Nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân

Đại hội VII của Đảng [tháng 6-1991] khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hố Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đồng thời nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, Đại hội IX của Đảng [tháng 4 năm 2001] xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

Trong giai đoạn hiện nay, để “tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cần tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong 6 nhóm vấn đề: về con đường của cách mạng Việt Nam; về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc, về xây dựng văn hóa và con người, về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về xây dựng Đảng.

Trong  tuần  này Đảng ủy Công ty đăng tải nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong 1 nhóm vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chi Minh về nhân dân và đại đoàn kết toàn dân tộc” trong phần I: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Về phạm trù nhân dân

Đối với Hồ Chí Minh, nhân dân là phạm trù cao quý nhất, một phạm trù chính trị chủ đạo trong học thuyết cách mạng của Người. “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Đó là một minh chứng điển hình về niềm tin vào sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi.
Người từng nói với cán bộ: “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được. Đó là sự tổng kết thực tiễn cách mạng rất sâu sắc: phải không ngừng học dân. “Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và trong sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu”, do vậy cán bộ ta “cần tham gia tổng kết những kinh nghiệm quý báu ấy”.

2. Về không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Ngày 10-01-1946, tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu đề dành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi ... Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Là công bộc, là đầy tớ của dân, thì Đảng, Chính phủ và mỗi cán bộ phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Người nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:

“1. Làm cho dân có ăn; 2. làm cho dân có mặc; 3. Làm cho dân có chỗ ở; 4. Làm cho dân có học hành”; 

5. Về đại đoàn kết toàn dân tộc

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết, đó là: Đoàn kết làm ra sức mạnh; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”…

Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài…Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ Quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.

Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để qiải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc. Để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được.

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải  kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc.

Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có  niềm tin vào nhân dân,  với đại đa số là công nhân, nông dân. Trong bài  Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mật trận Liên – Việt toàn quốc, tháng 01-1955, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết  phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và  và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.

Phải có  lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất ở mỗi con người để lôi kéo, tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

Tin từ Văn phòng Đảng Đoàn Công ty.

                                     ThS. Ngô Thị Thu Hà
Phó Hiệu trưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta tài sản tinh thần to lớn, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh mang giá trị nhân văn cao cả. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, với nội dung cốt lõi, xuyên suốt là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tất cả vì mục đích giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng về sự cống hiến hy sinh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng nhân văn là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển con người toàn diện trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Ở bài viết này, người viết chỉ đề cập một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân văn của Người. Nhân văn chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm khi bàn về các giá trị sống của con người như phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức mạnh. Xét thực chất nhân văn là giá trị mang tính phổ quát, hướng con người đến các giá trị chân- thiện - mỹ.

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là “toàn bộ suy nghĩ và tình cảm đã chi phối suốt cả cuộc đời của Người, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng của cả nhân loại và của mỗi con người”[1].

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống tốt đẹp được hun đúc trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như sự nhân ái, khoan dung và lòng yêu thương con người sâu sắc. Trên cơ sở truyền thống nhân nghĩa của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại cùng với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản đã làm cho tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có bước chuyển hoá về chất, nâng lên tầm cao mới trở thành tư tưởng nhân văn cộng sản.

Thứ nhất, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là hướng tới giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người


Đây là đặc trưng cơ bản, xuyên suốt và nhất quán mang tính nhân văn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn giải phóng con người thì trước hết phải giải phóng dân tộc. Bởi vì, giải phóng con người không thể tách rời giải phóng dân tộc, không thể có con người tự do trong đất nước bị nô lệ, lầm than. Vì vậy, tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc khi bắt gặp “Những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin” đăng trên báo L Humanite. Người đã nhận thấy đây là con đường duy nhất của cách mạng Việt Nam. Người viết “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang đứng trước quần chúng đồng bào: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[2].
Theo Hồ Chí Minh, chỉ có độc lập dân tộc thực sự mới có nền hoà bình chân chính, mới có độc lập dân tộc hoàn toàn. Không thể có độc lập dân tộc thực sự khi đất nước vẫn còn sự lệ thuộc. Người khẳng định, toàn thể nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh giành cho được độc lập, khi giành được độc lập dân tộc thì cả nước phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì đất nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Người dân chỉ biết rõ giá trị của độc lập, tự do khi mà họ được ăn no, mặc ấm. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất có thể giải phóng triệt để người dân khỏi thân phận nô lệ, bất công xã hội, nghèo đói, Người đã nhiều lần khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”[3].
Để thực sự giải phóng được nhân dân lao động ở nước ta, theo Hồ Chí Minh: “Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống vui tươi hạnh phúc. Chúng ta lại phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong điều kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân phong kiến, hết sức lạc hậu”[4]. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội mang trong bản thân nó bản chất nhân văn.
Thứ hai, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu thương con người sâu sắc. Yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, nhân văn của nhân loại và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương ấy trước hết đối với những người lao động, những người nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột. Trải qua quá trình tìm đường cứu nước, đi bốn biển năm châu đặt chân đến gần 30 nước, Người rút ra kết luận trên thế giới chỉ có hai loại người: người bóc lột và người bị bóc lột. Người đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân gây ra nỗi thống khổ của nhân dân lao động do áp bức, bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi, một vòi hút máu giai cấp vô sản ở nước chính quốc và một vòi hút máu ở các nước thuộc địa. Yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có sự phân biệt quốc tịch, màu da, châu lục, dù là người da vàng, da đen hay da trắng nếu là nhân dân lao động, những người bị áp bức, bị bóc lột thì Bác vẫn luôn dành tình cảm yêu thương. Bởi theo Người, họ là những người bạn “cùng khổ”, đều là “anh em”.

Yêu thương, quý trọng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không dừng lại ở sự đồng cảm chia sẻ, mà đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chân chính. Tình yêu thương ấy luôn gắn với những hành động cụ thể, không chỉ giới hạn trong phạm vi dân tộc mà còn vươn tới tầm nhân loại. Vì vậy, chỉ có con đường cách mạng vô sản mới có thể đấu tranh để giải phóng những người lao động, những người bị áp bức bóc lột khỏi ách nô lệ, khỏi thân phận trâu ngựa để có cuộc sống thật sự đúng nghĩa là một con người. Đó là tình yêu thương, tính nhân văn sâu sắc mà nhân loại đã ngợi ca “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”[5]


Thứ ba, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa động lực cho sự phát triển.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người”. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội. Mỗi người là một cá nhân, một chỉnh thể đơn nhất mang những phẩm chất riêng, vừa mang những giá trị, đặc điểm chung của cộng đồng xã hội, đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
Để lý giải mối quan hệ cái chung - cái riêng, Bác Hồ đã nói: “Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, lợi ích riêng, nếu cái riêng không xâm hại lợi ích tập thể thì không phải là xấu, cần được bảo vệ. Chúng ta chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không giày xéo lên lợi ích cá nhân”[6]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa xã hội không hề phủ nhận cá nhân, chà đạp lên lợi ích cá nhân, mà ngược lại luôn tôn trọng lợi ích cá nhân, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. Người luôn sâu sát, tìm hiểu và quan tâm đến mỗi con người cụ thể, thấu hiểu lợi ích của mỗi giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau, để phát huy được thế mạnh, năng lực, đồng thời khắc phục những hạn chế của các giai tầng này. Bác xem con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân, bởi lẽ Người đã thấy được sức mạnh vĩ đại của nhân dân. Nhiều lần Người khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp “phải đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Sau khi giành được độc lập, Người khẳng định:  “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra…

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[7]


Trong bản Di chúc, Người còn căn dặn thêm“Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Điều này thể hiện tính nhân văn, vì con người, do con người và cho con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi suy nghĩ, mỗi hành động của Bác đều bắt nguồn từ lòng yêu thương con người và đấu tranh cho hạnh phúc của con người. Như vậy, từ quan niệm về con người, đến con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng, chúng ta thấy được tấm lòng bao dung, độ lượng, niềm tin, tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh được nâng lên tầm cao mới trở thành tư tưởng chỉ đạo Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào năm 1986 đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng con người mới được thực hiện. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội  nhập quốc tế[8]. Chính vì vậy, chúng ta đã huy động được mọi nguồn lực, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nên đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng  con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”[9]
Như chúng ta đã biết, năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Khi đại dịch đi qua, dù ở nước phát triển hay đang phát triển, dù nước giàu hay nghèo, dù thể chế chính trị cộng hoà hay dân chủ đều phải có những chính sách và những biện pháp chống dịch phù hợp với điều kiện. Thực tế đã chứng minh, dù là quốc gia phát triển, với các thiết bị y tế hiện đại thì cũng không ngăn chặn được số người nhiễm lên đến hàng chục triệu người và số người chết cũng không dưới hàng trăm ngàn người. Trong khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 này, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách và giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo quyền được sống của mỗi người dân. Thật cảm động khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chống dịch, Thủ tướng đã khẳng định quyết tâm “chống dịch như chống giặc” với mục tiêu “không có ai bị bỏ lại phía sau”. Chính sự quyết tâm và những giải pháp linh hoạt phù hợp nên đất nước ta đã đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Điều này đã thể hiện tính nhân văn và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa - một chế độ xã hội tất cả vì con người, vì quyền được sống - quyền cơ bản, đầu tiên và thiêng liêng nhất của mỗi con người. Có thể khẳng định tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân văn của Người chứa đựng nhiều giá trị vừa mang tính giai cấp, tính dân tộc và thời đại hướng tới giải phóng con người, vì hạnh phúc của con người. Mỗi năm, cứ đúng vào tháng 5 -  có ngày sinh nhật Bác, là dịp để chúng ta tìm hiểu, khẳng định lại một lần nữa tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, giàu mạnh và ngày càng phát triển phồn vinh. Mượn lời thơ của nhà thơ Tố Hữu để kết thúc bài viết: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy,

Như dòng sông chảy nặng phù sa”.

  Tài liệu tham khảo:

 1.Đảng Cộng sản Việt Nam [2016],Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, HN.


2.Đảng Cộng sản Việt Nam [2021],Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXBCTQG, HN, Tập 1.
3.Viện Hồ Chí Minh[1993], Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, NXBLao động-NXBQĐND, HN 4.Hồ Chí Minh toàn tập [2000], NXBCTQG, HN Tập 5. 5.Hồ Chí Minh toàn tập[2011] Nxb CTQG, HN, T12.

6. Hội đồng Lý luận Trung ương [2005], Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXBCTQG, HN.


7. PGS.TS Phạm Ngọc Anh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh- bản chất và những đặc trưng tổng quát.
8. PGS.TS Doãn Thị Chín, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Những dặc trưng nhân văn cơ bản trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

 

[1] Hội đồng Lý luận Trung ương [2005], Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXBCTQG, HN Tr 374

[2] Hồ Chí Minh toàn tập[2011] Nxb CTQG, HN,  T12 Tr562

[3] Hồ Chí Minh toàn tập[2011] Nxb CTQG, HN , T12 Tr563

[4] Hồ Chí Minh toàn tập[2011] Nxb CTQG, HN, T12 Tr 562

[5] Viện Hồ CHí Minh[1993], Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, NXBLao động-NXBQĐND, HN Tr 90

[6] Hồ Chí Minh toàn tập[2011] Nxb CTQG, HN, T12 Tr 576

[7] Hồ Chí Minh toàn tập [2000], NXBCTQG, HN Tập 5 Tr698

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam [2016]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, HN  Tr126

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam [2021]Văn Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXBCTQG, HN, Tập 1, Tr47

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề