Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất ra chất dịch – làm môi trường vận chuyển tinh trùng và tạo thành tinh dịch. Tuyến thường phát triển ở tuổi dậy thì, đến khoảng 20-25 tuổi thì bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, đến sau 40 tuổi, có khuynh hướng phát triển to lên, gọi là phì đại tiền liệt tuyến.

Ai dễ mắc phì đại tiền liệt tuyến?

Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. Theo các nhà chuyên môn có tới 45-70% số nam giới trong độ tuổi từ 45-75 mắc căn bệnh này, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy có trên 50% nam giới từ 60-70 tuổi bị u xơ TTL, tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi. 

Ngoài ra bệnh thường gặp ở người trước đó có cuộc sống căng thẳng, có thói quen uống không đủ nước, môi trường ô nhiễm, lạm dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá…, có bệnh trên đường tiết niệu (đặc biệt là viêm bàng quang không điều trị đúng), bị rối loạn nội tiết như bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp…

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Đàn ông là đối tượng có nguy cơ cao mắc phì đại tiền liệt tuyến

Cách phát hiện phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường được chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chưa có tổn thương thực thể nên tiểu tiện khó, có cảm giác buồn tiểu nhưng mãi mới đi tiểu được, dòng nước tiểu yếu, nhỏ, có lúc đái rắt. Tiểu nhiều lần về đêm.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn này đã có tổn thương, tiểu khó tiểu nhiều lần, tiểu không thể kiềm chế khi ngủ. Thậm chí ban ngày cũng bị tiểu són. Nước tiểu tồn dư trên 100ml. Có biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu do sự ứ đọng nước tiểu.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn này đã ảnh hưởng chức năng thận và sự thích ứng của cơ thể giảm sút nhiều, lượng nước tiểu tồn dư tăng, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nặng nề hơn. Tiểu khó tăng lên, cũng có lúc tiểu nhiều lần, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu. Bên cạnh đó xuất hiện các triệu chứng của suy thận như buồn nôn, ăn chậm tiêu, mệt mỏi.

Tuy nhiên, sự tiến triển của 3 giai đoạn này không phải lúc nào cũng theo trình tự xuất hiện, nó phụ thuộc vào các yếu tố: Sự tăng trưởng của tuyến, sự thích ứng của cơ thể và cách sinh hoạt của từng người. Tuy nhiên bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bí tiểu cấp tính cũng có thể xảy ra và bệnh nhân phải cấp cứu.

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến có liên quan đến ung thư?

Bình thường kích thước tuyến tiền liệt duy trì ổn định 20g. Khi nó phình to (phì đại tiền liệt tuyến) trên 20g có thể chưa cần đến sự can thiệp bằng phẫu thuật. Kích thước 70g trở lên có thể cần đến can thiệp của phẫu thuật.

Phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm, hiện có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận…và có thể suy thận.

Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt không liên quan đến nhau, nhưng hai bệnh này có thể cùng xuất hiện ở người cao tuổi. Khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.

Có nên tự điều trị phì đại tiền liệt tuyến?

Có rất nhiều phương pháp điều trị, sau khi bệnh nhân được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ).

Điều trị nội khoa như: dùng các bài thuốc dân gian cỏ tranh, bông mã đề…; phương pháp vật lý như nong niệu đạo tuyến tiền liệt….

Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước u và u có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa… mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và tự điều trị ở nhà thì bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt là gì? Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hay còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt, là tình trạng xảy ra phổ biến ở nam giới lớn tuổi, trong đó kích thước tuyến tiền liệt tăng lên khác thường, nhưng không phải ung thư. Vậy, nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt là do đâu và các yếu tố nguy cơ nào làm tăng khả năng mắc căn bệnh này?

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến vẫn chưa được xác định rõ

Tuyến tiền liệt nằm ngay bên dưới bàng quang, bao bọc lấy một phần ống niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Vì vậy, khi tuyến tiền liệt lớn hơn có thể chèn ép niệu đạo, gây ra một loạt các vấn đề về tiểu tiện như khó tiểu; đau khi đi tiểu; nước tiểu vẫn còn ứ đọng một phần trong bàng quang khiến bàng quang bị kích thích thường xuyên với biểu hiện mắc tiểu gấp liên tục, tiểu rắt, thậm chí mất khả năng kiểm soát bàng quang.

Hầu hết nam giới đều có tuyến tiền liệt tăng sinh liên tục trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp tuyến tiền liệt mở rộng đủ lớn mới gây ra các triệu chứng tiết niệu hoặc làm tắc nghẽn đáng kể dòng chảy của nước tiểu.

Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt thường không rõ ràng. Những người đàn ông đã cắt bỏ tinh hoàn khi còn trẻ (ví dụ như do ung thư tinh hoàn) thường không gặp bệnh này. Bệnh cũng phổ biến hơn khi tuổi càng lớn. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt là do sự lão hóa, nồng độ testosterone và những thay đổi trong tế bào của tinh hoàn góp phần vào sự phát triển của tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Đối với nam giới lớn tuổi, lượng testosterone hoạt động trong máu giảm, dẫn đến tỷ lệ estrogen (nội tiết tố nữ) cao hơn, làm tăng hoạt động của các chất thúc đẩy sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt.

Một nhóm các nhà khoa học lại cho rằng nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt có thể là do mất cân bằng hormone dihydrotestosterone. Đây là một loại hormone nam có vai trò trong sự phát triển và tăng trưởng của tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi lượng testosterone trong máu giảm, đàn ông lớn tuổi vẫn tiếp tục sản xuất và tích tụ lượng dihydrotestosterone cao trong tuyến tiền liệt. Sự tích tụ này góp phần thúc đẩy các tế bào tuyến tiền liệt tiếp tục phát triển và gây ra bệnh.

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Tuổi tác: Như đã nói ở trên, khả năng bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ tăng lên theo tuổi tác. Phì đại tuyến tiền liệt hiếm khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ở nam giới dưới 40 tuổi. Khoảng 1/3 nam giới gặp phải các triệu chứng từ trung bình đến nặng ở độ tuổi 60 và hơn 90% nam giới trên 80 tuổi mắc căn bệnh này.
  • Tiền sử bệnh gia đình: Có một người thân cùng huyết thống, chẳng hạn như cha hoặc anh trai, mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt có nghĩa là bạn có nhiều khả năng gặp vấn đề hơn.
  • Các bệnh lý khác: Các nghiên cứu cho thấy người bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, rối loạn cương dương và sử dụng thuốc chẹn beta, có thể làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt.
  • Lối sống kém khoa học: Béo phì và lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này có thể liên quan đến việc có quá nhiều chất béo trong cơ thể, làm tăng nồng độ hormone và các yếu tố khác trong máu, góp phần kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt và là nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến.

Nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Hiểu về nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt để biết cách phòng ngừa bệnh trở nặng

Sau khi đã hiểu rõ về căn nguyên bệnh, hãy áp dụng các mẹo sau đây để phòng ngừa các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Hạn chế uống nước vào buổi tối. Không uống bất cứ thứ gì trong vòng 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ để tránh phải đi vệ sinh lúc nửa đêm.
  • Hạn chế caffeine và rượu. Chúng có thể làm tăng sản xuất nước tiểu, kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamin. Những loại thuốc này cũng là nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt thêm nặng hơn. Chung làm thắt chặt các dải cơ xung quanh niệu đạo kiểm soát dòng chảy của nước tiểu, gây khó tiểu.
  • Đừng nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu quá lâu có thể làm căng cơ bàng quang quá mức, lâu dần khiến cơ bàng quang yếu đi và gây ra mất kiểm soát bàng quang.
  • Lên lịch đi tiểu. Cố gắng đi tiểu vào thời gian đều đặn trong ngày, chẳng hạn như khoảng 4-6 giờ một lần trong ngày, giảm việc phải đi tiểu nhiều lần và tiểu gấp.
  • Giảm cân. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để giảm cân an toàn. Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt.
  • Tăng cường hoạt động thể chất. Không hoạt động góp phần vào việc giữ nước tiểu. Ngay cả tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể giúp giảm các vấn đề về tiết niệu do tuyến tiền liệt phì đại gây ra.
  • Giữ ấm cơ thể. Nhiệt độ lạnh hơn có thể gây ra tình trạng giữ nước tiểu và làm tăng tính tiểu gấp.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt cũng như cách phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.