Phân tích môi trường Marketing của quán cafe

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Thị trường kinh doanh cafe ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn với sự ra đời của hàng loạt thương hiệu lớn nhỏ. Trước nguy cơ “đào thải” vô cùng cam go, chiến lược marketing quán cafe chính là “vũ khí lợi hại” không thể thiếu để mỗi thương hiệu nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Liệu marketing quán cafe chỉ đơn giản là chạy chương trình khuyến mãi, giảm giá? Hay còn những chiến lược nào khác để thu hút khách hàng? Nếu bạn muốn marketing quán cafe một cách bài bản, hiệu quả theo mô hình 4P, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây. 

Mô hình 4P trong marketing còn được gọi là mô hình marketing mix [marketing hỗn hợp], bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product [Sản phẩm], Price [Giá cả], Place [Địa điểm], Promotion [Quảng bá]. Tất cả các thành phần “P” này phải luôn phát triển đồng thời với nhau dựa trên định vị thương hiệu, khách hàng mục tiêu thì mới có thể đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Thương hiệu có thể áp dụng mô hình 4P trong chiến lược marketing quán cafe

Chiến lược marketing mix mặc dù ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa bao giờ lạc hậu vì tính hiệu quả của nó. Bất cứ ngành nghề nào đều có thể áp dụng mô hình 4P để xây dựng và phát triển kế hoạch marketing của một thương hiệu, trong đó có ngành F&B, cụ thể ở đây là marketing quán cafe.  

Xem thêm: Lập kế hoạch marketing hiệu quả cho quán cafe vừa và nhỏ

Product [sản phẩm] là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình 4P khi lên chiến lược marketing quán trà sữa. Các quyết định liên quan đến sản phẩm trong quán cafe sẽ phụ thuộc vào nhiều khía cạnh như hương vị, thiết kế, tên đồ uống,…

Trước khi bắt tay vào phát triển sản phẩm, bạn cần có nghiên cứu về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng phân khúc và khác phân khúc để có cái nhìn toàn cảnh về thị trường kinh doanh cafe hiện nay. Sau đó, hãy phân tích thói quen, nhu cầu và xu hướng hành vi của khách hàng mục tiêu của bạn. Đây chính là những thông tin quan trọng giúp công việc lên thực đơn đồ uống cho quán cafe dễ dàng hơn. 

Từ những phân tích trên, bạn sẽ nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của thị trường để sáng tạo những công thức đồ uống mới lạ, thu hút cho quán cafe. Nhiều quán cafe có thực đơn với các món đồ uống “na ná” nhau, khiến khách hàng không ấn tượng và trung thành với thương hiệu. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú trọng đến những sản phẩm “signature” – những món đồ uống với công thức đặc trưng làm nên tên tuổi cho thương hiệu. 

Những đồ uống với hương vị khác biệt mà đối thủ khó có thể sao chép công thức chính là công cụ marketing quán cafe vô cùng đắc lực. Đó chính là những cái tên làm khách hàng phải luôn nhớ tới mỗi khi nhắc tới thương hiệu. Chẳng hạn như The Coffee House có Trà đào cam sả, Cộng Cà phê có Cafe cốt dừa,… Ngoài ra, các quán cafe đặc sản [cafe specialty] cũng đang tạo ra trào lưu lớn bằng các đồ uống signature. Ở Hà Nội, khi nhắc đến Cafe Yên thì mọi người nghĩ ngay tới Sapa – món cafe kem béo đặc trưng của quán hay thương hiệu Ka cũng có White Whiskey và 2000m rất khác biệt để giữ chân khách hàng. 

Những loại đồ uống làm nên tên tuổi cho The Coffee House

Ngoài việc tập trung sáng tạo đồ uống “signature”, bạn cũng cần đa dạng hóa thực đơn đồ uống trong quán cafe của mình. Trên thực tế, không có một loại thức uống nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì vậy, thực đơn với nhiều món hot theo xu hướng cũng là một cách marketing quán cafe hiệu quả. 

Định giá sản phẩm cũng là một cách marketing quán cafe có tác động lớn đến doanh thu của quán mà nhiều chủ kinh doanh thường không chú ý đến. Đối với sản phẩm đồ uống như cafe, trà và nước trái cây, nếu bạn định giá quá thấp thì vừa không đảm bảo dòng tiền, vừa tạo nghi ngờ về chất lượng nguyên liệu trong mắt khách hàng; trong khi giá quá cao thì sản phẩm thua thiệt về sức cạnh tranh so với đối thủ và chỉ phù hợp với một phân khúc khách hàng nhất định. Vì vậy, chiến lược giá là cả một nghệ thuật khi kinh doanh quán cafe.  

Giá là số tiền mà khách hàng bỏ ra để được thỏa mãn nhu cầu nào đó. Vì vậy, nếu bạn muốn bán được giá cao hơn, bạn phải tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Trên thị trường kinh doanh cafe tại Việt Nam, mức giá của một ly cafe có thương hiệu, tên tuổi trung bình vào khoảng 35.000 VNĐ – 45.000 VNĐ, thậm chí còn có giá 50.000 VNĐ – 60.000 VNĐ mà vẫn được đón nhận. Đơn giản là vì chất lượng đồ uống, chất lượng dịch vụ,… tất cả giá trị mà thương hiệu đem lại làm khách hàng hài lòng và muốn quay lại lần sau. 

Đồ uống của Highlands Coffee dao động trong khoảng 35.000 VNĐ – 55.000 VNĐ phù hợp với đối tượng dân văn phòng

Bạn có thể tham khảo một số chiến lược định giá sau để marketing quán cafe hiệu quả:

Đặt giá ở mức cao cấp: Thương hiệu sẽ đặt mức giá cho đồ uống cao hơn đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong thời gian đầu, đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy” của khách hàng. Đồng thời, thương hiệu phải educate [giáo dục] khách hàng nhận thức về giá trị sản phẩm của mình. Nếu bạn sử dụng chiến lược này, ngoài việc cung cấp đồ uống hương vị ngon độc đáo, hãy đầu tư thêm vào bao bì cốc, cách trang trí cửa hàng, cách phục vụ,…

Giá thâm nhập thị trường: Chiến lược cung cấp mức giá thấp phù hợp với thương hiệu mới với mục đích thu hút sự chú ý từ khách hàng và gây sức ép với đối thủ cạnh tranh. Bạn phải chấp nhận bỏ qua câu chuyện lợi nhuận trong thời gian đầu để có được vị trí trên thị trường và sau đó tăng giá sau.  

Giá cho chương trình khuyến mãi: Để “vợt” nhóm khách hàng đã quan tâm nhưng còn lăn tăn về giá, hãy sử dụng giá khuyến mãi bằng cách áp dụng những ưu đãi: voucher giảm giá, voucher mua 1 tặng 1,… để quảng bá sản phẩm. 

Giá tâm lý: Đây là cách đặt giá để “đánh lừa” cảm giác của khách hàng rằng sản phẩm này không đắt lắm. Ví dụ như một cốc cafe thay vì có giá 50.000 VND thì để giá 48.000 VND để tạo ra “ảo tưởng” về giá trị cho khách hàng.

Giá hớt váng: Chiến lược thiết lập một mức giá ban đầu cao trong giai đoạn giới thiệu để tối đa hóa lợi nhuận, sau đó từ từ hạ giá bằng khuyến mãi khi đồ uống của đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường để thu hút số lượng khách hàng sử dụng lớn hơn.

Ngoài những chiến lược giá để marketing quán cafe trên, bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách khôn khéo đưa ra mức giá để khách hàng cảm thấy mua cỡ cốc lớn sẽ “có lời” hơn và lựa chọn upsize cho món đồ uống mình mua. 

Đối với ngành F&B, yếu tố địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng không kém gì với sản phẩm hay giá cả. Một mặt bằng “đắc địa” cũng chính là cách để marketing quán cafe dễ dàng hơn. 

Khi lựa chọn vị trí kinh doanh quán cafe, nếu không có đủ tài chính để thuê những mặt tiền lớn, bạn có thể chọn mặt bằng ở đường nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo yếu tố dễ tìm kiếm, dễ quan sát, mát mẻ và thông thoáng. Ngoài ra, quán cafe nên nằm ở vị trí tập trung đông khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Nếu quán cafe hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên thì nên có vị trí gần các trường học, khu vui chơi. Ngược lại, các quán cafe có vị trí gần các tòa nhà văn phòng, khu mua sắm ăn uống,… sẽ dễ dàng tiếp cận đối tượng dân văn phòng có độ tuổi lớn hơn. 

Standee đặt trước quán cafe giúp thu hút khách hàng đi qua 

Để phát huy triệt để tác dụng của địa điểm, hãy thường xuyên đầu tư vào marketing offline tại điểm bán. Thứ nhất, tất cả POSM [vật phẩm quảng cáo tại điểm bán] như áp phích quảng cáo, sticker, tờ rơi, kệ trưng bày, standee, quầy hàng mini, poster,… đều được thiết kế mang màu sắc, đường nét của thương hiệu để thu hút và tạo dấu ấn trong khách hàng đi qua cửa hàng. Thứ hai, tổ chức những sự kiện như bốc thăm trúng thưởng, tặng quà,… vào một số dịp đặc biệt để tạo hiệu ứng thu hút với đối tượng khách hàng. 

