Nước lợ là nước như thế nào

Nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt nhưng không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt, chẳng hạn như tại các khu vực cửa sông hoặc nó có thể xuất hiện trong các tầng ngậm nước hóa thạch lợ.

Một số hoạt động nhất định của con người cũng có thể tạo ra nước lợ, cụ thể là trong một số dự án kỹ thuật xây dựng dân sự như các dạng đê điều ven biển hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi tôm nước lợ. Nước lợ cũng có thể là chất thải chủ yếu của công nghệ năng lượng gradient độ mặn.

Do nước lợ là không thích hợp với sự phát triển của phần lớn các loài thực vật trên đất liền, cho nên nếu không có sự quản lý và kiểm soát thích hợp thì nó có thể gây ra các tổn hại cho môi trường.

Nước lợ có độ mặn cao hơn nước ngọt nhưng không bằng nước mặn

Khái niệm nước lợ cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận. Về mặt kỹ thuật, hoặc 30 gam muối hòa tan trong mỗi lít nước thông thường được biểu diễn dưới dạng 0,5/1 tới 17/30 phần nghìn. Vì thế, nước lợ bao phủ một khoảng chế độ mặn và nó không thể coi là một điều kiện có thể định nghĩa chính xác. 

2 Môi trường sống nước lợ

Cứa sông

Nước lợ có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt, và các khu vực cửa sông là các vùng nước trong đó nước biển và nước ngọt từ sông đổ ra pha trộn với nhau. Các môi trường sống nước lợ rộng lớn nhất trên thế giới vì thế chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển.

Môi trường nước lợ có các loài sinh vật, thủy sản nước lợ đa dạng

Rừng đước

Một môi trường sống nước lợ quan trọng khác là các đầm lầy sú vẹt, thủy sản và sinh vật nước lợ. Nhiều, mặc dù không phải tất cả, đầm lầy sú vẹt bám quanh các cửa sông và các phá, trong đó độ mặn thay đổi theo mỗi lần thủy triều

Trong số các cư dân chuyên biệt hóa của các rừng đước là cá bống bùn, các loài cá tìm kiếm các loại thức ăn trong vùng đất lầy lội hay cá măng rổ, các loài cá tương tự như cá vược có cách thức bắn hạ côn trùng và các loại động vật nhỏ khác sống trên cây bằng cách phun các giọt nước từ phần miệng chuyên biệt hóa của chúng vào các loại con mồi để chúng rơi xuống nước.

Giống như các cửa sông, các đầm lầy sú vẹt là môi trường sinh sản cực kỳ quan trọng cho nhiều loài cá nước lợ, chẳng hạn như cá hồng, lìm kìm và cá cháo lớn đẻ trứng hay phát triển tại đây

Nước sạch là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất. Tuy nhiên, bạn đang phải đau đầu khi gia đình sử dụng nguồn nước lợ, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy làm sao để xử lý nước lợ thành nước ngọt hiệu quả nhất. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để được Green Water tiết lộ cho bạn nhé!

Nước lợ là gì?

Nước lợ là gì?

Nước lợ là loại nước có chứa lượng muối hòa tan từ 1 - 10g trên mỗi lít nước. Như vậy, theo tiêu chuẩn của Việt Nam, độ mặn của nước lợ cao hơn nước ngọt có thể sử dụng và thấp hơn của nước mặn.

Trong điều kiện trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi, nguồn nước ngọt tự nhiên cũng bị tác động và trở nên khan hiếm hơn. Do đó, nước lợ, nước nhiễm mặn càng xuất hiện trên diện rộng ở Việt Nam. Đặc biệt là vào mùa hạn hán, lượng nước ngọt càng giảm, nước lợ xâm nhập nhiều hơn.

Nước lợ là sự pha lẫn giữa nước mặn và nước ngọt. Do đó, nó thường được hình thành tại các khu vực cửa sông hoặc các tầng nước ngầm vùng ven biển. Hoặc nó thể hình thành từ quá trình bồi đắp đê chắn sóng, ngăn mặn của người dân ven biển… Quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền. Điều này khiến cho nguồn nước ngầm tại các sông suối, ao hồ đã bị nhiễm mặn ngày càng trầm trọng hơn. Trong những năm gần đây, người dân miền Tây đã phải khốn đốn vì nước lợ.

>> Xem thêm: 5 Cách Đánh Bay Tình Trạng Nước Máy Bị Đục Trắng

Nước lợ có uống được không?

Như đã giải thích ở trên, nước lợ có chứa nồng độ muối cao hơn so với nước bình thường. Vì vậy nên khi sử dụng nước lợ, các tế bào trong cơ thể sẽ bị mất nước và teo tế bào. Từ đó, các tế bào sẽ bị chết đi, hàng rào bảo vệ của cơ thể cũng mất dần. Do đó, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Vì trong nước lợ có chứa nồng độ muối cao hơn so với nước bình thường. Vậy nên khi sử dụng nước lợ, các tế bào sẽ bị hút hết nước, cơ thể bạn bị mất nước và teo tế bào. Dẫn đến tình trạng các tế tào bị chết đi. Điều đó có nghĩa hàng rào bảo vệ sẽ bị mất. Lúc này sẽ tạo cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Có thể kể đến như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nôn mửa, viêm đường ruột cấp tính…

Ảnh hưởng đến sức khỏe của nước lợ - Xử lý nước lợ thành nước ngọt

Ảnh hưởng của nước lợ trong đời sống sinh hoạt

Việc sử dụng nước lợ thường xuyên sẽ gây những tác động nhất định đến sức khỏe. Trong đó, những ảnh hưởng lớn bao gồm:

Nước lợ gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

  • Sử dụng nguồn nước lợ thường xuyên sẽ làm suy giảm sức đề kháng. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh về nhiễm trùng cơ hội hay suy gan thận… 
  • Nếu sử dụng nước lợ trong sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh thường xuyên, các biểu bì da sẽ bị ảnh hưởng. Bạn có thể gặp phải các bệnh ngoài da như: Viêm da, nổi mụn nhọt, ghẻ lở… 
  • Đặc biệt nghiêm trọng hơn, nước lợ khi dùng trong sinh hoạt có thể gây ra các bệnh về mắt, hay viêm nhiễm phụ khoa…
  • Nước lợ có thể gây ăn mòn, gỉ sét cho các đồ đạc trong nhà. Nhất là với những đồ dùng làm bằng kim loại. Các kim loại sẽ phản ứng trực tiếp với muối. Từ đó, gây hỏng hóc đồ vật như: xoong nồi, ấm đun nước, các ống dẫn, bình nóng lạnh…

Ảnh hưởng của nước lợ trong ngành nông nghiệp, công nghiệp

Lượng muối cao trong nước lợ có thể khiến cây cối bị nhiễm mặn. Hay đất đai khô cằn khiến người nông dân bị ảnh hưởng lớn trong việc trồng cấy. Trong công nghiệp, nước lợ sẽ khiến nồi hơi bị phá hủy, gây gỉ sét. Từ đó thể làm bít tắc lỗ thoát khi và gây nổ nồi hơi vô cùng nguy hiểm.

Tổng hợp các phương pháp xử lý nước lợ thành nước ngọt

Để khắc phục hậu quả do nước lợ gây ra, bạn có thể ứng dụng các phương pháp xử lý sau đây:

Phương pháp chưng chất nhiệt để xử lý nước lợ thành nước ngọt

Phương pháp chưng chất được ứng dụng trong dân gian từ khá lâu đời. Bởi cách thực hiện khá đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện mà không đòi hỏi công nghệ cao. Bạn chỉ cần đun sôi nước để nước bay hơi tự nhiên. Sau đó, ngưng tụ và chảy ra theo đường dẫn để trở thành nước cất. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là tốn rất nhiều thời gian, nhiên liệu. Hơn nữa, công suất xử lý không lớn.

Phương pháp trao đổi ion

Đây là phương pháp khử muối trong nước lợ bằng cách trao đổi ion. Có nghĩa là nước sẽ được lọc qua cột lọc hoặc bể lọc có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính. Phương pháp này khá tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Nước dễ dàng sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình. Nguồn nước đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, nếu nước chứa lượng muối quá cao, gần chuyển thành nước mặn thì chi phí cao và khó vận hành.

>> Xem thêm: 3 Sai Lầm Khi Sử Dụng Máy Lọc Nước Khiến Càng Lọc Càng Bẩn

Phương pháp thẩm thấu ngược xử lý nước lợ thành nước ngọt

Máy lọc nước áp dụng pương pháp thẩm thấu ngược xử lý nước lợ thành nước ngọt

Đây là phương pháp sử dụng màng lọc RO. Nước sẽ đi qua các màng lọc siêu nhỏ, giữ lại các ion muối hòa tan trong nước. Màng thẩm thấu sẽ tạo ra một áp lực dư trong nguồn nước. Nhờ đó, nước đã được lọc qua màng sẽ không quay trở lại cùng dung dịch muối.

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi với mọi loại nước. Ưu điểm là chi phí không quá tốn kém mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong trường hợp nước có độ nhiễm mặn cao sẽ đòi hỏi điện năng tiêu thụ lớn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp thiết bị xử lý nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp thiết bị xử lý nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green Water đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại dịch vụ uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Chủ Đề