Nguyên tắc pháp chế trong to chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam

Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Cơ sở lý luận

Lênin đưa ra định nghĩa:” Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị- xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước , các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn  trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để chính xác.

Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của tập thể, của công dân đều bị xử lí theo pháp luật”

  • Trong xã hội phong kiến quản lí nhà nước như thế nào phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà vua vì vậy dễ dẫn đến sự tùy tiện.
  • Trong xã hội dân chủ quản lý nhà nước phải tuân theo pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật là cơ sở minh bạch, công khai chống lại sự tùy tiện.
  • Đồng thời một trong những đặc trưng của cơ quan nhà nước là tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật vì vậy nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩ phải được quán triệt trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước

Cơ sở Hiến định: Điều 8 và điều 12 HP 2013.

Nội dung nguyên tắc:

  • Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
  • Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.
  • Tăng cướng công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều

Liên hệ thực tiễn:

Những năm quac ác cơ quan nhà nước,cán bộ, công chứ nhà nước có vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền , tham nhũng xẩy ra khá nhiều.

Pháp chế là một thuật ngữ được sử  dụng phổ biến. Hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa pháp chế và pháp luật. Chính vì vậy khi sử dụng còn nhiều sai sót dẫn đến hiểu sai vấn đề hoặc không hiểu rõ vấn đề.

Qua bài viết Pháp chế là gì?  Chúng tôi sẽ cung cấp những thông  tin hữu ích nói trên tới Quí vị.

Pháp chế là gì?

Pháp chế là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo định nghĩa nêu trên, ta hiểu  rằng pháp chế và pháp luật là hai thuật ngữ khác nhau. Pháp luật là quy tắc được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Còn pháp chế  có thể coi là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn.

Người làm công tác pháp chế là gì?

Người làm công tác pháp chế bao gồm:

1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.

3. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế

Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

a] Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

b] Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

c] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Nguyên tắc pháp chế

Nguyên tắc pháp chế được quy định tại Hiến pháp như sau:

Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Để thực hiện được các quy định của pháp luật  thì bộ máy nhà nước đóng vai trò  đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định rõ ràng  những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó.

Bởi nếu không quy định cụ thể sẽ rất dễ gây ra tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nước và thực trạng thực hiện pháp luật.

Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.

Những thành phần nói trên  là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước  khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước và thực hiện pháp luật trong đời sống.

Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều.

Phần tiếp theo của bài viết Pháp chế là gì? Tổng đài sẽ cung cấp thông tin về Phòng Pháp chế tới Quí  vị.

Phòng pháp chế là gì?

Phòng pháp chế  là một bộ phận thuộc tổ chức nhất định, bộ phận này có chức năng như sau:

Thứ nhất: Tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý của đơn  vị trực thuộc về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Hiện nay các hoạt động kinh doanh sản xuất được nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các biện pháp  nhất định. Và ban quản lý cần được sự tư vấn về pháp luật để tránh điều hành công ty vi phạm pháp luật, hoặc không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của công ty, cá nhân đối với nhà nước.

Thứ hai: Đại diện hoặc đề xuất ca nhân tham gia các hoạt động tố tụng, hành chính với cơ quan nhà nước khi được uỷ quyền.

Thứ ba: Thứ hiện cập nhật, hệ thống và thể chế hoá các văn bản pháp lý.

Các văn bản pháp lý thay đổi và điều chỉnh  khi quan hệ xã hội có sự phát  triển và quy định vụ không còn phù hợp với tình hình thực tế, Chính vì vậy khi có sự thay đổi cần phải được cập nhật những điểm giống và khác nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của đơn vị.

Từ những phân tích trên, chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Pháp chế là gì?  Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: 19006198

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Những nguyên tắc đó được quy định trong Hiến pháp năm 2013

Luật sư tư vấn Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900.6198

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Cơ sở của sự thống nhất quyền lực chính là để đảm bảo cho tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể và cũng là cội nguồn của quyền lực. Nếu không có sự thống nhất quyền lực sẽ làm xa rời, mất đi bản chất giai cấp vốn có của nhà nước.

