Ngọn núi nào cao nhất thế giới trước everest năm 2024
Nóc nhà thế giới là đỉnh Everest cao 8.848 m trên dãy Himalaya, bất cứ tay leo núi cự phách nào cũng ao ước một lần chinh phục. Tuy nhiên, đỉnh núi cao nhất thế giới chưa có người chinh phục tới là Gangkhar Puensum, cao 7.570 m. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, khi hầu hết đỉnh núi trên dãy Himalaya đều đã có người chạm chân tới. Những tay leo núi cự phách nhất thế giới cũng chỉ có thể nhìn ngắm Gangkhar Puensum từ xa, không phải vì địa hình quá hiểm trở, thời tiết quá khắc nghiệt hay bất cứ trở ngại về không gian, thời gian nào. Gangkhar Puensum như một giấc mơ gần ngay trước mắt, xa tận chân trời. Gangkhar Puensum nằm trên biên giới giữa Bhutan và Tây Tạng, mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh những cột mốc chính xác. Khi ngọn núi lần đầu tiên được khảo sát và đưa vào bản đồ năm 1922, các thông số sai lệch rất nhiều. Gần đây, loạt bản đồ mới lại cho thấy đỉnh núi ở một vị trí khác với độ cao thay đổi. Trên thực tế, một trong những đội khảo sát đầu tiên đã không thể tìm thấy Gangkhar Puensum. Người Bhutan tin rằng những ngọn núi cao ngất là nơi các linh hồn cư ngụ. Chính phủ nước này chỉ bắt đầu mở cửa các hoạt động leo núi vào năm 1983, một vài đoàn thám hiểm được phép lên đường. Từ 1985 tới 1986, bốn đoàn thám hiểm đều thất bại. Chính sách kinh doanh nhờ hoạt động leo núi nhanh chóng lụi bại. Năm 1994, chính phủ ban lệnh cấm chinh phục những ngọn núi trên 6.000 m để tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Kể từ năm 2004, hoạt động leo núi hoàn toàn bị cấm. Gangkhar Puensum có thể mãi mãi là giấc mơ các tay leo núi cự phách không bao giờ chạm tay tới. Ảnh: Happy Trips. Năm 1998, một đoàn thám hiểm Nhật Bản xin Hiệp hội Leo núi Trung Quốc cấp phép cho họ chinh phục Gangkhar Puensum từ Tây Tạng. Tuy nhiên, giấy phép nhanh chóng bị thu hồi. Tamotsu Nakamura, một thành viên trong đoàn, ghi chú rằng: "Bởi không biết câu chuyện đằng sau việc đột ngột thu hồi giấy phép, tôi chỉ có thể viết lý do cho điều đó là mâu thuẫn chính trị giữa chính phủ hai bên". Thay vì ra về tay trắng, Nakamura cùng đồng nghiệp tới đỉnh Liangkang Kangri (còn gọi là Bắc Gangkhar Puensum), cao 7.441 m. Phía Tây Tạng xác nhận trước đó ngọn núi này chưa ai chinh phục, tuy nhiên chuyến đi của đoàn vẫn không kết thúc thành công như mong đợi. Sau này Nakamura chia sẻ rằng: "Tôi thấy tiếc vì Liangkang Kangri không phải một ngọn núi nổi trội", theo BBC. Bản đồ do họ vẽ lại gây tò mò hơn khi biên giới Bhutan - Tây Tạng giao nhau trên đỉnh Gangkhar Puensum. Chính phủ Bhutan chưa từng khảo sát đỉnh núi này, họ không cấp phép cũng như không có hoạt động cứu trợ các đoàn thám hiểm. Ngày nay, du khách có thể khám phá Gangkhar Puensum từ khoảng cách gần nếu đi theo cung từ thị trấn Jakar, Bhutan qua thung lũng Chamkhar Chhu tới gần biên giới Tây Tạng. Du khách không nên tự ý chinh phục Gangkhar Puensum, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và vi phạm luật pháp của các nước sở tại. Các ngọn núi cao nhất trên mỗi châu lục không chỉ có cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là thử thách luôn khơi gợi khao khát chinh phục của những người đam mê leo núi. Đỉnh Everest, châu Á, 8.849m: Đỉnh Everest nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya ở Nepal là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển. Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm là mùa thu hút du khách từ khắp nơi đến chinh phục "nóc nhà của thế giới". Aconcagua, Nam Mỹ, 6.962m: Aconcagua là ngọn núi cao nhất ở cả bán cầu tây và nam, đồng thời cũng là đỉnh núi cao nhất ở châu Mỹ. Ngọn núi này nằm trong dãy Andes ở tỉnh Mendoza, Argentina. Khu vực đỉnh núi cách biên giới Chile 15 km. Đây là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, được chinh phục lần đầu vào năm 1897. Denali, Bắc Mỹ, 6.190m: Ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ này còn có tên gọi là McKinley, tọa lạc ở bang Alaska nước Mỹ. Denaki được biết đến với nhiệt độ khắc nghiệt, từng ghi nhận thấp tới âm 59,7 độ C với gió lạnh âm 83,4 độ C. Núi Kilimanjaro, châu Phi, 5.895m: Kilimanjaro với 3 chóp núi lửa hình nón Kibo, Mawensi và Shira, là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở đông bắc Tanzania. Đây là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới với độ cao 4.600 m từ chân núi và là đỉnh núi cao nhất châu Phi. Vinson Massif, Nam Cực, 4.892m: Vinson Massif cách cực Nam của Trái Đất 1.200 km. Ngọn núi cao nhất Nam Cực lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1963 bởi American Alpine Club. Đây là hoạt động ghi dấu mốc lịch sử do điều kiện đặc biệt nguy hiểm tại đây. Puncak Jaya, châu Đại Dương, 4.884m: Puncak Jaya là đỉnh cao nhất của núi Jayawijaya trong dãy núi Sudirman ở tỉnh Papua, Indonesia. Ngọn núi này còn được đặt tên là "Carstensz Pyramid" theo tên nhà thám hiểm người Hà Lan Jan Carstenszoon, người châu Âu đầu tiên nhìn thấy sông băng trên đỉnh núi vào năm 1623. Đây cũng là nơi có một trong những mỏ khoáng sản lớn nhất thế giới (mỏ vàng và đồng Grasberg cách Puncak Jaya 4 km). Núi Elbrus, châu Âu, 5.642m: Elbrus là ngọn núi lửa không còn hoạt động ở dãy núi Kavkaz, miền Nam nước Nga. "Nóc nhà châu Âu" được đánh giá là dễ chinh phục so với đỉnh núi cao nhất trên các châu lục khác. Tuy nhiên, nơi này vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức do thời tiết khắc nghiệt và khó đoán trước, như gió lớn hay chênh lệch nhiệt độ cao. Núi gì cao hơn Everest?Danh sách. Có bao nhiêu người chết khi leo núi Everest?Trong một số trường hợp, những yếu tố này có thể gây tử vong. Tổng cộng có 317 nhà leo núi đã thiệt mạng trên Everest trong suốt lịch sử 70 năm chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới. Trước đó, mùa leo núi chết chóc nhất nhất được ghi nhận vào năm 2014, với 17 người thiệt mạng. |