Các kỹ năng cơ bản mà nhà quản trị cần có theo robert katz?

Liệu bạn đã có đủ tất cả những kỹ năng quản lý cần thiết để chèo lái công ty? Bạn nghĩ thế nào về kỹ năng quản lý của bản thân? Bạn có tin rằng mình đã là một nhà quản trị thực  sự, mang trong mình tất cả những kỹ năng được coi là quan trọng trong việc xây dựng bản thân và công ty?

Chủ doanh nghiệp được coi là là các doanh nhân cho đến khi họ trở thành nhà quản lý. Khi họ trở thành nhà quản lý, họ sẽ bắt đầu cảm thấy một chút rối loạn bởi vì lúc này họ sẽ cần phải giải quyết các vấn đề hoàn toàn mới, vấn đề quản lý.

[Có thể hiểu rằng, càng lên cấp cao thì nội dung chuyên môn hoá càng có tính phổ cập vì càng ở cấp cao thì các nhà quản trị phải làm những công việc mang tính đặc trưng hơn của quản trị và càng ít tham gia vào các vấn đề chuyên môn kỹ thuật hàng ngày và ngược lại. Khả năng quản trị càng lấn dần kiến thức chuyên môn ở người quản trị khi tiến lên những cấp bậc cao trong tổ chức. Vì thế, những nhà quản trị ở cấp cao dễ dàng thuyên chuyển qua các tổ chức khác nhau, vì công việc quản trị của họ giống nhau mặc dù mục tiêu của các tổ chức mà họ hoạt động hoàn toàn khác nhau – Theo Dân Kinh Tế]

Quản lý không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nó cần kiến ​​thức và kinh nghiệm. Do đó, yêu cầu phải tồn tại hệ thống phân cấp, cơ cấu tổ chức và mỗi thành viên tổ chức phải có đầy đủ kiến ​​thức, kinh nghiệm và kỹ năng để có thể di chuyển từ dưới lên tầng giữa và cấp cao nhất của kim tự tháp quản lý.

1. Kỹ năng quản lý là gì?

Đơn giản thì, kỹ năng quản lý là kiến thức và khả năng của mỗi cá nhân [đang giữ vai trò nhà quản lý] trong việc thực hiện một số hoạt động quản lý công việc và con người một cách hiệu quả. Chúng có thể được hình thành thông qua việc tự học và tu luyện mỗi ngày. Tuy nhiên, cách thứ hai để có được bộ kỹ năng quản lý này là thông qua việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Vì lẽ đó, mỗi kỹ năng con của chùm kỹ năng quản lý có thể dần được phát triển nhờ vào sự học tập và kinh nghiệm thực tế của các cá nhân.

2. 3 loại kỹ năng của nhóm kỹ năng quản lý.

Theo Robert L. Katz, 3 loại kỹ năng trong bộ kỹ năng quản lý mà mỗi quản trị viên cần phải có gồm:

2.1.  Technical Skills: Kỹ năng kỹ thuật- hoặc kỹ năng chuyên môn/nghiệp vụ.

Thoạt nhìn mọi người có thể dễ lầm tưởng “Technical Skills” chỉ mang nghĩa là kĩ năng sử dụng những công cụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật[ máy móc, công cụ sản xuất,…] khác nhau để đạt được một mục đích cụ thể nào đó. Tuy nhiên, không đơn giản như vậy, “Technical Skills” không đơn thuần chỉ được hiểu là khả năng sử dụng máy móc, công cụ kĩ thuật hỗ trợ, công cụ sản xuất mà đây là kĩ năng đòi hỏi trong cả công việc tăng hiệu quả bán hàng, tạo ra những sản phẩm mới, khả năng bán hàng bán dịch vụ, sản phẩm,vv…

Hãy cùng xem qua ví dụ sau đây để có cái nhìn cụ thể hơn. Ví dụ, 1 người làm việc trong lĩnh vực bán hàng với những kinh nghiệm sales dầy dạn được hình thành qua quá trình học tập cũng như trải nghiệm của cá nhân trong công việc, cùng một vị trí nhưng ở nhiều công ty khác nhau, anh ấy chắc chắn có thể là một lựa chọn tiềm năng cho vị trí giám đốc bán hàng.Tại sao vậy? bằng chứng là, đây là một cá nhân không những sở hữu những kinh nghiệm quý giá được chắt lọc qua mỗi lần trải nghiệm công việc ở nhiều công ty khác nhau mà [chính vì vậy] còn có 1 kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời liên quan đến bán hàng.

Bên cạnh đó, người mà sẽ trở thành giám đốc bán hàng trong tương lai sẽ phải tiếp tục xây dựng những biểu hiện mới, cách thể hiện mới của những kỹ năng cần thiết cho vị trí này. Đó là bởi vì nếu công việc của anh ta từ trước đến giờ chỉ làm việc với khách hàng trên tư cách là đại diện bán hàng thì bây giờ, khi đứng trên cương vị là một giám đốc bán hàng, anh ta sẽ cần phải làm việc với nhân viên trong bộ phận bán hàng.

Kỹ năng kỹ thuật là một trong những kỹ năng quan trọng nhất với những người lãnh đạo cao cấp. Với những người lãnh đạo này, “technical skills” không phải là cái gì đó quá cao siêu, quá khó hay quá trừu tượng, bởi vì nếu ta đi theo bộ máy hành chính trong công ty từ vị trí thấp đến vị trí cao- từ những nhân viên cấp dưới đến lãnh đạo cấp cao, kỹ năng này càng đi lên càng đánh mất dần sự quan trọng của nó, bởi vì càng lên cấp cao thì nội dung chuyên môn hoá càng có tính phổ cập và càng ở cấp cao thì các nhà quản trị phải làm những công việc mang tính đặc trưng hơn của quản trị và càng ít tham gia vào các vấn đề chuyên môn kỹ thuật hàng ngày và ngược lại, nhà quản trị lúc này chắc chắn đã có 1 nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng.

2.2. Conceptual Skills: Kỹ năng khái niệm hóa- kỹ năng tư duy/nhận thức.

Kỹ năng tư duy trừu tượng- kỹ năng tư duy/nhận thức thể hiện cả kiến thức và khả năng của nhà quản lý cho những thứ thuộc phạm vi được coi là trừu tượng và phức tạp như chiến lược phát triển, đường lối, chính sách của của công ty. Nó có nghĩa là anh ta có thể dễ dàng nhìn thấy bản chất mọi thứ thông qua việc phân tích và chẩn đoán những hiện tượng cụ thể khác nhau; làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức. Bằng việc này, anh ấy có thể dự đoán được tương lai của doanh nghiệp hay của bất kì phòng ban nào trong công ty.

Tại sao người quản lý họ lại cần kỹ năng này?

Đầu tiên, một công ty bao gồm nhiều yếu tố kinh doanh hoặc chức năng như bán hàng, tiếp thị, tài chính, sản xuất … Tất cả các yếu tố kinh doanh này có những mục tiêu khác nhau, thậm chí có thể hoàn toàn trái ngược nhau. Kỹ năng khái niệm sẽ giúp các nhà quản lý nhìn rộng ra cả ngoài mục tiêu của các phòng ban trong công ty họ, giúp họ tư duy hệ thống, đồng thời có thể phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề. Vì thế, việc đưa ra các quyết định để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của công ty sẽ không phải là quá khó khăn.

Kỹ năng này đặc biệt cần thiết đối với các nhà quản lý cấp cao hơn là đối với các nhà quản lý cấp trung, và không bắt buộc đối với các nhà quản lý cấp một. Sự quan trọng của kỹ năng tư duy trừu tượng tỉ lệ thuận với thứ bậc của các vị trí quản lý, khi thứ bậc của vị trí quản lý tăng lên thì sự cần thiết của mỗi nhà quản lý cho kỹ năng này cũng phải tăng lên.

2.3. Human or Interpersonal Managerial Skills: Kỹ năng nhân sự.

Kỹ năng này được hiểu là sự thể hiện đồng thời cả kiến thức và khả năng của người quản lý trong việc cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý là phải phối hợp, cùng làm việc với nhân viên của mình. Nếu không có mọi người, không có nhân viên, thử hỏi còn những gì để quản lý, và liệu rằng nhà quản lý có còn tồn tại?

Kỹ năng này sẽ cho phép những người quản lý tiến tới vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn, đồng thời nó cũng thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực và đạt được những kết quả tốt hơn trong quá trình công tác. Bên cạnh đó, việc có kỹ năng này cũng khiến cho việc phân chia, sử dụng, kiểm soát nguồn nhân lực được hiệu quả hơn, tránh việc nhân viên chây ì, không chịu làm việc hoặc làm việc không nhiệt tình, không đạt năng suất cao.

Kỹ năng nhân sự là quan trọng đối với tất cả các cấp bậc trong công ty.

2.4. Có còn kỹ năng nào khác?

Trên đây là 3 kỹ năng được coi là quan trọng và cần thiết nhất cho công việc của 1 nhà quản trị thành công. Nhiều người còn đề cập thêm những kỹ năng khác liên quan đến kỹ năng dành cho nhà quản trị, tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn thì chúng đơn giản lại chỉ là 1 phần nhỏ nằm trong 3 kỹ năng thiết yếu đã được đề cập ở trên.

Để rõ hình dung hơn, hãy xem một ví dụ với Controlling skills- Kỹ năng điều khiển, kiểm soát. Kiểm soát không thể là 1 kỹ năng, mà là 1 quá trình, hoặc là một trong những chức năng của quản lý. Những nhà quản lý đang kiểm soát nhân viên bằng kỹ năng nhân sự đã được mô tả ở trên. Các kỹ năng khác mà Dragan cho rằng anh đã tìm thấy trong lý thuyết là kỹ năng ra quyết định. Một lần nữa, việc ra quyết định là một quá trình chứ không phải là kỹ năng. Khi chúng ta có kỹ năng trừu tượng hóa, chúng ta sẽ có thể đưa ra một quyết định tốt hơn. Vì vậy, tác giả bài viết cho rằng các kỹ năng cơ bản của tất cả các nhà quản lý sẽ cần là kỹ năng như đã được đề cập. Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng trừu tượng hóa và khái niệm và kỹ năng nhân sự.

Cuối cùng, chỉ ra một lưu ý về kỹ năng quản lý và tiềm năng trong công việc kinh doanh của công ty. Nếu mỗi nhà quản trị có một sự thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng quản lý thì chắc hẳn công ty đó sẽ tạo ra được nhiều tiềm năng trong công việc kinh doanh hơn. Vì lẽ đó, 3 loại kỹ năng này được liệt vào danh mục các yếu tố kinh doanh có thể giúp tăng tiềm năng trong công việc kinh doanh.

Nguồn: ieit.vn

Sưu tầm: Hữu Đạt – P. KTSX

Các kỹ năng nào được nhận định là kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị giỏi? Mức độ đòi hỏi của từng loại kỹ năng này với các nhà quản trị cấp bậc khác nhau có gì khác biệt? Rèn luyện tốt những kỹ năng này, nhà quản trị sẽ thu được lợi ích gì? Hãy dành vài phút để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên. 
 

 


 

Theo Robert L. Katz, 3 kỹ năng cần thiết mà mỗi nhà quản trị đều phải sở hữu bao gồm:

Kỹ năng chuyên môn được hiểu là sự thành thạo, hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nhất định. Thông thường, các kỹ năng chuyên môn đòi hỏi sẽ tương tự nhau nếu xét theo chiều dọc của tổ chức, và thường hoàn toàn khác biệt nếu xét theo chiều ngang. Một trưởng phòng nhân sự và một trưởng phòng kinh doanh sẽ có xuất phát điểm chuyên môn khác nhau. Mặc dù, cùng là trưởng phòng, họ sẽ có những nhiệm vụ tương tự nhau ở cấp bậc của trưởng phòng như quản lý nhân viên, quản lý công việc, kỹ năng giao tiếp,…

Tuy nhiên, cốt lõi về nhân sự và kinh doanh là khác nhau. Kỹ năng chuyên môn thường được đào tạo bài bản qua trường lớp hoặc thông qua các khóa học ngắn hạn, dài hạn, kết hợp với quá trình thực hành lâu dài trong thực tiễn. Thông thường, kỹ năng chuyên môn sẽ được xem trọng hơn ở các vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở nhưng lại không còn là yếu tố quá quan trọng với các vị trí quản lý cấp cao.

“Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Con người khó có thể thành công nếu làm việc riêng lẻ. Kỹ năng nhân sự sẽ là đòn bẩy giúp các nhà quản trị nhanh chóng đạt được mục tiêu. Kỹ năng nhân sự được thể hiện ở quá trình cộng tác ăn ý, khả năng động viên, thúc đẩy tinh thần làm việc của cả nhóm, giao việc đúng người, xây dựng bầu không khí hợp tác, quan tâm đúng mực đến mọi người, hiểu và biết cách tác động đến nhân sự theo hướng tích cực,… Những người sở hữu kỹ năng nhân sự sớm hay muộn đều sẽ trở thành một nhà lãnh đạo lỗi lạc, được mọi người trọng vọng, được cấp trên tin tưởng giao phó những nhiệm vụ quan trọng, được cấp dưới một lòng một dạ, sẵn sàng vào sinh ra tử. Khi làm việc với những nhà quản trị có tài năng đặc biệt về nhân sự, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi thể hiện quan điểm mà không phải quá lo lắng về việc mình nói có hợp ý sếp hay không. Nhà quản trị giỏi về nhân sự sẽ biết cách đặt các thành viên vào đúng vị trí của mình, nhanh nhạy trong việc phát hiện các vấn đề tồn đọng hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, để từ đó điều hướng và tác động hợp lý để thúc đẩy nhịp điệu công việc trong toàn đội.

Kỹ năng nhân sự đòi hỏi nhà quản trị phải là người giỏi quan sát, lắng nghe, nhìn thấu những điều mà không phải ai cũng nhìn thấy, nhanh nhạy phát hiện ra ý tứ ấn sâu trong lời nói của người khác. Có thể nói rằng, người quản trị giỏi kỹ năng nhân sự cũng giống như một nhà tâm lý học tài năng, biết đoán biết tâm trạng, suy nghĩ của người khác thông qua các hành vi bên ngoài. Những người quản trị như thế là những người đáng khâm phục. Đây là kỹ năng quan trọng của tất cả các nhà quản trị thuộc mọi cấp độ.

Đây là một trong những kỹ năng rất khó hình thành, nhưng lại có vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhà quản trị cấp cao. Kỹ năng tư duy được tôi luyện qua nhiều năm tháng. Những người sở hữu loại kỹ năng này có tư duy chiến lược cực kỳ tốt. Thậm chí, họ có thể dự đoán được những trường hợp rủi ro có thể xảy đến trong toàn bộ quá trình, đưa ra hướng xử lý khủng hoảng ổn thỏa chỉ sau một thời gian ngắn. Nhà quản trị có kỹ năng tư duy là người có tầm nhìn, có kiến thức uyên thâm, có đầu óc nhạy bén, có khả năng tổng hợp thông tin nhanh chóng, đặc biệt là cực kỳ nhạy cảm với những con số, những xu hướng trong tương lai,… Họ là những người không tư duy theo lối mòn, giữ tư tưởng tiến bộ, luôn luôn tiếp nhân cái mới. Những người quản trị giỏi kỹ năng tư duy có nhiều khả năng đã trải qua rất nhiều biến cố, là người đã từng đọc hàng nghìn đầu sách, tiếp cận với hàng nghìn người khác nhau, trải qua nhiều vị trí công việc.

Người sở hữu cả ba tuyệt kỹ trên là người có khả năng thâu tóm một lĩnh vực, một ngành công nghiệp, thậm chí là làm xoay chuyển nền kinh tế của một quốc gia, là người tạo nên xu hướng và dẫn đầu xu hướng. Là nhà quản trị, bạn đã sở hữu bao nhiêu kỹ năng trong số những kỹ năng kể trên?


>>> Đọc thêm: Lời giải cho bài toán tăng trưởng của doanh nghiệp

ERPViet

Video liên quan

Chủ Đề