Trước khi lên kế hoạch truyền thông, bạn cần xác định mục tiêu marketing quán cafe trong giai đoạn hiện tại là gì: thu hút khách hàng mới, quảng bá thương hiệu, thúc đẩy doanh số ngắn hạn, thúc đẩy thương hiệu để gia tăng doanh số dài hạn, chăm sóc và tri ân khách hàng,… Từ đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, bạn sẽ xây dựng những chiến dịch marketing phù hợp, chọn kênh tiếp cận và hoạt động để đạt được hiệu quả như ý. Dưới đây là một số hoạt động marketing quán cafe phổ biến đã giúp nhiều thương hiệu đạt được thành công:

Hoạt động tích cực trên mạng xã hội

The Coffee House thường xuyên đăng tải nội dung trên fanpage để tương tác với khách hàng

Hai mạng xã hội [social media] tiềm năng nhất để thương hiệu cafe tiếp cận khách hàng mục tiêu là Facebook và Instagram. Đây là hai kênh mà số đông bạn trẻ đều sử dụng hiện nay. Hãy thường xuyên cập nhật nội dung, hình ảnh bắt mắt về thức uống, không gian,… trên fanpage để tăng tương tác và thu hút khách hàng đến quán. Chạy quảng cáo Facebook, Instagram cũng là cách marketing giúp tăng doanh thu đáng kể cho quán. Ngoài ra, đừng quên tích cực trả lời bình luận, tin nhắn của khách hàng để họ đánh giá tốt về thương hiệu. 

Triển khai các chiến dịch marketing

Tùy theo mỗi giai đoạn thương hiệu cafe sẽ lại cần những chiến dịch khác nhau như mừng ngày 8/3, kỷ niệm sinh nhật 1 năm, tri ân khách hàng,… Những thương hiệu “lười” triển khai chiến dịch sẽ khó để lại dấu ấn và nhanh chóng bị lãng quên. Vì vậy, việc triển khai chiến dịch thường xuyên sẽ đem lại cảm nhận cho khách hàng về một thương hiệu năng động, nhiều hoạt động hấp dẫn và thu hút.

Mỗi chiến dịch marketing quán cafe cần đảm bảo có ý tưởng [concept] độc đáo, thông điệp chính [key message] phù hợp với sản phẩm và khách hàng mục tiêu, có ưu đãi hấp dẫn nếu muốn tăng doanh số trong ngắn hạn. Trung bình một thương hiệu cafe nên triển khai ít nhất 1 chương trình trong 1 tháng. Hãy lên kế hoạch cụ thể, phân bổ ngân sách hợp lý và lên phương án đo lường để đảm bảo độ hiệu quả của các chiến dịch. 

Tận dụng hệ sinh thái công nghệ

Ngày nay, sự xuất hiện của hàng loạt các ứng dụng [app] dành cho ngành kinh doanh ăn uống như các app reviews, app giao đồ ăn thức uống, các nền tảng phân phối e-voucher,… cùng với xu hướng chuyển đổi số giúp cho các quán cafe có thêm nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Bạn nên lưu ý những ứng dụng sau:

  • Ứng dụng giao đồ ăn: ShopeeFood, GrabFood, Baemin, GoJek, Loship …
  • Tìm kiếm địa điểm, review quán: Foody, Lozi, 5food,…
  • Phân phối e-voucher: Jamja, Meete, iFind, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
  • Ví điện tử: MoMo, ShopeePay, ZaloPay, VinID,…

Bạn nên tích cực tham gia những nền tảng này để marketing quán cafe vì các app đều đang có sẵn một cộng đồng người dùng rất lớn. Hãy coi việc mất phí hoa hồng như một khoản đầu tư để gia tăng nhận diện thương hiệu của quán đến nhiều khách hàng tiềm năng sẵn có. 

Sử dụng ứng dụng chăm sóc khách hàng CRM

Bạn có thể tận dụng cả những tính năng về quản lý và chăm sóc khách hàng trên các phần mềm quản lý bán hàng để chạy các chiến dịch marketing quán trà sữa hiệu quả. Hiện nay, giải pháp quản lý khách hàng CRM được tích hợp trong phần mềm quản lý quán cafe iPOS sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ cho marketing.

Giải pháp iPOS CRM hỗ trợ hoạt động marketing quán cafe vô cùng hiệu quả 

Với ứng dụng CRM, bạn sẽ dễ dàng xây dựng các chương trình hội viên, quản lý chương trình khuyến mãi, phát hành e-voucher,… chỉ qua vài thao tác đơn giản. Ứng dụng chăm sóc khách hàng CRM từ iPOS sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các quán trà sữa trong việc “cá nhân hóa” các chương trình chăm sóc khách hàng như tạo kênh tương tác qua Zalo, Facebook; tạo tin nhắn chúc mừng, thư quà tặng,… và gửi đến khách hàng theo kịch bản tự động, đo lường và đánh giá hiệu quả các chương trình khuyến mãi. 

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn xây dựng được chiến lược marketing quán cafe của mình hiệu quả. Nếu thực hiện tốt cả đủ 4 yếu tố P trong mô hình marketing mix “thần thánh” này, chắc chắn quán cafe của bạn không những có sự tăng trưởng doanh thu đáng nể mà còn ngày càng lan tỏa thương hiệu và được nhiều người biết đến. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Video liên quan

Chủ Đề