Phân tích nguyên nhân pháp chuyển hướng tấn công vào gia định sau khi thất bại ở mặt trận đà nẵng.

Câu hỏi: Sau thất bại ở Đà Nẵng Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo

A. Cố thủ chờ viện binh

B. Đánh thẳng kinh thành Huế.

C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.

D. Kéo quân vào đánh Gia Định.

Trả lời:

Đáp án: D. Kéo quân vào đánh Gia Định.

Giải thích:

Sau thất bại ở Đà Nẵng Pháp chuẩn bị kế hoạchkéo quân vào đánh Gia Định.

- Gia Định là vựa lúa lớn của Nam Bộ có thể cung cấp được lương thực cho thực dân Pháp và cắt được viện trợ và triều đình Huế.

- Cùng lúc đó, Anh cũng âm mưu xâm chiếm, Pháp quyết định đi trước Anh một bước.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu cuộc chiến của Pháp ở Gia Định nhé!

1. Nguyên nhân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

2. Diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- Sáng 1/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư, song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

- Quân dân Việt Nam anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn⇒ Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.

3. Cuộc tấn công của Pháp ở Gia Định

- Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định.

-Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-ou-chia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.

-Ngày 9-2-185, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới 16-2-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nổ súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại,các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ:.

-Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định [23-3-1860]. Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1 000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”.

-Từ tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định. Ông đã huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hòa, vừa đồ sộ vừa vững chắc, nhưng vì không chủ động tấn công nên gần 1 000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân ta với một lực lượng từ 10 000 đến 12 000 người.

-Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch [7-1860].

-Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi [Đà Nẵng và Gia Định], rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nam. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.

CHUYÊN ĐỀ

QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG PHÁP [1858-1884].

       I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

     - Nắm được những nét chung về tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.

     - Qúa trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến 1884.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.

- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện

3. Thái độ

- Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân .

- Đánh giá  đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX. Giáo dục tinh thần yêu nước

4. Năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,  năng lực giao tiếp,  năng lực hợp tác,  năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác,  sử dụng tranh ảnh,  tư liệu.

- Năng lực so sánh,  phân tích, giải thích.

II. Nội dung kiến thức mới:

I. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược

- Chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút; mất mùa, đói kém liên miên

+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhiều chính sách của nhà nước  đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp

- Quân sự yếu kém, lạc hậu.

- Xã hội: Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.

- Đối ngoại sai lầm: Chính sách cấm đạo và xua đuổi giáo sĩ đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.

II. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

- Trước tình thần chiến đấu của quân và dân ta, quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.

→Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định

- 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

-> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn →Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.

 - Đầu năm 1860, nước Pháp gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Italia-> Dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.

3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862.

- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà-Đại đồn phòng thủ lớn nhất Đông Nam Á của triều Nguyễn.

- Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường [12/4/1861], Biên Hoà [18/12/1861],Vĩnh Long[23/3/1862].

-Tuy nhiên chúng không thể kiểm soát [bình định] các vùng đã chiếm đóng do vấp phải phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.

- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

4. thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Sau khi xâm chiếm Campuchia [1863], Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng ba

tỉnh miền Tây

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành.

- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì [ Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên] không tốn một viên đạn.

5. Pháp tiến đánh Bắc Kì.

a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất [1873].

- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.

+ Cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc

 + Tổ chức các đạo quân nội ứng

- Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để đem quân ra Bắc

- Ngày 20/11/1873,Pháp tấn công thành Hà Nội -> sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng

- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận.

→kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại.

- Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân

Pháp điều ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.

b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai [1882-1883]. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

- Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển.

-Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp kéo ra Bắc.

+ 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên Hà Nội.

+ 25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội.

+ 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..

+19/05/1883, thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai của quân dân ta, tướng Rivie tử trận.

- 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp→quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành.

-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.

III. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884.

1. Khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng

-Nhân dân ta chiến đấu anh dũng, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, giam chân địch 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà→kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

2. Khi Pháp đánh chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì

-Phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho Pháp gặp khó khăn, mất 1 tuần thực dân Pháp mới từ Cần Giờ về Gia Định.

-Khi Pháp đánh thành GĐ, các đội dân binh

chiến đấu ngoan cường→Pháp phải phá kho tàng rút xuống tàu chiến.

-Thành mất, các đội dân binh chiến đấu ngoan cường, nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành các bức tường lửa bao vây địch lảm cho Pháp gặp nhiều khó khăn.

-Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta pjats triển mạnh mẽ. các toán nghĩa binh: Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy….chiến đấu anh dũng lập nhiều chiến công.

-Sau hiệp ước Nhâm Tuất [1862], tuy triều đình thẳng tay đàn áp nhưng nhân dân 3 tỉnh miền Đông vẫn quyết tâm kháng chiến. Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Trương Định.

-Phong trào tị địa diễn ra sôi nổi khiến Pháp gặp nhiều khó khăn.

3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp

-Phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao dưới nhiều hình thức: bất hợp tác, khởi nghĩa vũ trang, liên minh với Camphuchia…

-Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: trương quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…..

4. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

-Khi Pháp đặt chân lên HN, nhân dân bất hợp tác với địch.

-Khi thành HN bị chiếm, các văn thân sĩ phu lập nghĩa hội bí mật tổ chức chống Pháp.

-Tại các tỉnh lân cận HN, nhân dân kháng cự quyết liệt.

-Tiêu biểu nhất là chiến thắng Cầu Giấy [21/12/1873]→quân Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng, khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

5. Phong trào  kháng chiến của nhân dân trong những năm 1882-1884.

-Ngay khi đặt chân lên HN lần hai, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân và dân ta.

-19/5/1883, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân của Hoàng Tá Viêm đã lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

-Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phong trào phản đối hiệp ước của nhân dân lên cao.

2. HD học sinh về nhà: Trả lời được các câu hỏi sau

- Thái độ của nhà Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược.

- Thái độ của Nhân dân trong quá trình Pháp xâm lược.

-Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề