Mục đích quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là gì?

Nhiệm vụ chính của tổ chức liên hợp quốc là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Liên Hợp quốc [United Nations – UN] là tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

– Liên Hợp quốc có 06 cơ quan chính:

  • Đại hội đồng
  • Hội đồng Bảo an
  • Hội đồng kinh tế xã hội
  • Hội đồng quản thác
  • Tòa án Công lý Quốc tế
  • Ban thư ký Liên Hợp quốc.

– Các cơ quan của Hệ thống Liên Hợp quốc bao gồm:

  • Nhóm Ngân hàng Thế giới
  • Tổ chức Y tế Thế giới
  • Chương trình Lương thực Thế giới
  • UNESCO
  • UNICEF.

– Liên Hợp quốc các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa Bình. Có nhiều đánh giá khác nhau về sự hiệu quả của Liên Hợp quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức này là một lực lượng cho hòa bình và phát triển con người, trong khi những người khác coi Liên Hợp quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc tham nhũng.

Nhiệm vụ chính của tổ chức liên hợp quốc là gì?

Nhiệm vụ chính của Liên Hợp quốc là:

  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền các dân tộc.
  • Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

Sứ mệnh cao cả của Liên Hợp quốc được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp quốc là sự phản ánh nguyện vọng của các dân tộc mới trải qua những hậu quả nặng nề do chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành  viên đề ra mục đích hàng đầu của tổ chức Liên Hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời cũng xác định những vai trò quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, Liên Hợp quốc nắm vai trò trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia hướng theo những mục đích đó.

Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.

Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.

Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.

Liên hợp quốc cũng đã tạo được môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển. Những tổ chức của Liên Hợp quốc cũng đã có sự hỗ trợ trực tiếp về tri thức, vốn cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế ở các quốc gia đang phát triển. Tại mổ số diễn đàn, các quốc gia đã ký kết hơn 500 Điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực của giao lưu quốc tế. Đặc biệt, phải kể đến Công ước về Luật biển năm 1982, đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của pháp luật quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác.

Ở lĩnh vực đảm bảo, thức đẩy quyền con người, những quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong các lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 Công ước, Tuyên bố được thông qua sau đó về các vấn đề khác nhau liên quan đến quyền con người.

  • TẠI SAO CÁC HÃNG XE TRUNG QUỐC NHÁI KIỂU DÁNG NHƯNG KHÔNG BỊ KIỆN?

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nhiệm vụ chính của tổ chức liên hợp quốc là gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, đăng ký bảo hộ logo công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Liên Hợp Quốc tại Việt NamTổ chức Nông Lương của Liên Hợp QuốcTổ chức Lao động Quốc tếTổ chức Di cư Quốc tếUNAIDS tại Viet NamTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp QuốcQuỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt NamCao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạnQuỹ Nhi đồng Liên Hợp QuốcTổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốcUN WomenVăn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạmTình nguyện viên Liên Hợp QuốcTổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

UN-HABITAT

Nguyên tắc quan trọng nhất của liên hợp quốc là gì? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, ACC mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế liên chính phủ [liên quốc gia] được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế [Hiến chương Liên hợp quốc] kí ngày 26.6.1945 tại thành phố Xan Franxixcoo [San Francisco] và có hiệu lực từ ngày 24.10.1945.

Liên hợp quốc có các cơ quan chính gồm: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế – xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư kí.

Hiện nay, thành viên của Liên hợp quốc gồm 193 quốc gia. Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc từ tháng 9.1977. Sau đây là các cơ quan LHQ

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Được thành lập bởi các quốc gia thành viên, Đại Hội đồng triệu tập các kỳ họp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn trong vòng các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên

Là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên [192 thành viên] và có quyền có 1 phiếu bầu có giá trị pháp lý như nhau

Theo Điều 10, Hiến chương Liên hợp quốc, Đại hội đồng là cơ quan có thẩm quyền rất rộng: thảo luận và đưa ra kiến nghị về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ một cơ quan nào của Liên hợp quốc cho các thành viên LHQ hoặc Hội đồng Bảo an; xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; lưu ý Hội đồng Bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế…

Đại hội đồng họp mỗi năm 1 lần thường khai mạc vào ngày thứ ba của tuần thứ ba tháng 9. Đại hội đồng có thể họp phiên bất thường do Tổng thư ký triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc của đa số các thành viên Liên họp quốc. Đại hội đồng tự quy định những quy tắc thủ tục của mình. Đại hội đồng bầu chủ tịch cho từng khoá họp. Bên cạnh đó, Đại hội đồng có thể thành lập những cơ quan giúp việc mà Đại hội đồng xét thấy là cần thiết cho việc thực hiện các chức năng của mình.

Là cơ quan thường trực của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Khi thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ mà Hiến chương quy định, Hội đồng Bảo an phải hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp quốc.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 uỷ viên thường trực [Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Pháp, Liên hiệp Vương quốc Anh – Bắc Ailen và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ] và 10 uỷ viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm.

Hoạt động của HĐBA thông qua các phiên họp thường kỳ [ít nhất 2 lần trong 1 năm]. Tuy nhiên, HĐBA cũng có thể triệu tập họp bất thường nếu thấy cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. HĐBA có thể thành lập những cơ quan giúp việc nếu xét thấy cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình.

Theo Điều 25, các nghị quyết của HĐBA là bắt buộc với các quốc gia thành viên và phải được các quốc gia thành viên thi hành.

– Không bỏ phiếu

– Không bày tỏ ý kiến => phiếu trắng

– Ý kiến phản đối => phiếu chống

Là cơ quan có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động kinh tế, xã hội, y tế và những vấn đề liên quan khác giữa LHQ và các quốc gia thành viên, các cơ quan chuyên môn khác của LHQ.

Hợp đồng kinh tế – xã hội gồm 54 uỷ viên được bầu với nhiệm kỳ 3 năm.

Hội đồng kinh tế – xã hội tiến hành các cuộc điều tra và làm báo cáo về các vấn đề mà mình phụ trách. Hội đồng có thể gửi những kiến nghị về tất cả các vấn đề cho Đại hội đồng, các thành viên LHQ và các tổ chức chuyên môn hữu quan; đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích sự tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người, chuẩn bị những dự thảo và điều ước về các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để trình Đại hội đồng… Hội đồng kinh tế – xã hội lập ra các uỷ ban giúp việc nếu cần thiết cho việc thi hành những chức năng của Hội đồng.

Là một trong các cơ quan chính của LHQ có nhiệm vụ theo dõi, quản lý kiểm soát các lãnh thổ nằm dưới chế độ quản thác quốc tế. Chế độ quản thác do LHQ quy định nhằm mục đích giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa tiến bộ về chính trị, kinh tế và xã hội, đưa họ đến chế độ tự quản hoặc độc lập hoàn toàn.

Trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc, hiện nay chỉ có Hội đồng Quản thác là không còn tồn tại trên thực tế do lãnh thổ quản thác cuối cùng là Paula đã trở thành thành viên thứ 185 của LHQ. Năm 1994, trong báo cáo hàng năm, Tổng thư ký LHQ đã đề nghị tiến hành các bước giải thể Hội đồng Quản thác theo Điều 108, Hiến chương LHQ.

Là cơ quan tư pháp chính của LHQ. Toà án hoạt động trên cơ sở Hiến chương LHQ, Quy chế và Nội quy của toà.

Tất cả thành viên LHQ đương nhiên là thành viên Quy chế Toà án Quốc tế.

Toà án Quốc tế gồm 15 thẩm phán do Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an bầu độc lập và cùng một lúc với nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm bầu lại 1/3 tổng số các thẩm phán. Các thẩm phán được bầu với tư cách cá nhân từ các luật gia có uy tín về Luật Quốc tế, có phẩm chất đạo đức tốt.

Tòa án công lý quốc tế không phải có thẩm quyền đương nhiên

+ Các quốc gia chấp nhận quy chế tòa án công lý quốc tế

+ Các quốc gia đồng ý đưa tranh chấp ra tòa án

Quyết định của toà án được thông qua với đa số các thẩm phán có mặt và biểu quyết tán thành.

Toà có các chức năng chính:

+ Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia

+ Đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề pháp lí cho các cơ quan của LHQ.

Là cơ quan hành chính của LHQ. Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an với nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của Liên hợp quốc.

Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký gồm các văn phòng trực thuộc Tổng thư ký và các vụ của Ban thư ký.

Theo quy định của Hiến chương, Tổng thư ký có quyền đề xuất với Hội đồng bảo an về bất kỳ vấn đề nào theo ý kiến của Tổng thư ký có thể đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. Ngoài ra, tổng thư ký phải trình bày báo cáo hàng năm về hoạt động của LHQ trước Đại hội đồng…

Như vậy Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC] là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến nghị kết nạp các thành viên mới của Liên Hợp Quốc vào Đại hội đồng, và thông qua bất kỳ thay đổi nào đối với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hợp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phụ thuộc vào Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm củng cố hòa bình, an ninh quốc tế, giải trừ quân bị, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phối hợp sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo…

Liên hợp quốc được thành lập ngày 24/10/1945, trên cơ sở của Hiến chương Liên họp quốc. Đến nay, Liên hợp quốc đã có 193 thành viên.

– Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

– Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…;

– Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;

– Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục đích trên đây.

Bao gồm 5 nguyên tắc như sau:

  • Bình dẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
  • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn [Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc].

Trong số các nguyên tắc đó, nguyên tắc thứ năm[chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn] là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng đảm bảo cho Liên hợp quốc thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự hai cực Ianta, đồng thời nó trở thành một nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nguyên tắc nhất trí ấy còn ngăn chặn không cho một cường quốc nào khống chế được Liên hợp quốc vào mục đích bá quyền nước lớn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Video liên quan

Chủ Đề