Cơ sở của sự phân công quyền lực thể hiện ở chỗ: Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tuy nhiên không thể có một cơ quan nào có thể đảm đương được việc thực hiện tất cả quyền lực của nhà nước mà nếu tồn tại cơ quan như vậy thì bộ máy nhà nước cũng chỉ có duy nhất một cơ quan nhà nước mà không cần đến một hệ thống các cơ quan nhà nước.

Cơ sở của sự phối hợp là để đảm bảo tính thống nhất quyền lực, để đảm bảo quyền lực nhà nước sau khi được phân công thì không bị tách ra một cách rời rạc mà được gắn kết với nhau tạo thành một khối quyền lực, tập trung được tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Cơ sở của sự kiểm soát quyền lực nhằm để bảo đảm các cơ quan không lạm quyền trong quá trình thực thi quyền lực.

Nội dung của nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công,  phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” được thể hiện triệt để trong tổ chức hoạt động của từng cơ quan của bộ máy nhà nước và trong cả hệ thống bộ máy nhà nước.

Tìm hiểu thêm: Xử lý hành chính người chưa thành niên

Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Điều 4 – Hiến Pháp năm 2013 đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“. Cơ sở của nguyên tắc này bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 19006198

Nội dung của nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước được thể hiện:

[i] Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước, sau đó Nhà nước sẽ thực hiện các đường lối, phương hướng đó dưới sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo của Đảng;

[ii] Đảng lãnh đạo bằng các tổ chức Đảng và các Đảng viên là hạt nhân tiên phong trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước;

[iii] Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức , vien chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước

Cơ sở của nguyên tắc này là để đảm bảo nhân dân là chủ thể của quyền lực của Nhà nước – tức để quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Một cơ sở nữa chính là để đảm bảo tính dân chủ trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Nguyên tắc này không những có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện phát huy trí tuệ của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước mà còn là phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của cá nhân và tổ chức trong bộ máy nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ Thư ký luật dành cho doanh nghiệp

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định trong Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Cơ sở của nguyên tắc này thể hiện ở một số điểm sau:

[1] Để kết hợp hài hoà và phát huy được sự sáng tạo, sức mạnh của tập thể và của từng cá nhân, của cả nước và địa phương cơ sở, của từng tổ chức và cả hệ thống Bộ máy nhà nước. Nhiều khi để giải quyết công việc thì từng cá nhân đơn lẻ không thể làm được mà phải phát huy sự sáng tạo, sức mạnh của tập thể, nhiều khi lại không nên dùng các sức mạnh tập thể mà chỉ dùng đến sự quyết định cá nhân…;

[2] Kết hợp được sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Trung ương và các cơ quan Nhà nước cấp trên đối với hoạt động tự chủ, sáng tạo năng động của địa phương và cơ quan Nhà nước cấp dưới;

[3] Khắc phục được tệ nạn quan liêu, phân tán cục bộ.

Nguyên tắc này tập trung dân chủ được thể hiện trong hoạt động và tổ chức của Bộ máy Nhà nước ta như sau:

[1] Thiểu số phải phục đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phải phục tùng người chỉ huy trong các cơ quan Nhà nước;

[2] Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan Nhà nước cấp trên, các cấp chính quyền địa phương phải phục tùng cơ quan Nhà nước ở Trung ương;

[3] Các cơ quan hành chính Nhà nước, toà án, kiểm sát đều phải do cơ quan quyền lực Nhà nước bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đó;

[4] Tăng cường quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp với sự phân cấp hợp lý để tăng cường và phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương cơ sở;

[5] Cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới trong việc thực hiện các quyết định, mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước cấp trên;

[6] Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên giữa cấp trên và cấp dưới;

[7] Phải dân chủ hoá mọi hoạt động của Nhà nước, tổ chức cho nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực từ Trung ương đến cơ sở thực hiện chế độ thường xuyên báo cáo trước cử tri;

[8] Đảm bảo kỷ luật nghiêm minh trong các tổ chức để chống quan liêu, phân tán, cục bộ…

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật“.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. 

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: 

Video liên quan

Chủ Đề