chấp nhận các tình huống đó là cần

thiết, sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu, chủ động hợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố

vấn của thầy để tìm ra kiến thức mới.

1.2.4. Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích cực

Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy

tính tự giác, chủ động của người học. Tích cực là một nét quan trọng của tính cách,

theo Kharlanôp: tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự

giác , có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sang kiến và đầy hào hứng, những hành

động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào

học tập và thực tiễn . Như vậy tích cực là một đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi

quá trình nhận thức, là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy học.

Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát

huy tính chủ động, độc lập, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận

thức của người học. Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ bản là:

- Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi, khám phá nội dung

học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề

xuất các ý tưởng sang tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình. Theo lí

thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học tích cực chính là giúp cho người học tự xây

dựng những cấu trúc trí tuệ riêng cho mình về những tài liệu học tập, lựa chọn những

16



thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin dựa trên vốn kiến thức đã có và nhu cầu hiện

tại, bổ xung thêm những thông tin cần thiết để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới [Shuell,

1993] , người học chính là chủ thể của quá trình nhận thức.

- Người dạy: linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia vfa làm

chủ hoạt động nhận thức. Người dạy xây dựng được những môi trường có khả năng

thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập

có mức độ phù hợp với từng HS, tạo điều kiện cho từng HS được phép lựa chọn, tự lập

kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ

học tập, cuối cùng tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bản thân. Người dạy chỉ là

người tổ chức và hướng dẫn qua trình nhận thức.

- Nội dung bài dạy không đi sâu vào từng chi tiết cụ thể mà sắp xếp thành các

vấn đề lien kết hoặc sắp xếp theo nguyên lí cơ chế để kích thích tư duy và tính chủ

động sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề của người học.

Trong luật giáo dục nước ta, điều 36b cũng nêu rõ: Phương pháp giáo dục đại

học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho

người học phát huy tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành tham gia nghiên cứu,

thực nghiệm, ứng dụng, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ở

đại học chính là thực hiện luật giáo dục.

1.2.5 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động

"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học

tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình

chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.

Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo

luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa

nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ

năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng

sáng tạo.



17



Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn

hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng sinh viên biết hành

động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học,

kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh

khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp

học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện

cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ

lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được

nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa

trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động,

đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau

bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.

1.2.6 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của sinh viên không thể đồng

đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa

về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế

thành một chuỗi công tác độc lập.

Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng

lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng

yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi sinh viên.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được

hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp

thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm

lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá

nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình

độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy

giáo.

18



Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp

hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4

đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những

vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành

nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính

cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức,

tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho

các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên

quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải

chuẩn bị cho sinh viên.

1.2.7. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực

trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định

thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích

cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh

cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên

được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là

năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học

sinh.

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người

năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể

dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến

khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.

Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một

công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh

hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.



19



Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai

trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức,

hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh

nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu

của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn

nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều

so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người

gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,

tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có

trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh

mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

1.3 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP DHTC

1.3.1. Những rào cản của việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực

Giáo viên ngại thay đổi cách làm việc đã thành nếp

Giáo viên ngại với việc nâng cao kỹ năng

Phương pháp dạy học mới đòi hỏi người thầy phải:

- Hiểu sâu sắc nội dung lý thuyết

- Từng trải trong vận dụng thực tiễn hoặc ít nhất cũng từng học hỏi người khác

vận dụng như thế nào.

- Phải hy sinh tâm lực và thời gian để dàn dựng bài giảng, tìm ra những câu hỏi

tinh tế, những đề tài thảo luận hấp dẫn, lôi kéo người học vào tư duy tích cực.

Đối với học sinh: Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của

hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học,

dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về

kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình

được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có

phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.



20



1.3.2. Những quan niệm sai lầm

- Quan niệm sai lầm thứ nhất là:

Nếu thầy giỏi về kiến thức chuyên môn thì thầy sẽ dạy giỏi. Về sự quan trọng

của kiến thức chuyên môn thì chúng ta không ai có thể phủ nhận được. Nhưng chúng ta

cũng nên hiểu rõ rằng, kiến thức chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần để giảng dạy

giỏi chứ không phải là điều kiện đủ.

Nói tóm lại: Thầy kém chuyên môn thì không thể dạy giỏi nhưng Thầy giỏi

chuyên môn thì chưa chắc đã dạy giỏi.

- Quan niệm sai lầm thứ hai là:

Thầy chỉ cần dạy cho sinh viên về nội dung chuyên môn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra

không cần gì nữa!

Quan niệm này trong thế giới hiện đại hết sức không đầy đủ. Chúng ta biết rằng, kiến

thức của nhân loại nói chung và trong mỗi ngành khoa học nói riêng là rất nhiều, nếu như

không nói là vô cùng. Quan niệm này dẫn đến việc thầy giáo bị một sức ép là cần dạy một

khối lượng nội dung lớn, trong khi số tiết học dành cho môn học không được tăng thêm.

Điều này giải thích tại sao khi xây dựng chương trình, ngành nào cũng kêu rằng số tiết dành

cho môn học của mình quá ít. Nhà sư phạm Lagowski cho rằng: Nếu quan niệm dạy học là

dạy kiến thức cần cho sinh viên khi ra trường thì làm sao nhà trường có thể dạy đủ dù chỉ

50% - 60% kiến thức cần thiết cho một sinh viên làm việc trong 35 38 năm.

-Quan niệm sai lầm thứ ba là:

Người dạy giỏi là người có khả năng bẩm sinh. Quan niệm này dẫn tới phủ nhận việc

cải tiến phương pháp dạy nói chung và khả năng cải tiến phương pháp giảng dạy của những

giáo viên dạy yếu.

1.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG PP DHTC

1.4.1. Sử dụng PP DHTC trên nền tảng lý luận và phương pháp giảng dạy

phù hợp với bùng nổ thông tin.

Với sự tiến bộ phi thường của công nghệ thông tin [ICT- Information and

Communication Technologies ], khối lượng thông tin và tri thức đang tăng theo hàm

21



Video liên quan

Chủ Đề