Ngữ văn 8 bài viết số 2 đề 2 năm 2024

Dưới đây là đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án tham khảo gồm nhiều câu hỏi ôn tập được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp học sinh ôn luyện lại kiến thức chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8.

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án tham khảo:

Ngữ văn 8 bài viết số 2 đề 2 năm 2024

Tải về thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án tham khảo Tại đây

Ngữ văn 8 bài viết số 2 đề 2 năm 2024
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án tham khảo? (Hình từ Internet)

Giáo viên làm công tác chủ nhiệm trường trung học có quyền gì?

Căn cứ Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của giáo viên, nhân viên:

Điều 29. Quyền của giáo viên, nhân viên
...
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
đ) Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

Theo đó, giáo viên làm công tác chủ nhiệm trường trung học có quyền sau:

- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định;

- Được thay đổi chức danh nghề nghiệp;

- Được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

Giáo viên trung học cơ sở công lập phải có các bằng cấp nào?

Căn cứ Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trung học cơ sở công lập như sau:

[1] Giáo viên THCS công lập hạng 1 quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2; khoản 6 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.

[2] Giáo viên THCS công lập hạng 2 quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở

[3] Giáo viên THCS công lập hạng 3 quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT

Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 2 hay nhất ngữ văn 8 với đầy đủ 4 đề. Theo đó, bài viết số 2 lớp 8 gồm có 4 đề, mỗi đề Tech12h gửi đến bạn đọc 5 - 6 bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

Bài làm

Mỗi lần nghe tiếng mèo kêu, lòng tôi lại rộn rã tưng bừng. Một hôm, mẹ tôi mang một con mèo con về để nuôi khiến những kỉ niệm giữa tôi với con mèo Mi Mi dường như lại ùa về trong tâm trí tôi. Và khắc sâu trong lòng tôi nhất đó là kỉ niệm tôi đổ tôi cho Mi Mi làm vỡ chiếc lọ hoa quý.

Hồi ấy, nhân ngày sinh nhật tôi mẹ tặng cho tôi một chú mèo con. Nhìn thật non lướt nhưng xinh xắn dễ thương. Tôi chẳng hiểu mẹ tôi tặng tôi món quà này để làm gì và dần tôi mới hiểu. Chú mèo cứ thế lớn lên theo năm tháng, chú càng lớn càng ra dáng anh dũng, oai phong. Chú có thân mũm mĩn dài như một chiếc phích con. Cái đầu Mi Mi tròn như nắm tay trẻ em. Đặc biệt hơn, đôi mắt chú long lanh to tròn như hai hòn bi ve, lúc thì mở to tròn, lúc thì lim dim, đôi mắt ấy vào ban đêm sáng như viên pha lê. Đôi tay chú lúc nào cũng vểnh để nghe ngóng. Ấn tượng nhất vẫn là bộ ria dài nhọn như chùm kim bạc bé nhỏ. Chú có bốn chân nhỏ rất nhanh nhẹn, dưới những móng viết sắc là một miếng thịt cứng dày như miếng đệm nên Mi Mi đi rất nhẹ nhàng. Mi Mi chung sống với tôi từ nhỏ nên nó yêu thương và rất quý mến tôi. Nó ngoan ngoãn và luôn chơi đùa với tôi.

Nhờ món quà quý giá này của mẹ mà tôi mới hiểu thấm thía được ý mẹ muốn truyền đạt cho tôi. Mẹ muốn tôi phải biết yêu thương con vật, phải biết quý trọng mọi thứ và mẹ muốn tôi tự hoàn thiện mình hơn. Tôi và Mi Mi cứ thế lớn lên và gắn bó gần gũi với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng nhưng cũng không ít niềm vui nỗi buồn. Tuy vậy tôi vẫn nhớ nhất là lúc tôi đổ tội cho Mi Mi và cũng là lúc tôi không được nhìn thấy Mi Mi nữa. Hôm ấy, vào một buổi sáng chủ nhật, mẹ tôi bảo tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghe mẹ và tung tăng cầm chổi lau dọn. Mi Mi cũng vậy, thấy tôi bận rộn nó cũng quấn quýt bên chân tôi dụi đầu vào chân tôi như nũng nịu. Tôi vừa lau vừa vui chơi, đùa giỡn với chú. Chú cứ đứng bên tôi cào nhẹ vào chân tôi như muốn chơi đùa tiếp. Tôi để chiếc khăn trên bàn và cúi xuống bế nó ngồi trên bàn. Tôi vừa lau vừa đùa giỡn, chẳng may tôi vô tình đẩy chiếc lọ hoa rơi xuống đất một tiếng ” choang” vang lên. Tôi nhìn mà sợ hãi, mặt tôi tái lại khi nhìn thấy những mảnh vỡ trên nền nhà tôi lẩm bẩm:

-Đây…. đây…. chẳng phải là….

\=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 1 văn 8

Đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Bài làm

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rức mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin “chấn động” làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây ? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý… Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to “Tám ạ!”. Cô giáo dường như không phát hiện....

\=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 2 văn 8

Đề 3: Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng

Bài làm

Hè năm ngoái, em đã làm được việc tốt là cứu một em nhỏ khỏi chết đuối trên đoạn sông chảy qua làng. Cũng chính về sự việc đó mà bố mẹ cảm thấy tự hào và hãnh diện hơn về em. Câu chuyện là như thế này.

Em còn nhớ rõ là nghỉ hè được vài tháng, nên em đăng kí học lớp võ Karate của Câu lạc bộ thể dục thể thao của huyện. Tuần ba buổi, em đạp xe đi tập từ sáng sớm, đốn trưa mới về. Karate quả là một môn võ hấp dẫn vô cùng, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên. Cũng bởi say mê tập luyện mà em không ngại đường xa, nắng nôi vất vả.

Một buổi trưa, em về đến gần đầu làng thì thấy mấy bé trai đang kêu thất thanh: “Cứu với! Có người chết đuối!”. Nhìn xuống mặt sông lấp loá, em thấy một em bé đang nhấp nhô, chới với. Quẳng vội chiếc xe đạp ven đường, em lao xuống nước, bơi nhanh về phía đó. Trong đầu em chỉ có một ý nghĩ là phải cứu bằng được em bé nọ.

Năm sải, mười sải vẫn chưa tới nơi. Khúc sông Ninh chảy qua làng em nước khá xiết. Em bé đã bị cuốn ra gần giữa dòng. Tình thế vô cùng nguy ngập, không nhanh không kịp. Em ngoi lên hít một hơi dài rồi gắng hết sức để bơi. Rất may, em đã nắm được tóc đứa bé. Cậu bé trong cơn kinh hoàng cứ túm chặt lấy em. Vất vả lắm em mới đưa được bé vào bờ.

Đuối sức, em nằm vật ra bờ sông thở dốc, chân tay rã rời. Lúc này, lũ trẻ cũng đã gọi bố mẹ em bé và một số dân làng ra tới nơi. Một cụ già nắm chân cậu bé dốc ngược, quay mấy vòng. Cu cậu ộc ra bao nhiêu là nước rồi dần dần tỉnh lại. Mẹ cậu bé ôm lấy con khóc nức nở. Tự nhiên nước mắt em cũng trào ra vì xúc động. Bố cậu bé nâng em dậy, vừa khóc vừa cảm ơn em.

Đám đông theo em về tận nhà. Thấy xôn xao ngoài ngõ, ông bà, bố mẹ em chạy cả ra. Nghe mọi người kể lại đầu đuôi câu chuyện, bố xiết chặt em vào lòng và nói: “Khá lắm, con trai bố khá lắm! Bố tự hào về con!”. Chuyện em cứu sống cậu bé Tùng lan nhanh khắp làng. Sau đó em trở thành “người hùng” của đám trẻ con trong xóm. Thỉnh thoảng được em dạy cho một vài thế võ, chúng thích mê, càng coi em là “thần tượng”....

\=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 3 văn 8

Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo....thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Bài làm

Tôi còn nhớ rõ, hôm đó là một ngày trời đông âm u, xám xịt. Cả cái làng Vũ Đại của tôi dường như vắng vẻ hơn mọi hôm rất nhiều. Bà con lối xóm người trẻ thì đã đi làm đồn điền cao su hết rồi, chỉ còn những người già như chúng tôi thì ở nhà đi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày. Mấy hôm nay tôi đang có việc nhờ ông giáo, người hàng xóm ngay cạnh nhà tôi, nhưng cứ lần lữa mãi chưa sang nhà ông giáo được. Nay nhân không có ai thuê mướn gì, sáng sớm tôi vội cắp nón sang nhà ông giáo.

Vừa đi đến đầu ngõ, tôi đã thấy có tiếng người nói chuyện lao xao trong nhà. À ! thì ra nhà ông giáo có khách, đó không ai xa lạ là lão Hạc – một lão nông nghèo cũng ở cạnh nhà tôi. Lão Hạc là một người nông dân có hoàn cảnh và số phận đáng thương. Nhà nghèo, không có tiền cho con cưới vợ, người con trai duy nhất của lão đã phải bỏ đi làm đồn điền cao su. Vợ lão lại mất sớm, lão chỉ có mỗi con chó vàng làm bầu bạn. Nhưng thật may thay, lão có ông giáo – người hàng xóm tốt bụng ở bên cạnh. Đối với lão Hạc, ông giáo không chỉ là một người bạn thân thiết mà còn là một người thầy đáng kính trọng, có thể tin tưởng và nhờ vả được.

Tôi định bụng quay về, vì nghĩ có lẽ vào lúc này không tiện, sợ phải cắt ngang câu chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Toan bước đi, thì có tiếng lão Hạc vọng tới:

Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

Thì ra, lão Hạc đang nói về con chó vàng. Lão cưng nựng con chó lắm, một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con nó. Vậy mà nay lão lại bán nó ư? Tôi boăn khoăn tự hỏi lòng mình. Mới hôm qua thôi, khi sang nhà lão xin một ít rơm về làm ổ cho mấy con gà, tôi còn thấy lão đang tắm táp cho con chó và còn mắng yêu nó y như mắng con trai mình vậy. Thế mà giờ lại ông lại bán nó đi sao? Nghe lão Hạc nói vậy, ông giáo hỏi: