Năm trienf cái là gì

  • Trang chủ
  • Từ điển phật học
  • NĂM TRIỀN CÁI

Tìm kiếm theo chữ cái

Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z


I. Ngũ Triền Cái Là Gì? Ngũ Triền Cái hay "Năm Triền Cái", nó chính la chướng ngại của cuộc đời mỗi người, hay nói đúng hơn nó là tấm màn che khiến cho tâm con người bị mờ nhòa trên mọi nẽo đường hướng về tương lai. Trong Kinh 'Tam, Minh', Kinh Trưởng Bộ , Đức Thế Tôn đã chỉ ra 5 triền cái như sau:

“này Vàsettha, có năm triền cái được gọi là chướng ngại cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm ? Dục cái, sân cái, hôn trầm thuỳ miên cái, trạo hối cái, nghi cái”. Năm Triền Cái là thuật ngữ của đạo Phật, nó không chỉ áp dụng cho hành giả trong lúc ngồi "thiền", hay trong việc tu tập, mà nó hiện diện ở khắp mọi nơi, không kể người đó là ai: Học giả hay kẻ phàm phu, bậc hửu lậu hay vô minh; có điều, ai là người biết cách vượt qua nó mới có thể chọc thủng màn che của bóng đêm, và từng bước soi sáng con đường để hướng về ngày mai. II. Nội Dung Của 5 Triền Cái

Khi nghiên cứu về "ngũ thủ ấm", từ đây mà phát sinh cội nguồn, gốc khổ của con người , Tôn giả Ananda có hỏi Đức Phật như sau:

- Thưa Đức Thế Tôn, 5 Thủ Uẩn lấy gì làm căn bản?

- Đức Thế Tôn trả lời: "5 Thủ Uẩn lấy 'Dục' làm căn bản". 

Trong 5 Triền Cái thì "tham dục" vẫn là tiêu chí đầu tiên chi phối "tâm' của con người.

1. Dục cái hay Tham dục:

Chỉ trạng thái mong cầu dục lạc thông qua năm giác quan, nó chính là sự tác động giữa ngũc căn thông qua ngũ Trần và rồi sẻ hình thành nên ngũ thức: Hình dáng, màu sắc [Nhãn], âm thanh [Nhĩ], mùi hương [Tỷ], vị nếm [Thiệt], và cảm xúc [Thân].
[1] Mắt → Sắc; [2] Tai → Âm thanh; [3] Mũi → Mùi hương; [4] Lưỡi → Vị; [5] Thân → Xúc

Tâm của con người không quen sống mà không có dục lạc, và để từ bỏ dục lạc là chuyện không dể chút nào. Thật ra, lòng "tham" cũng chính là chất xúc tác, nó tạo điều kiện cho xã hội phát triển, khiến cho con người có động lực để làm việc nhiều hơn nữa, nhằm thõa mãn khát vọng giữa sự nghèo khó và giàu sang, giữa thiếu thốn và đầy đủ tiện ích. Nhưng, bao nhiêu mới cho là phải, bao nhiêu mới cho là đủ? Câu trả lời cũng thật đơn giản: "tri túc", biết đủ là đủ:

Hành giả muốn xa lánh bụi trần, không muốn vướng bận đến thế thái nhân tình thì công việc đầu tiên là phải từ bỏ những dục lạc của thế gian, bỏ bằng cách nào? Như lời Đức Phật:

"Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình"

Vậy thì Tu Sĩ và Cư sĩ phải làm sao để đoạn trừ được nó? Phải phòng hộ 6 căn, và phép phong hộ sáu căn có hiệu quả nhất là phải biết cách sống độc cư, có như vậy thì:
Mắt không đắm sắc → Tai không đắm âm thanh → Mũi không đắm mùi hương → Lưỡi không đắm vị → Thân không đắm xúc. 

Nói rỏ hơn thì hành giả thấy là chỉ thấy, nghe là chỉ nghe,..như vậy mới giử được thân mình trước bao nhiêu dục lạc, cám dổ của cuộc đời, mới mong có ngày rũ sạch  bụi trần ai cùng với bao nhiêu hệ lụy mà chúng ta không thể lường hết được.

Tham Dục

Lời kinh: Ta không thấy một phép nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

Như vậy, Tham Dục của con người được nảy sinh từ tịnh tướng.

Vậy, Tịnh Tướng là gì?

Tịnh: Có nghĩa là yên lặng, là chấp nhận [cái đẹp, cái sạch sẻ]

Tướng: Đắc tính đặc thù, hình dáng, kiểu mẫu

Lý thuyết phật học thường hay sử dụng thuật ngữ này cho nhiều cách tu tập khác nhau. Ở đây, Tịnh Tướng có nghĩa cho cả hai mặt: Danh và Sắc.

- Nếu là Sắc: Hành giả sẻ tơ tưởng đến cái đẹp giữa con người với nhau, sự sang trọng của các vật sử dụng như căn nhà, chiếc xe, những khách sạn tiện nghi, phong cảnh mỹ lệ ..., để rồi sinh ra tham đắm, ước ao và hy vọng ở một ngày mai!

- Nếu là Danh: Hành giả sẻ mong cầu danh lợi, mong cầu việc tô điểm, để rồi cái "tôi" sẻ sống mãi với cuộc đời.

Muốn hiểu rỏ "Tịnh Tướng", ta hảy quay lại đoạn Kinh Không Uế Nhiễm thuộc Trung Bộ Kinh:

Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.

2. Sân cái hay Sân hận: Nó chính là sự phiền não, gốc "sân", được phát xuất từ tâm tham của con người, nhẹ là sự bực mình, khó chịu, nặng là sự oán hờn, ganh tỵ mang đến thù oán, thâm sâu. Cả hai Tham và Sân chính là cội nguồn của mọi sự đau khổ mà con người gây ra và đổ lỗi cho nhau khiến cho thế giới không có một ngày bình yên và an lạc. Lòng tham của con người là vô bờ bến, muốn mà không đáp ứng được thành ra sân giận ai đó chặn đường, bộc phát tính đố kỵ, từ một người hiền lành ngày nào trở thành hung ác, tàn bạo là lẻ đương nhiên. Điều cốt lõi là con người làm thế nào để kìm hảm sự sân giận này?

Ca dao: "Thương nhau câu chín bổ ba, ghét nhau câu sáu bổ ra làm mười".

Chử 'thương" và 'ghét" mõng hơn tờ giấy, và con người từ xa xưa biết rỏ điều này hơn bao giờ hết.
Vậy thì hành giả làm thế nào để từ bỏ được nó?

Lời kinh: Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như từ tâm giải thoát... Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận.

Chúng ta hảy nhìn cuộc đời này bằng ánh mắt bao dung, lòng cảm thông và sự tha thứ! Phật dạy, chỉ có lòng "từ" mới giãi quyết được mọi vấn đề, mới xây đắp lòng nhân giữa người và người, ngoài ra không thể có một pháp nào thay thế được.

Lòng "từ" ở đâu ra? Nó chính là Tứ vộ lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ Xã. Người phật tử xứng đáng là người luôn luôn nuôi trong tâm đức từ vô biên vô hạn, vì căn bản của giáo lý nhà Phật là Tâm Từ, ngươi có được tâm từ theo giáo lý đạo phật chính là người đã đánh mất cái ngã:


"Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”.
Tâm "từ" của người phật tử phải là như vậy đó.

3. Hôn trầm - Thụy miên:


Thế nào là hôn trầm? Hôn trầm là trạng thái mà tâm con người bị lắng xuống, tư tưởng không được tập trung, khi chúng ta sinh hoạt trong cộng đồng xã hội nói chung và trong thiền định nói riêng. Hôn trầm thuộc dạng nữa mê, nữa tỉnh, vì sao như vậy? Nguyên nhân chính là thái độ lười biếng của hành giả không chú tâm trong việc hành thiền, cũng như thói quen của một số người lười nhác buông lung, chỉ lo cái vui giả tạm của riêng mình mà quên đi thể diện của một con người là phải tinh tấn, rèn luyện chính minh ở mọi lúc, mọi nơi. Người bị hôn trầm nếu không khắc phục thì sự nghiên cứu và học hỏi bị hạn chế khá nhiều, theo đó thì Trí tuệ mỗi ngày một nhạt phai.

Thế nào là Thụy miên?

Thụy miên, chính là hiện tượng ngũ gật, một trạng thái gây sự chú ý cho nhiều người và là căn bệnh dể bị người khác coi thường nhất. Hôn trầm và Thụy miên là hai trạng thái khác nhau hoàn toàn về mặt ngôn từ nhưng lại giống nhau về mặt ý nghĩ, bởi vì từ Hôn trầm mới dẫn đến Thụy miên, nói một cách khác, nhẹ thì dẫn đến Hôn trầm và nặng thì là Thụy miên.
Lời kinh: Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không hân hoan, biếng nhác, chán nản, ăn quá no, tâm thụ động. Với người có tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, và hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

Người có Tâm thụ động thì có chứng này [Hôn trầm-Thụy miên], Tâm thụ động là tâm gi? Là tâm không biết suy nghĩ, đối nghịch với nó là "tâm năng động", nói nôm na Tâm thụ động chỉ có ở kẻ ngu đần "si". Người có tâm thụ động thường thích ngũ nhiều, đây là một thói quen của nghiệp lực, khiến cho thân luôn uể oải bần thần, sinh ra vô minh, lười nhác.

Hôn trầm và Thụy miên, không chỉ là những khuyết điểm được nêu như ở trên để nói về trạng thái của con người trong lúc sinh hoạt với tư cách cá nhân hay trong cộng đồng xã hội, cũng như để ngăn ngừa sự chểnh mãng của Hành giả trong khi Thiền định.


Thật ra, Hôn trầm và Thụy miên mới chính là điều kiện cần và đủ để cho Hành giả đi vào Thiền định một cách hoàn hảo nhất, vì: - Điều kiện cần: Hành giả trong lúc hành thiền không được Thụy miên [Ngũ gật], vì khi đi vào mộng tưởng, tri thức của Hành giả chính là Tưởng tri.

- Điều kiện đủ: Khi vào Thiền định, nhờ có hiện tượng Hôn trầm [nữa mê nữa tỉnh], chính nó sẻ giử "Trí tuệ" Hành giả ở giữa ranh giới của thực và mộng, đây chính là ranh giới không mong muốn để "Trí tuệ" bình thường của con người phát triển thành "Trí tuệ" trong "Thiền  định". Rất nhiều người trong khi tu tập về "Thiền" không hiểu rỏ ở điểm này, cho nên ngồi thiền khá lâu mà không đạt hiệu quả. Nói rỏ hơn, mọi sự tương ưng có được trong thiền định chỉ là giả không phải là thực nếu hành giả không thế khuất phục được hiện tượng thụy miên.

4. Trạo Hối: Trong Tương Ưng Kinh [Samyutta Nikaya] Đức Phật đưa ra một hình ảnh để minh hoạ cho trạo cử và hối quá như sau:

Nếu có một bình nước, bị gió quấy động, lao xao, đung đưa và tạo ra các gợn sóng, một người với thị lực bình thường, nhìn vào bình nước, không thể nhận ra và thấy đúng được hình ảnh của khuôn mặt mình, và như vậy họ cũng không thể hiểu đúng và thấy đúng được sự lợi ích của bản thân, lợi ích của người khác, và lợi ích của cả hai.


Trạo cử đồng nghĩa với bất an và lo lắng, nó chính là sự phóng dật của tâm; trong khi hối quá đồng nghĩa với thái độ hối hận, ăn năn của tâm, nói một cách khác thì để đoạn diệt Trạo cử và Hối quá thì tâm phải luôn mong cầu một sự bình lặng và an lạc trước bất kỳ một sự dao động nào.

Lời kinh: Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đua đến trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tâm tịnh chỉ. Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh không sanh khởi, và trạo hối đã sanh được đoạn tận.

