Làm thẻ sinh viên quốc tế ở đâu

Nếu bạn là một sinh viên quốc tế dự định du học tại Hoa Kỳ nhưng không chắc chắn về cách mở tài khoản ngân hàng, thì bài viết này là dành cho bạn. Có thể có rất nhiều thủ tục giấy tờ liên quan đến việc du học, nhưng một trong những việc hàng đầu trong danh sách việc cần làm là mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia bạn đến du học. Quản lý tài chính của bạn bằng tài khoản ngân hàng nước ngoài khi ở Hoa Kỳ có thể bất tiện và mất thêm nhiều chi phí, vì nhiều ngân hàng tính phí giao dịch nước ngoài và phí rút tiền tự động [ATM]. Mặc dù việc mở tài khoản ngân hàng có vẻ không đơn giản, nhưng GLN Du Học ở đây để cho bạn thấy quy trình này có đơn giản như thế nào

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Trước khi chọn ngân hàng, chúng mình khuyên bạn nên chắc chắn rằng bạn có đủ giấy tờ  trong tay. Sinh viên quốc tế thường yêu cầu các giấy tờ sau để mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ:

  • Visa du học
  • Hộ chiếu
  • Bằng chứng nhập học đại học
  • ID phụ [chẳng hạn như bằng lái xe hoặc thẻ sinh viên]

Hầu hết các ngân hàng sẽ có một danh sách trên trang web của họ về các giấy tờ yêu cầu mà sinh viên quốc tế cần có để mở tài khoản ngân hàng. Hãy kiểm tra kĩ  mọi thứ cần thiết trước khi đến ngân hàng nha.

Bước 2: Chọn Ngân hàng

Là một sinh viên quốc tế du học tại Mỹ, bạn có nhiều lựa chọn để mở tài khoản ngân hàng. Một số ngân hàng cung cấp nhiều ưu đãi tuyệt vời cho sinh viên. Sau đây là danh sách một số ngân hàng phổ biến ở Mỹ và các lợi ích mà họ cung cấp cho sinh viên:

Trước khi chọn ngân hàng, bạn nên tự nghiên cứu để xác định ngân hàng nào phù hợp nhất với nhu cầu tài chính cá nhân của mình. Khi bạn đã chọn được ngân hàng, bạn có thể phải trả phí để mở tài khoản. Số tiền phí này sẽ được liệt kê trên trang web của từng ngân hàng và sẽ khác nhau tùy theo tổ chức tài chính. Nếu bạn dường như không thể tìm thấy thông tin bạn đang tìm kiếm trên trang web của ngân hàng, đừng ngần ngại nói chuyện với đại diện ngân hàng, người có thể giúp trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có.

Bước 3: Chọn loại tài khoản của bạn

Sau khi chọn ngân hàng, đã đến lúc chọn loại tài khoản mà bạn sẽ sử dụng. Thông thường, đối với du học sinh có hai loại tài khoản ngân hàng là: tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm.

Tài khoản vãng lai cho phép bạn rút, chuyển và gửi tiền trực tiếp  tại ngân hàng theo cách truyền thống, ngân hàng trực tuyến hoặc tín dụng. Như tên cho thấy, tài khoản tiết kiệm được thiết kế để tiết kiệm tiền và cho phép bạn kiếm được lãi suất cao hơn. Nếu bạn chỉ định mở một tài khoản, thì hãy chọn dùng tài khoản vãng lai. Là một sinh viên, nó sẽ phục vụ hầu hết các nhu cầu tài chính của bạn. Tuy nhiên, nhiều người chọn cả tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm, vì vậy đừng tự giới hạn ở một tài khoản duy nhất.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số ngân hàng chỉ cho phép sinh viên mở tài khoản với một thị thực sinh viên cụ thể, chẳng hạn như Thị thực F1 [nghiên cứu/học thuật], Thị thực J1 [đào tạo thực tế, trao đổi] hoặc Thị thực M1 [học nghề]. Trước khi quyết định sử dụng loại tài khoản nào, hãy kiểm tra các yêu cầu của ngân hàng nhé.

Bước 4: Cách sử dụng tài khoản ngân hàng

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn sẽ được cấp thẻ ghi nợ. Sau đó, bạn sẽ được cấp một số nhận dạng cá nhân [PIN], cho phép bạn truy cập vào tài khoản của mình thông qua máy ATM. Để bảo vệ bạn khỏi bị truy cập trái phép vào tài khoản của mình, điều quan trọng là bạn không chia sẻ số này với bất kỳ ai.

