Thang bảng lương công ty nhà nước

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương ?
  • 1.1 Mức lương thấp nhất [khởi điểm]
  • 1.2 Khoảng cách giữa các Bậc lương
  • 2. Cách xây dựng thang bảng lương đúng luật ?
  • 3. Tư vấn thang bảng lương doanh nghiệp trả đúng hay sai ?
  • 4. Khi nào doanh nghiệp phải đăng ký thang bảng lương ?
  • 5. Mức ghi tiền lương, phụ cấp nặng nhọc độc hại khi xây dựng thang bảng lương ?
  • 6. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp ?

1. Thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương ?

Thưa luật sư, công ty của mình có thể xây dưng hệ thống thang lương bảng lương có hệ số nhỏ hơn NĐ 205/NĐ-CP được không? Thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương như thế nào? Công ty mình là công ty hạng III, mình muốn xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương có hệ số nhỏ hơn NĐ 205/NĐ-CP được không?

Ví dụ: Công nhân chăm sóc trồng cao su thuộc nông nghiệp nhóm 2 hệ số là 1.67 mình muốn xây dựng hệ số nhỏ hơn được không? cần thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương như thế nào?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn lao động về xây dựng thang lương, bảng lương, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:

- Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước đã hết hiệu lực ngày 1/07/2013 nên không được áp dụng nữa.

- Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà Chính phủ quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013.

Theo Điều 93 của Bộ luật lao động năm 2019 [sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021]:

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghitrong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Các DN không phải ĐĂNG KÝ THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG mà chỉ cần TỰ XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG.

- DN tự xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho nhân viên, nhưng cần chú ý các điểm sau:

1.1 Mức lương thấp nhất [khởi điểm]

- Nếu là lao động phổ thông [chưa qua đào tạo, học nghề] thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng

- Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề [kể cả lao động do DN tự dạy nghề] thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP với mức như sau:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

- Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường [Nếu là trường hợp đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%].

1.2 Khoảng cách giữa các Bậc lương

- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

VD: Bậc 1 là: 5.000.000. Như vậy bậc 2 phải là: = 5.000.000 + [5.000.000 x 5%] =5.250.000

>>Tham khảo nội dung sau: Công ty sẽ bị phạt bao nhiêu tiền khi không nộp thang lương, bảng lương ?

2. Cách xây dựng thang bảng lương đúng luật ?

Kính gửi công ty Luật Minh Khuê: Công ty đã ban hành Quyết định và Quy chế xây dựng thang bảng lương theo Nghị định 49/NĐ-CPvà Thông tư 17/TT- BLĐTBXH. Tuy nhiên có sự thay đổi về hệ số lương và thu nhập nên mong Quý Công ty tư vấn giúp [có ví dụ kèm theo].

1. Hệ số lương theo Nghị định 205/NĐ-CP, tôi là kỹ sư bậc 5/8 và hệ số lương 3,58 và thu nhập lương và các khoản phụ cấp khoảng 10,5 triệu đồng/tháng;

2. Hệ số lương theo Quyết định của Công ty, tôi là kỹ sư bậc 5/8 và hệ số lương 2,93 và thu nhập lương [gồm lương cơ bản chiếm 60% và lương chức vụ 40%] và các khoản phụ cấp khoảng 9,0 triệu đồng/tháng. Vậy công ty xây dựng thang bảng lương theo Nghị định 49/NĐ-CP và Thông tư 17/TT- BLĐTBXH có đúng không?

Rất mong được tư vấn, xin chân thành cảm ơn!.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời

Theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định:

"Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%..."

Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

"4. Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể."

--> Như vậy, căn cứ vào tất cả các quy định của pháp luật thì viêc công ty anh xây dựng bảng lương khác so với quy định của pháp luật " kỹ sư bậc 5/8 có hệ số lương 3,58" thì công ty đã quy định thấp hơn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tư vấn thang bảng lương doanh nghiệp trả đúng hay sai ?

Thưa luật sư! Tôi là cán bộ phòng tổ chức cán bộ của trường cao đẳng nghề của tỉnh - Đơn vị sự nghiệp công lập. Trường tôi hiện nay đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động làm giáo viên và nhân viên hành chính tại các phòng chức năng trả lương theo thang lương, bảng lương trường xây dựng theo như doanh nghiệp [lương tối thiểu vùng].

Vậy trường tôi phải trả lương theo thang bảng lương doanh nghiệp là đúng hay phải trả lương theo thang bảng lương của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 204 của Chính phủ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP Hiện nay, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập được xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm: mức lương tối thiểu vùng người lao động theo hợp đồng lao động quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động, thì đối tượng điều chỉnh về mức lương tối thiểu vùng không bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

Theo quy định trên, nếu đây chỉ là HĐLĐ thông thường đối với người lao động thì tiền lương sẽ áp dụng mức lương theo thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Giải quyết vấn đề thang lương, bảng lương như thế nào?

4. Khi nào doanh nghiệp phải đăng ký thang bảng lương ?

Kính gửi Luật Sư Tôi đã xin giấy phép kinh doanh công ty TNHH Một Thành Viên từ ngày 10/6/2015 nay tôi có những thắc mắc nhờ văn phòng luật sư tư vấn như sau:

1. Có phải nhà nước quy định công ty mới thành lập phải nộp thang bảng lương cho sở LDTBXH quận trong vòng 6 tháng sau ngày thành lập không?

2. Bên tôi chưa có nhân viên chính thức, tất cả đều đang thử việc thì làm sao có thể hoàn thành các văn bản trong thang bảng lương được?

3. Công ty TNHH Một thành viên chưa ký hợp đồng với bất kỳ người lao động nào thì khi nào sẽ phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc

4. Đăng ký thang bảng lương trước rồi khi nào ký được hơp đồng lao động với người lao động mới đi đăng ký BHXH có được không?

5. Tôi hiện tại đang mang thai, ngày dự sinh định sinh mổ của tôi là ngày 4/1/2016. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2011 cho đến tháng 6/2015, trong sổ bảo hiểm của tôi có ghi: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng 6 năm 2015 là 3 năm 9 tháng.

Vậy tôi đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản chưa?

Tôi xin cảm ơn và mong nhận được hồi âm sớm

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Công ty của bạn là công ty TNHH Một Thành Viên được cấp giấy phép kinh doanh từ ngày 10/6/2015

1. Có phải nhà nước quy định công ty mới thành lập phải nộp thang bảng lương cho sở LDTBXH quận trong vòng 6 tháng sau ngày thành lập không?

Xin trả lời: Theo luật cũ, công ty mới thành lập không phải nộp thang bảng lương cho sở LDTBXH quận trong vòng 6 tháng sau ngày thành lập mà sẽ phải nộp thang bảng lương trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh,doanh nghiệp. Còn theo Luật lao động mới năm 2019 đã bỏ trách nhiệm nộp thang bảng lương của doanh nghiệp khi mới thành lập.

Theo Điều 93, Bộ luật lao đông năm 2019 quy định như sau:

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

2. Bên tôi chưa có nhân viên chính thức, tất cả đều đang thử việc thì làm sao có thể hoàn thành các văn bản trong thang bảng lương được?

Việc thanh toán tiền lương thử việc là do 2 bên thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên phải tuân thủ quy định của điều 26 của BLLĐ năm 2019. Nên bạn có thể lấy thang lương của nhân viên chính thức trong công ty làm căn cứ tính tiền lương thử việc.

Điều 26. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

3. Công ty TNHH Một thành viên chưa ký hợp đồng với bất kỳ người lao động nào thì khi nào sẽ phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc? Công ty bạn chưa ký bất kỳ hợp đồng lao động với người lao động nào thì chưa bắt buộc phải nộp bảo hiểm xã hội.

Vì theo khoản 1a Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

Như vậy đối tượng bắt buộc phải nộp bảo hiểm xa hội là người lao động làm việc trong công ty có hợp đồng lao động và hợp đồng lao động phải có thời hạn từ ba tháng trở lên.Mà công ty bạn chưa ký hợp đồng lao động với bất kỳ ai thì chưa có hợp đồng lao động nên bạn không phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc.

4. Đăng ký thang bảng lương trước rồi khi nào ký được hơp đồng lao động với người lao động mới đi đăng ký BHXH có được không?

Khi đã đăng ký thang bảng lương, bạn có ký hợp đồng lao động với người lao động thì thực hiện đăng ký chỉnh sửa thang bảng lương của công ty. Ngoài ra, trong thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động không yêu cầu phải có thang bảng lương. Vì vậy, khi bạn ký hợp đồng với người lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Tôi hiện tại đang mang thai, ngày dự sinh định sinh mổ của tôi là ngày 4/1/2016. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2011 cho đến tháng 6/2015, trong sổ bảo hiểm của tôi có ghi: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng 6 năm 2015 là 3 năm 9 tháng. Vậy tôi đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản chưa?

Bạn đã đủ điều kiện đẻ hưởng chế độ thai sản theo bảo hiểm xã hội rồi vì theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Lao động nữ mang thai;b] Lao động nữ sinh con;

c] Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d] Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e] Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy chỉ cần trong thời gian 12 tháng trước khi bạ sinh ,bạn đã đóng BHXH được từ đủ 6 tháng trởlên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.Mà bạn nói bạn đóng BHXH, ngày dự sinh định sinh mổ của là ngày 4/1/2016. Bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2011 cho đến tháng 6/2015.Như vậy thì theo quy định pháp luật trong vòng từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015 bạn phải đóg bảo hiểm xã hội từ đử 6 tháng trở lên.Mà theo như bạn nói bạn đã đóng BHXH được hết tháng 6/2015 như vậy là các tháng 1,2,3,4,5,6 bạn đã đóng.Bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản rồi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Mức ghi tiền lương, phụ cấp nặng nhọc độc hại khi xây dựng thang bảng lương ?

Tôi có làm hồ sơ đăng ký thang bảng lương gửi cơ quan lao động địa phương, trong thang bảng lương tôi xây dựng mức lương cho 2 chức danh nhân viên bếp và nhân viên tạp vụ là 2 chức danh có tính phụ cấp nặng nhọc, độc hại là 5% trên mức tiền lương của chức danh công việc.

Vây cho tôi hỏi khi xây dựng thang bảng lương thì tôi ghi mức tiền lương trên thang bảng lương là số tiền đã bao gồm phụ cấp nặng nhọc, độc hại hay số tiền đã trừ 5% tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại và đính kèm bảng phụ cấp riêng.

Ví dụ: nhân viên bếp có mức tiền lương là 9. 950. 000 đ - đây là mức lương khi ký hđlđ và để đóng bhxh-bhyt-bhtn [đã bao gồm phụ cấp nặng nhọc, độc hại], thì khi ghi vô thang bảng lương tôi ghi mức lương 9. 950. 000 đ hay ghi mức lương 9. 452. 500 đ và làm riêng 1 bảng phụ cấp nặng nhọc, độc hại tương ứng số tiền 5% của mức lương 9. 950. 000 đ là 497. 500 đ.

Nhờ luật sư hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương và phụ cấp lương [nặng nhọc, độc hại] để ghi vô hợp đồng lao động và tính đóng bhxh-bhyt-bhtn cho đúng quy định ?

Xin chân thành cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định nguyên tắc xây dựng lương như sau:

1. Mức lương thấp nhất [khởi điểm] của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo đó thì khi xây dựng mức lương thì chỉ dựa trên lương tối thiểu vùng nhân với tỷ lệ 5% của công việc có điều kiện nặng nhọc độc hại mà thôi. Bởi theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 [có hiệu lực từ ngày 01/1/2021] và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mức lương, phục cấp là hai khoản tiền khác nhau:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Về phụ cấp bạn có thể làm thành một mục riêng quy định rõ về điều kiện hưởng phụ cấp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp ?

Thưa luật sư, xin Luật Minh Khuê xin cung cấp cho bạn đọc cách xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp

Việc xây dựng thang bảng lương phải dựa trên các nguyên tắc nhất định để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, được chấp thuận và đảm bảo tính phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế hiện tại.

Có 2 nguyên tắc xây dựng thang bảng lương 2021 cho doanh nghiệp:

– Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng

– Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%

Khi xây dựng bảng lương cho doanh nghiệp kế toán và chủ doanh nghiệp lưu ý đảm bảo 2 nguyên tắc này.

Tùy vào đặc điểm của doanh nghiệp mà thang bảng lương 2020 có thể có 2 hoặc nhiều bậc. Các bậc được phân ra với các mức lương khác nhau và có sự phân biệt về công việc, trình độ, môi trường làm việc…

Cách ghi bậc 1

Mức lương bậc 1 là mức lương thấp nhất của người lao động nhận được khi làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương bậc 1 phải đảm bảo luôn lớn hơn hặc bằng với mức lương tối thiểu vùng nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Năm 2020 mức lương tối thiểu bậc 1 được áp dụng căn cứ trên mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Khi xây dựng thang bảng lương cần lưu ý Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu của người làm đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Nếu người lao động làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% và cao hơn ít nhất 7% có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao với công việc so với mức lương của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Vùng Mức lương tối thiểu vùng

[năm 2020]

Làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại Làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại cao
Cao hơn ít nhất 5% Cao hơn ít nhất 7%
Vùng 1 4420000 4641000 4729400
Vùng 2 3920000 4116000 4194400
Vùng 3 3430000 3601500 3671000
Vùng 4 3070000 3223500 3284900

Mức lương tối thiểu bậc 1 áp dụng cho người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt năm 2020.

Cách ghi bậc từ 2 trở đi

Kế toán và nhà quản trị khi xây dựng mức lương bậc 2 trở đi cần lưu ý khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất cao hơn 5% so với mức lương trước đó.

Có thể xây dựng nhiều bậc cho thang lương, bảng lương, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh.

Mức lương tối đa không được giới hạn tuy nhiên khi xây dựng thang, bảng lương doanh nghiệp nên đặt ra mức lương tối đa để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Lưu ý nên tham khảo thang bảng lương của các đơn vị đi trước có mô hình và lĩnh vực kinh doanh tương tự để xây dựng bảng lương cho phù hợp.

Thang lương bảng lương cần được kiểm tra sửa đổi và bổ xung cho phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp, sự thay đổi của nền kinh tế thị trường tỷ giá tiêu dùng để đảm bảo lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp và theo đúng quy định của Pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề