Ngũ độc thiên la phù là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái thường gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:

  • Thiếu Lâm
  • Cái Bang
  • Võ Đang
  • Nga Mi
  • Minh Giáo
    • Nhật Nguyệt thần giáo [có thể là hậu thế của Minh giáo]
    • Thiên Ưng giáo [môn hộ của Minh giáo nhưng sau này giải tán và quay về Minh giáo]
  • Côn Lôn [có nhiều phiên bản gọi là Côn Luân]
  • Không Động
  • Cổ Mộ
  • Thanh Thành
  • Đào Hoa Đảo
  • Điểm Thương
  • Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm:
    • Tung Sơn
    • Thái Sơn
    • Hoa Sơn
    • Hành Sơn
    • Hằng Sơn
  • Đoàn Thị Đại Lý
  • Thiên Long giáo
  • Toàn Chân giáo
  • Vô Lượng kiếm phái [được chia thành hai phe là Đông tông Vô Lượng kiếm và Tây tông Vô Lượng kiếm đều quy phục Linh Tựu cung].
  • Đường Môn
  • Nam Hải kiếm phái
  • Tiêu Dao
  • Thiên Sơn [trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ thì phái Thiên Sơn còn được biết dưới cái tên là Linh Tựu Cung hay Linh Thứu Cung].
  • Tinh Túc
  • Ngũ Độc giáo
  • Thiên Long môn [được chia thành hái phe là Bắc tông và Nam tông].
  • Thanh Tạng
  • Thần Long giáo
  • Tuyết Sơn
  • Trường Lạc bang
  • Thiết Chưởng bang
  • Phục Ngưu
  • Thiết Kiếm môn
  • Long Môn tiêu cục
  • Phước Oai tiêu cục
  • Kim Cương môn
  • Dương Gia

Ngoài ra, còn có một số bang hội, môn phái ít được nhắc đến như Cự Kình bang, Hải Sa bang, Thần Quyền môn, Vu Sơn bang, Ngũ Phượng Đao Cửu môn, Thanh Long phái, Tam Giang bang, Lương Thuyền bang, Hổ Cứ tiêu cục, Yến Vân tiêu cục, Tấn Dương tiêu cục,...

Những môn phái này chia ra hai phe chánh - tà thường xuyên đối chọi nhau, phe chính được kêu là Danh môn chính phái, phe tà bị gọi là Tà ma ngoại đạo. Về chất lượng của các bang, phái, trong truyện Kim Dung thường nhắc đến Thiếu Lâm [mệnh danh là Thái Sơn và Bắc Đẩu trong võ lâm], Cái Bang và Minh Giáo, về môn phái thì Thiếu Lâm là nhất, về bang hội thì Cái Bang mạnh nhất, còn về giáo phái thì Minh Giáo mạnh nhất.

Các nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Kim Dung chưa từng nói ai là người có võ công cao nhất trong các bộ truyện của ông. Tuy nhiên, có thể kể ra một số nhân vật có võ công nổi trội, gồm: Vương Trùng Dương [Anh hùng xạ điêu, đứng đầu Thiên hạ ngũ tuyệt, sáng tạo ra Tiên thiên công, tổ sư sáng lập phái Toàn Chân], Độc Cô Cầu Bại [sáng tạo ra Độc Cô Cửu Kiếm, khi sinh thời chưa từng thua bất cứ đối thủ nào], vị sư quét chùa hay còn được gọi là Vô Danh Thần Tăng hay Tảo địa tăng [Thiên long bát bộ, tinh thông tất cả 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm], Trương Tam Phong [Ỷ thiên Đồ long ký, sáng tạo ra môn Thái cực quyền và Thái cực kiếm, tổ sư sáng lập phái Võ Đang, có tu vị võ học hơn trăm năm cùng với thiên tư hơn người về sáng tạo võ công].

Một số nhân vật khác đáng kể đến là:

  • Tiêu Phong [ Kiều Phong ] [ Thiên Long Bát Bộ, Bang chủ Cái Bang, sử dụng Hàng Long Thập Bát chưởng và nhiều môn võ công khác ]
  • Đoàn Dự [Thiên Long Bát Bộ, luyện được trọn vẹn Lục mạch thần kiếm, một phần của Bắc Minh thần công và sau đó còn hút được nội lực của nhiều cao thủ]
  • Hư Trúc [Thiên Long Bát Bộ, thông thạo các chiêu độc của Cái Bang, Tiêu Dao, Thiếu Lâm, sợ hữu nội lực trăm năm của bộ 3 Tiêu Dao phái truyền lại]
  • Hoàng Thường: tác giả Cửu Âm chân kinh
  • Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Thiên Hạ Ngũ tuyệt Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ 1 [Trung Thần Thông Vương Trùng Dương, Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công] và Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông - sư đệ của Vương Trùng Dương. [Anh Hùng Xạ Điêu]
  • Dương Qua, Tiểu Long Nữ [Thân Điêu Hiệp Lữ]
  • Võ sư bí ẩn [được mô tả là tinh thông cả đạo Phật và đạo Lão và là bạn của Vương Trùng Dương], đây là tác giả của Cửu Dương Chân Kinh
  • Lâm Triều Anh: tổ sư sáng lập phái Cổ Mộ, sáng tạo ra Ngọc nữ tâm kinh và Ngọc Nữ kiếm pháp. Vào thời đó thì bà được mô tả là có võ công cao hơn cả 4 người Đông Tà-Tây Độc-Bắc Cái-Nam Đế trong Thiên hạ ngũ tuyệt, chỉ thua kém Vương Trùng Dương. Chỉ tiếc là trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ 1, bà không tham gia tranh tài.
  • Trương Vô Kỵ [Ỷ thiên Đồ long ký, luyện được trọn vẹn Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di và võ công trên Thánh Hỏa lệnh]
  • Hoàng Sam nữ tử [Ỷ thiên Đồ long ký, rất có thể đã luyện được trọn vẹn Cửu Âm chân kinh và Ngọc nữ tâm kinh], hậu nhân của Dương Qua và Tiểu Long Nữ.
  • Đông Phương Bất Bại [Tiếu ngạo giang hồ, một mình đánh bại ba cao thủ Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên]
  • Thạch Phá Thiên [Hiệp khách hành, luyện được trọn vẹn La Hán thần công và môn võ công thần bí trên đảo Hiệp Khách].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ Đề