5. Nghi cái, hay Hoài Nghi Nghi cái, có nghĩa là làm việc gì cũng phân vân do dự, nên hay không nên, được hay không được; nỗi hoài nghi, sự nghi kỵ luôn bám theo hành giả mọi lúc mọi nơi, do vậy, hành giả không làm được một việc gì đến nơi, đến chốn, ra ngô ra khoai cả. Làm thế nào để giãi quyết vấn đề nam giãi này?

Lời kinh: Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, và nghi hoặc đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như lý tác ý. Nếu như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, và nghi hoặc đã sanh được đoạn tận.

Như lý tác ý có thể giúp nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, và nghi hoặc đã sanh được đoạn tận. Như vậy, muốn đoạn tận "nghi" phải hiểu theo cách hiểu của Lý duyên sinh [cái này có là do cái kia, cái kia có la do cái này...], nhưng hiểu ở mức độ vừa phải, chứ không triệt để như pháp xuất thế của lý duyên sinh là không đúng, bởi vì nếu người đã nhận ra 12 nhân duyên trong Lý Duyên Khởi thi người đã 'ngộ' rồi, người đã để lại 'ngũ triền cái' ở bờ bên kia sông Hằng ngày nào chứ không phải ngồi đây mà quặn đau với 5 Triền Cái trong sự Hoài Nghi vô bổ này. Lý duyên sinh giúp chúng ta có một tầm nhìn khách qua hơn trong cuộc sống, cho nên có ai đó nói răng nếu hiểu được một pháp "nghi" thì chúng ta có thể đoạn tận được khổ đau rồi, lời nói này cũng không sai; có điều, chúng ta đang bàn về "ngũ triền cái", cái màn che phủ tầm nhìn trước mọi nghịch cảnh của việc đối nhân xử thế mà con người cần phải lĩnh ngộ, trước khi đạt được mục đích của minh trong cuộc đời còn lại ở thế gian.

III. Lời Kết:

Năm Triền Cái chính là tấm màn che trong việc hành thiền mà hanh giả cần phải vượt qua. Tại sao hành giả phải vượt qua bằng cách "hành thiền", bởi vì nhân của quả khổ nó nằm gốc ở "tâm". Nhưng, muốn diệt được nó không phải là chuyện dể dàng gì, muốn diệt được nó phải có phương pháp, đó chính là 37 phẩm trở đạo mà hành giả cần phải nghiên cứu và thông hiểu. Nếu hành giả muốn đoạn tận nó thì phải hành thiền để rửa sạch nội tâm của mình, có như vậy thì những mầm mống thừa cặn trong nội tâm sẻ không còn bám theo nữa, tâm trở nên thanh tịnh và an lạc, nói đúng hơn thì tâm đã định trên thân, theo Phật khi "tâm" đã định trên thận thì gọi là Diệt đế, Diệt đế chính là Niết Bàn ở trần gian chứ không là nơi nào khác. Phật khuyên các thầy Tỳ-kheo không nên đi theo con đường Tứ không [Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ], mà hảy tu Tứ Diệu đế [Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế], khi tu Đạo đế phải thông qua Tứ thiền [Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền], chứng Tứ quả Thanh văn, đó chính là mong muốn cuối cùng của một hành giả, một đệ tử của phật gia. Những pháp [tham, sân, hôn trầm, trạo hối, nghi] mới gọi là những pháp cần từ bỏ vì chúng đặc biệt chướng ngại khi hành thiền.

Khi tâm bị tham dục chi phối, do sự thèm muốn các đối tượng sai khác, thì không tập trung được trên một đối tượng duy nhất khi tâm tràn ngập dục tham thì không thể đi vào đạo lộ từ bỏ dục giới. Khi nhiễm độc vì cân đối với một đối tượng thì tâm không thể sanh khởi một cách không gián đoạn.
Khi bị hôn trầm thuỵ miên, thì tâm khó điều phục. Khi bị trạo hối tóm lầy thì tâm trở nên bất an, lăng xăng. Khi hoài nghi nổi lên thì tâm không thể bước lên đạo lộ để đắc thiền. [Thanh Tịnh Đạo]


Tài liệu tham khảo: Kinh Nikaya, HT. Thích Minh Châu dịch - Tương Ưng Kinh [Samyutta Nikaya]

- Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Đoạn Triền Cái

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề