Một số hình thức học tập ở đv

Nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung PHT số 1:“ Tìm hiểu một số hình thức học tập ở động vật “Hình thức học tập1. Quen nhờn2. In vết3. Điều kiện hóa4. Học ngầm5. Học khônVí dụVai tròKhái niệm Hình thứchọc tập1. QuennhờnVí dụVai tròKhái niệm- Chó và mèo ở- Giúp cho ĐV- Là hình thức họccạnh nhauthích nghi vớitập đơn giản.MT sống thay- Động vật phớt lờđổi, động vật bỏkhông trả lờiqua kích thíchnhững kích thíchkhông có giá trịlặp lại nhiều lầnhay lợi ích đángnếu những kíchkể đối vớithích đó khôngchúng.kèm theo sự nguyhiểm nào. Ví dụ về hình thứcquen nhờn Ví dụ về hình thức in vết Hình thứcVí dụ- Sau khi mới nở gàcon bámtheo gà2. In vết mẹ.Vai trò- Tạo mốiliên kếtgiữa conmẹ và connon, nhờđó con nonđược bảovệ và chămsóc tốthơn.Khái niệm- Con nonmới ra đờicó tínhbám và đitheo cácvật chuyểnđộng màchúngnhìn thấyđầu tiên. Thí nghiệm của Paplop HìnhthứcVí dụVai tròKhái niệm- Giúpđộng vậthọc đượcbài họckinhnghiệmtrong đờisống.- Là hìnhthành mốiliên kết mớitrong thầnkinh trungương dướitác động kếthợp của cáckích thíchđồng thời. 3. Điềukiện hóaa] ĐKHđáp ứng- Đánh chuôngcho chó ăn saunhiều lần phốihợp đánhchuông vàthức ăn, chỉcần nghe tiếngchuông là chótiết nước bọt. Ví dụ về hình thức điều kiện hóa đáp ứngĐến giờ ăn, chỉ cần nghe tiếng chân người là cá nổilên Hình thức3. Điềukiện hóab] ĐKHhành độngVí dụ- Thí nghiệmcủa skinnơVai tròKhái niệm- Giúp độngvật học đượcbài học kinhnghiệm trongđời sống.- Là kiểu liênkết một hànhvi của độngvật với mộtphần thưởnghoặc mộthình phạt ,sau đó độngvật chủ độnglặp lại cáchành vi đó. Để huấn luyện những chú chó, người huấn luyện luôncho chúng ăn sau những bài tập. Để nhận được phầnphưởng như thế những chú chó phải làm lại bài tập đãđược dạy

BÀI 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

   I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

   II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

     1. Tập tính bẩm sinh

Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài

Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản

     2. Tập tính học được

Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại

Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh

Ví dụ: khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

    III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.

Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

BÀI 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT [TT]

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.

 1. Quen nhờn

Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.

Vd: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không trốn nữa

Vd: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Nhưng nếu sau đó ta cứ đánh kẻng mà không cho ăn, dần dần nghe kẻng cá sẽ không ngoi lên nữa.

Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó.

   2. In vết

Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.

Vd: Gà con mới nở đi theo đồ chơi hoặc vịt con mới nở đi theo gà mẹ

   3. Điều kiện hoá

a. Điều kiện hóa đáp ứng [kiểu Paplôp]

Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

Vd: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cấu nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.

b. Điều kiện hóa hành động [kiểu Skinnơ]

Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó

Vd: B.F.Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

    4. Học ngầm

Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được

Vd: Chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác cách xa nhà nó vẫn có thể nhớ đường để quay về nhà.

   5. Học khôn

Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ đê giải quyết những tình huống mới. Học khôn có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển

Vd: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên để đứng lên lấy thức ăn trên cao

II. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

   1. Tập tính kiếm ăn

Vd: Hải li đắp đập ngăn sông suối để bắt cá,

   2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Vd: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khác khi vào vùng lãnh thổ của chúng

   3. Tập tính sinh sản

Vd: Vào mùa sinh sản các con hươu đực hút nhau, con chiến thắng sẽ được giao phối với hươu cái

   4. Tập tính di cư

Vd: Sếu đầu đỏ, hồng hạc di cư theo mùa

   5. Tập tính xã hội

a. Tập tính thứ bậc

Vd: Khỉ, linh cẩu sống theo bầy đàn, trong đàn luôn có một con khoẻ mạnh nhất là con đầu đàn

b. Tập tính vị tha

Vd: Các con đầu đàn trong bầy đàn luôn phải có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ cho những con cái hoặc con non khác       

III. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG

Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất.

   + Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo … làm xiếc

   + Dạy chó, chim ưng đi săn

   + Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.

   + Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.

   + Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm…

Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng…

BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. KHÁI NIỆM

Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

   1. Các mô phân sinh

Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.

Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng [ở cây 1 lá mầm]

 Bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau.

Phân loại

Có ở nhóm thực vật

Vị trí phân bố

Chức năng

MPS đỉnh

1 lá mầm

2 lá mầm

Chồi đỉnh, nách

Đỉnh rễ

Giúp thân, rễ tăng chiều dài

MPS bên

2 lá mầm

Ở thân, rễ

Giúp thân, rễ tăng đường kính

MPS lóng

1 lá mầm

Mắt của thân

Giúp tăng chiều dài của thân

      2. Sinh trưởng sơ cấp

Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm

Làm tăng chiều dài của thân và rễ

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng [ở thực vật 1 lá mầm] tạo ra.

      3. Sinh trưởng thứ cấp

Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính [bề dày] của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

       4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

          a. Các nhân tố bên trong

Đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng của giống, của loài cây

Ví dụ: Tốc độ sinh trưởng của cây tre nhanh hơn nhiều so với cây lim

Giai đoạn nảy mầm và cây con thì sinh trưởng nhanh, giai đoạn trưởng thành sinh trưởng chậm hơn.

         b. Các nhân tố bên ngoài

Nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, Ôxi, dinh dưỡng khoáng

Ví dụ: khi các yếu tố về điều kiện môi trường thuận lợi, dinh dưỡng khoáng đầy đủ thì cây sẽ lớn nhanh, còn nếu điều kiện bất lợi hoặc thiếu phân bón thì cây sẽ sinh trưởng chậm.

BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. KHÁI NIỆM

Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây

Đặc điểm của hoocmon thực vật:

 + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây hoocmon được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây

 + Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

 + Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao

II. HOOCMON KÍCH THÍCH

  1. Auxin [Axit Indol Axetic – AIA]

Nguồn gốc: sinh ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh: hạt đang nẩy mầm, lá đang sinh trưởng, …

Tác động:

  + Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào

  + Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nẩy mầm, nẩy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thể đỉnh

Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp.

Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật. Do đó không nên dùng nó đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn

   2. Giberelin – GA

Nguồn gốc: Sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nẩy mầm, trong hạt, quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.

Tác động:

    + Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào

    + Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột

    3. Xitokinin

Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào

Tác động:

  + Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào

  + Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin

II. HOOCMON ỨC CHẾ

 1. Êtilen

Nguồn gốc: được sinh ra từ hầu hết các phần khác nhau của hầu hết các thực vật. Êtilen cũng sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương, bị tác động của cá điều kiện bất lợi, quả đang chín…

Tác động: Êtilen thúc quả nhanh chín, rụng lá.

  2. Axit abxixic – AAB

Nguồn gốc: AAB sinh ra trong lục lạp của lá, chóp rễ và tích lũy ở các cơ quan đang hóa già.

Tác động: liên quan đến sự chín, ngủ của hạt, đóng mở khí khổng

III. TƯƠNG QUAN HOOCMON THỰC VẬT

Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế

Tương quan nồng độ AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.

Tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau

Tương quan giữa Auxin/Xitokinin điều tiết sự phát triển của mô trong nuôi cấy mô thực vật

BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

 I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?

Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan [rễ, thân, lá, hoa, quả hạt]

II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA

1. Tuổi của cây

Tuỳ vào giống, loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

a. Nhiệt độ thấp

Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí t0 thấp.

Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá

b. Quang chu kỳ

 Là sự tương quan độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.

c. Phitocrom

Là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.

3. Hoocmon ra hoa

Hoocmon ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

III. MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.

IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

Trong ngành trồng trọt: điều khiển sự sinh trưởng của thực vật theo ý muốn con người

Ví dụ: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ [củ khoai tây]

Ví dụ: sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

Ứng dụng kiến thức về phát triển

Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh để chọn cây trồng phù hợp với mùa vụ. Ví dụ: xen canh cây ưa sáng và ưa bóng

Video liên quan

Chủ Đề