Mô hình trường học mới là gì năm 2024

Chỉ còn vài ngày nữa là năm học mới 2017 - 2018 sẽ chính thức bắt đầu, đây cũng là thời điểm mà nhiều địa phương, trong đó có Hà Tĩnh, Hải Phòng tuyên bố chấm dứt chương trình giáo dục mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) ở diện rộng. Đây là điều hết sức đáng lo ngại với phụ huynh, khi mà các mô hình giáo dục liên tục thay đổi.

Mô hình trường học mới là gì năm 2024
Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) là một thí điểm vận dụng mô hình trường học kiểu mới của Colombia nhằm đổi mới giáo dục phổ thông. Ảnh: Huyên Nguyễn

Ở cấp độ quản lý, sự “vội vàng” của VNEN như thừa nhận của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã dẫn đến sự lãng phí thì tương lai của chương trình giáo dục tổng thể sẽ thế nào? Bởi hai chương trình này đều là các dự án được quốc tế tài trợ hoặc cho vay vốn.

Mỗi nơi một kiểu

Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) là một thí điểm vận dụng mô hình trường học kiểu mới của Colombia nhằm đổi mới giáo dục phổ thông. Dự án VNEN ra đời do Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu tài trợ, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới, tổ chức UNESCO tại Việt Nam là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam, thời gian 41 tháng, từ 1.2013 đến hết 5.2016. Thế nhưng, dự án VNEN sau khi được triển khai đã có nhiều dư luận trái chiều.

Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VI, ông Nguyễn Thanh Giang - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh - đã xin lỗi về việc chủ trì tham mưu mô hình VNEN trên địa bàn tỉnh nhà một cách nóng vội dẫn đến những bất cập.

Ông Lê Văn Thành - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Hải Phòng - cũng yêu cầu phải đánh giá lại VNEN có phù hợp, có tiếp tục làm hay không? Còn UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định dừng triển khai ở bậc THCS, ở bậc tiểu học và chỉ tiếp tục duy trì với các lớp đã triển khai trên tinh thần tự nguyện đăng ký của nhà trường, giáo viên, phụ huynh. Tỉnh Thái Bình cũng chủ trương dừng nhân rộng mô hình VNEN từ năm học 2017-2018. Tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” cũng xảy ra ở một vài địa phương khác. Điều này cho thấy trong quá trình triển khai dự án VNEN đã bộc lộ những bất cập cần được “mổ xẻ”.

Chia sẻ về điều này, nhà giáo Lê Văn Vỵ - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - cho rằng: Hiện nay, hệ thống giáo dục của chúng ta đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Trong khi đó, theo đúng kế hoạch năm học 2018 - 2019, Bộ GDĐT lại triển khai mô hình giáo dục phổ thông tổng thể. Học sinh của chúng ta sẽ tiếp thu kiến thức thế nào khi mô hình giáo dục liên tục thay đổi? Chúng ta cần có những thống nhất trong triển khai, đừng để mỗi địa phương lại triển khai mô hình VNEN theo một kiểu.

“Tôi nghĩ, lãnh đạo Bộ GDĐT nên thực tế xuống các địa phương và lắng nghe xem giáo viên nói gì. Còn giáo viên cũng nên chia sẻ thẳng thắn những gì nhận thấy về mô hình này vì giáo viên là người trực tiếp triển khai nên hay hoặc dở họ là người nắm rõ hơn ai hết. Còn như hiện nay, tiếp tục hay dừng lại, nếu tiếp tục thì tiếp tục thế nào? Bộ GDĐT cần có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn” - ông Vỵ nói.

Mô hình trường học mới là gì năm 2024
Hải Phòng chính thức dừng chương trình giáo dục VNEN từ năm học 2017-2018. Ảnh: Hoàng Hoan

Cần những chuẩn bị kỹ lưỡng

Nhà giáo Lê Văn Vỵ chia sẻ thêm: Hiện nay các địa phương rất lúng túng trong việc triển khai hay dừng lại với mô hình này. Nếu tiếp tục triển khai VNEN thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có kế hoạch về chương trình sách giáo khoa cũng như các tư liệu liên quan. Trước đó, triển khai mô hình này theo kiểu thí điểm nên sách giáo khoa là sách trải nghiệm được tài trợ. Nếu tiếp tục chương trình thì sách của VNEN phải được Quốc hội thông qua và phải có hội đồng thẩm định.

Tại công văn số 4068 ngày 18.8.2016 gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về triển khai VNEN, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận nhiều bất cập trong quá trình triển khai chương trình VNEN như mô hình chưa thực sự phù hợp với nhiều địa phương còn gặp khó khăn, một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng, cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc, việc triển khai còn nóng vội. Từ đó, Bộ GDĐT đề xuất phương án triển khai VNEN trong năm học 2016-2017: Khuyến khích các trường triển khai VNEN trên cơ sở tự nguyện. Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng VNEN, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của nó để đổi mới phương pháp.

Năm học mới 2017-2018 sắp bắt đầu, nhiều nhà trường và phụ huynh vẫn đang trông chờ những phương hướng mới. Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp tục nhấn mạnh: Riêng về mô hình trường học mới VNEN, Bộ trưởng yêu cầu các Sở GDĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai.

“Rõ ràng khi đưa một mô hình, phương pháp giáo dục mới vào triển khai, việc đầu tiên phải tính đến là các điều kiện để thực hiện nó, trong đó có đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cần thiết. VNEN thời gian qua tạo ra những luồng dư luận băn khoăn, phản đối là bởi khi áp dụng vào thực tiễn, một số trường đã không dành đủ thời gian để tập huấn giáo viên, giúp họ có sự chuẩn bị tốt cả về chuyên môn và phương pháp, chưa tính toán thấu đáo quy mô trường lớp, sĩ số học sinh cho phù hợp với phương pháp mới” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

“Với thực tế này về chương trình VNEN, việc dư luận lo ngại khi Bộ GDĐT lại tiếp tục vay 80 triệu USD để triển khai Chương trình phổ thông tổng thể là có cơ sở. Để đổi mới giáo dục, cần một đề án căn cơ và dài hơi. Quan trọng nhất là chúng ta phải chủ động về kinh phí. Nếu đổi mới giáo dục phụ thuộc vào dự án và tiến độ giải ngân cam kết với đối tác, sẽ dẫn đến tình trạng manh mún, làm cho kịp tiến độ, kiểu “hết tiền thì dừng” và sẽ để lại nhiều hệ lụy” - một giáo viên tại Hà Tĩnh chia sẻ.