Hầu hết các ngân hàng đều cho phép khách hàng của họ tận dụng lợi thế của ngân hàng trực tuyến thông qua trình duyệt web và ứng dụng. Mặc dù hầu hết các cơ sở tài chính mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu trong giờ làm việc và trong một thời gian giới hạn vào cuối tuần và buổi tối. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở tài chính dựa vào ngân hàng trực tuyến vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Ngân hàng trực tuyến cho phép bạn:

  • Truy cập tài khoản của bạn và các dịch vụ ngân hàng 24/7
  • Thanh toán hóa đơn của bạn
  • Chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
  • Kiểm tra số dư tài khoản của bạn
  • Gửi chuyển khoản điện tử
  • Xem báo cáo của bạn
  • Tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn

Điều quan trọng là phải thận trọng. Khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn được kết nối với mạng WiFi an toàn, thông tin cá nhân của bạn sẽ không hiển thị với bất kỳ ai và đăng xuất khi hoàn tất. Thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa đơn giản này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ là một cách đơn giản và tuyệt vời để sinh viên quốc tế không phải trả phí giao dịch nước ngoài và dễ dàng truy cập tài khoản của bạn khi đi du học.

Dịch từ applyboard

Hãy liên hệ với GLN Du học để được tư vấn Học bổng Mỹ và Du học Mỹ:

► Địa chỉ 1: Tầng 8, tòa nhà Coalimex, 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

► Địa chỉ 2: Tầng 12, toà nhà Handico, Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

► Hotline: 0963 285 686

► Email: 

► Facebook: Fanpage GLN Du học

Thẻ sinh viên quốc tế ISIC là tấm thẻ quyền lực dành cho các bạn trẻ từ 30 tuổi trở xuống. Thẻ sinh viên quốc tế ISIC được công nhận với hơn 150.000 lợi ích ở hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Hiệp hội ISIC là một trong tám hiệp hội ngành của Liên minh Du lịch WYSE. Hiệp hội ISIC là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập ở Đan Mạch.

Lich sử ra đời thẻ sinh viên quốc tế ISIC

Sau Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, thế giới hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để ngăn chặn sự hồi sinh của chủ nghĩa phát xít. Bầu không khí này đã tạo động lực cho các tổ chức sinh viên hình thành, với mục đích làm việc cùng nhau vì hòa bình và hợp tác trên khắp thế giới.

Hội nghị sinh viên quốc tế [ISC] lần thứ 3 tại Copenhagen, Đan Mạch đã quyết định thành lập một “tài liệu nhận dạng quốc tế duy nhất” cho nhu cầu nhận các ưu đãi khi đi du lịch cho sinh viên.

Năm 1968, UNESCO công nhận thẻ ISIC là bằng chứng duy nhất được quốc tế chấp nhận về một sinh viên “thực sự”.

Vậy vì sao bạn nên làm thẻ sinh viên quốc tế ISIC?

Câu trả lời có ở ngay sau đây:

Như đã nói, thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC là tấm thẻ hỗ trợ sinh viên trên khắp thế giới có được mức giá ưu đãi hơn khi đi du lịch, du học, thực tập, làm việc … ở các quốc gia trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, Thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC tuy đã được giới thiệu một lần vào khoảng năm 2001 nhưng sau đó đã không thể duy trì và bảo vệ lợi ích của các bạn trẻ. Có lẽ bởi thế, các địa điểm du lịch ở Việt Nam cũng không có chương trình khuyến mại, chiết khấu riêng dành cho chủ thẻ ISIC.

Tuy nhiên, nếu bạn là một phượt thủ thích du lịch tự túc và mong muốn đặt dấu chân mình lên nhiều đất nước, châu lục khi còn trẻ thì bạn cần làm thẻ sinh viên quốc tế ISIC đấy!

Ví dụ như, tại các địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc, vé vào cửa trung bình thường dao động khoảng 100 tệ/người, tức khoảng 350k tiền Việt. Một con số không hề nhỏ đúng không? Tuy nhiên tại đây, các địa điểm đều có chính sách giảm một nửa cho học sinh, sinh viên có thẻ trình diện, nếu là du khách quốc tế thì chính là thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC.

Lúc đầu, mình cứ tưởng trình thẻ ra là được giảm nửa giá luôn. Nhưng không phải vậy, họ in vé riêng dành cho đối tượng người trẻ/sinh viên có thẻ ISIC được giảm 50%, tức là có chính sách ưu tiên rõ ràng cho du khách trẻ.

Thẻ ISIC thường có thời hạn 1 năm, tùy theo nhu cầu đăng ký của bạn khi làm thẻ. Ví dụ, nếu bạn làm tháng 9/2018 thì hết hạn tháng 9/2019.

Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên làm thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC vào đầu tháng của chuyến đi để được tròn 1 năm tung tăng nhiều nước. Nếu bạn đi vào cuối tháng 2, thì ngay đầu tháng 2 bắt đầu làm để tránh cập rập trước chuyến đi.

Các nước được các phượt thủ mình phóng tay bay nhiều nhất có lẽ là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Úc, Singapore, Anh, Mỹ… đều áp dụng thẻ ISIC này. Bạn có thể tra cứu các ưu đãi, các quyền lợi được hưởng tại website hoặc app ISIC.

Các loại thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC

Nhưng thời sinh viên đã mấy ai kịp gom góp để thực hiện các chuyến đi xa đến thế mà làm thẻ? Đến khi đi được thì lại hết tuổi “cày” giảng đường rồi?

Đây là câu hỏi mà chắc hẳn các bạn đọc đến đây đều thắc mắc!

Lúc đầu thì chỉ có thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC, nhưng sau dần, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của giới trẻ, nhất là bạn biết các nước phương Tây sau 22 tuổi vẫn học đại học là chuyện thường tình thì có thêm hai loại thẻ nữa.

Các loại thẻ của Hiệp hội Sinh viên Quốc tế ISIC[/caption]

Thẻ Giáo viên Quốc tế ITIC — The International Teacher Identity Card ITIC

Đây là loại thẻ giảm giá dành riêng cho đối tượng là giáo viên/ giáo sư.

Nếu bạn là cô giáo /thầy giáo fulltime, đây là ưu đãi dành riêng cho bạn!

Thẻ Thanh niên Quốc tế IYTC — International Youth Travel card IYTC

Đây là thẻ giảm giá cho người trẻ dưới …31 tuổi!

Không phải là sinh viên? Đừng lo! Nếu bạn từ 31 tuổi trở xuống, tức max là 30 tuổi, bạn đủ điều kiện nhận thẻ Thanh niên Quốc tế IYTC. Đây cũng là đối tượng chủ yếu các bạn đi du lịch muốn đăng ký!

Đừng làm thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC giả!

Từ lâu lợi ích của thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC đã được truyền tai nhau trong giới phượt thủ Việt Nam. Nên thời kỳ sơ khai, các huynh đệ tỷ muội đi trước đã làm thẻ nhựa ISIC …giả để đi du lịch. Do đó, một thời gian sau, các khu du lịch đã phát hiện và làm rất nghiêm vụ thẻ giả. Việc này khiến cho nhân viên bán vé khá cảnh giác với du khách Việt Nam, yêu cầu kiểm tra rất kỹ. Khi mình đến Thiên Môn Sơn, Hồ Nam Trung Quốc, nhân viên hỏi rất nhiều về thẻ, thậm chí suýt bị từ chối thẻ! Kể cả khi vào khu du lịch rồi vẫn liên tục có nhân viên chặn lại hỏi thẻ vài lần vì nghi làm giả.

Hiện giờ, hệ thống thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC dần được tối ưu trên điện thoại, bạn sử dụng thẻ ảo mà không cần đến thẻ cứng, nên thẻ nhựa như trước kia càng bị nghi ngờ!

Hướng dẫn sử dụng thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC

Trước khi đến các điểm thăm quan, bạn trình thẻ cùng hộ chiếu của mình ra mỗi khi mua vé. Bạn có thể tra cứu các chương trình ưu đãi tại mỗi điểm đến trên app.

Tra cứu các chương trình được chiết khấu tại mỗi thành phố du lịch trên app

Thẻ của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng “ảnh động” với thời gian thực nên yêu cầu bạn phải có mạng internet mỗi khi bật thẻkhông thể chụp ảnh màn hình để sử dụng.

Để đăng ký thẻ ISIC thành công, mình đã có bài hướng dẫn sau đây, mời các bạn vào link và làm theo hướng dẫn.

Chúc các bạn đăng ký thành công!

Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và may mắn!

Video liên quan

Chủ Đề