Mổ đẻ bao lâu thì lành vết thương

Cần kiêng gì sau sinh mổ để vết thương nhanh lành và không để lại di chứng là nỗi băn khoăn của rất nhiều sản phụ bởi sinh mổ tạo xâm lấn lớn trên cơ thể người mẹ, nếu để nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm.

Người ta thường ví quá trình đau đẻ đau như bẻ gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Với phụ nữ mổ đẻ, vết mổ dài và sâu nên sau khi hết thuốc mê, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng. Nếu không kiêng khem cẩn thận, vết mổ không chỉ lâu hồi phục mà còn có thể bị nhiễm trùng và để lại những hậu quả về lâu về dài nên mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.

Thông thường, các bác sĩ sản khoa hay khuyên mẹ bầu nên kiêng cữ trong khoảng 42 ngày sau khi sinh mổ là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu càng kiêng cữ được lâu thì sau này mẹ sẽ không cảm thấy đau nhức mỗi khi trái gió trở trời và thời gian kiêng cữ sau sinh mổ sẽ phải lâu hơn so với những mẹ bầu sinh thường được.

Sau sinh mổ, mẹ cần kiêng khem một số vấn đề dưới đây để vết mổ nhanh hồi phục, mẹ nhanh khỏe lại để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Tư thế nằm sau sinh đối với sản phụ sinh mổ là rất quan trọng, không phải mẹ muốn nằm như thế nào cũng tốt cả. Ngay sau khi sinh, mẹ nên nằm ngửa để ổn định vết mổ. Khi hết thuốc tê, mẹ hãy trở mình nằm nghiêng bởi nếu nằm ngửa lâu trên mặt phẳng sẽ khiến tử cung co thắt mạnh hơn và mẹ cảm thấy đau đớn vô cùng. Khi nằm, mẹ nên kê gối mỏng sau lưng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Sinh mổ khiến mẹ mất sức nhiều nên cần kiêng khem cẩn thận để nhanh hồi phục

Sau khi sinh mổ, các sản phụ thường được khuyên nằm nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau khi sinh khoảng 24 giờ, mẹ hãy cố gắng đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng để kích hoạt hệ tiêu hóa hoạt động trở lại, đồng thời giúp phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch và chứng dính ruột rất nguy hiểm.

Nếu mẹ chưa thể đứng dậy đi lại thì thỉnh thoảng hãy thay đổi tư thế nằm và massage cổ tay, lòng bàn chân để máu được lưu thông tốt hơn.

Ca sinh mổ lấy đi rất nhiều sức lực của mẹ nên thông thường sau khi sinh mẹ rất dễ bị đói và muốn ăn nhiều để hồi phục. Tuy nhiên, không phải cứ ăn thật no là tốt vì khi mổ, ruột và thành dạ dày của mẹ đều bị tác động khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị tích tụ lại và gây nên tình trạng táo bón, đầy hơi.

Ngoài ra, ăn quá no cũng ảnh hưởng đến vết mổ do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và vết mổ vì thế cũng sẽ căng ra, gây đau, lâu lành, thậm chí gây rỉ máu ở vết mổ.

Đây là việc kiêng cữ sau sinh mổ mà mẹ nhất định phải tuân thủ. Sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên tắm nước lạnh, nhất là tắm về đêm hoặc uống nước lạnh vì sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Tốt nhất, mẹ nên tắm và uống nước ấm để đảm bảo an toàn.

Mẹ nên tắm sau sinh bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm. Tắm xong, mẹ cần lau khô cơ thể bằng khăn mềm. Cần chú ý đến vết mổ để tránh nhiễm trùng.

Sau khi sinh, toàn bộ cơ thể của mẹ đều suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu mẹ ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, dễ gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Khi bị đau bụng sẽ gây co thắt dạ dày và cơ bụng, tác động đến vết mổ, gây đau. Tốt nhất, sau khi sinh mẹ nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa.

Sau sinh mổ, sản phụ nên kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Ngoài ra, đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ còn làm giảm chất lượng sữa và gián tiếp gây hại lên hệ tiêu hóa của em bé, khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón. Hệ tiêu hóa của bé lúc này hết sức non yếu nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Sau khi sinh mổ, mẹ nên kiêng những thực phẩm như cá, cua, ốc, trái cây chua như chanh, cam chua, các loại gia vị có tính chất cay nóng như tiêu, ớt…

Sau khi sinh, mẹ nên gạt hết công việc sang một bên, tập trung nghỉ ngơi, hồi phục cơ thể để có sức chăm sóc con yêu. Vì thế, mẹ không nên làm việc sớm, hạn chế vận động vì vận động sớm khiến vết thương lâu lành, áp lực của công việc khiến mẹ bị stress, gây mất sữa…

Không chỉ sau sinh mà bất cứ thời điểm nào phụ nữ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh viêm nhiễm. Mẹ nên rửa âm hộ mỗi ngày 3 lần bằng dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng những loại dung dịch có nồng độ pH quá cao gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, dễ dẫn đến tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.

Mẹ nên mặc những chiếc quần lót bằng chất liệu 100% cotton dễ thấm hút để giữ cho âm hộ luôn khô thoáng. Không nên mặc quần lót quá chật. Nếu thấy âm đạo sưng hay có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.

Dù sinh mổ không ảnh hưởng gì nhiều đến bộ phận sinh dục nhưng mẹ cũng không nên quan hệ tình dục quá sớm. Nguyên nhân là do vết mổ và cơ thể của mẹ cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu quan hệ sớm sẽ gây cọ sát và cơ thể cũng phải gồng mình gây giãn vết thương, khiến quá trình hồi phục lâu hơn.

Ngoài ra, quan hệ tình dục còn tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn khiến mẹ có thể bị nhiễm trùng âm đạo. Theo các chuyên gia thì sau khi sinh mổ khoảng 6 tuần mới quan hệ là tốt nhất.

Sau sinh mổ 6 tuần thì sản phụ mới nên quan hệ tình dục trở lại

Nhiều sản phụ vì sợ bụng béo, bụng phệ sau khi sinh, gây mất thẩm mỹ nên đã dùng nịt bụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, dùng nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.

Nịt bụng tác động trực tiếp lên vết mổ, khiến vết mổ bị bí hơi, gây mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nịt bụng còn khiến máu khó lưu thông nên sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong ổ bụng.

Do đó, nếu muốn dùng nịt bụng như một cách lấy lại vóc dáng sau sinh, mẹ chỉ nên dùng sau khi vết mổ đã hoàn toàn hồi phục và cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ có thể có một vài phản ứng như bị sốt hay ra sản dịch. Mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Sốt: Sốt có thể là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng nhưng cũng có thể do mẹ mặc quá ấm, cơ thể thiếu nước, hoặc do mẹ nằm than. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước và quan sát. Nếu đã mặc thoáng mát hơn mà vẫn không cải thiện thì nên đi khám để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ.

Sản dịch: Bị ra sản dịch trong vài ngày sau sinh mổ là dấu hiệu hết sức bình thường cho thấy tử cung của mẹ đang hồi phục tốt. Mẹ không cần quá lo lắng về dấu hiệu này. Trong khoảng 3 – 4 ngày đầu sau sinh mổ, sản dịch có màu đỏ tươi, dần dần lượng máu bớt đi và chuyển sang màu nâu, màu hồng. Đến ngày thứ 10 sau sinh thì sản dịch có màu hơi vàng hoặc không màu.

Trường hợp sản dịch có mùi hôi hoặc đã chuyển sang không màu bỗng nhiên lại quay về màu đỏ tươi thì mẹ cần đi khám ngay vì có nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng hậu sản hoặc bị băng huyết.

Vết mổ sưng, đau hoặc tiết dịch: Sau mổ, sản phụ nên chú ý giữ vết mổ được khô và sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng tấy và tiết dịch vàng thì mẹ nên đi khám ngay vì đây là những dấu hiệu bất thường.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sinh mổ bao lâu thì lành hẳn là thắc mắc nhiều mẹ bầu quan tâm trong quá trình thai sản. Thời gian phục hồi sau sinh mổ lâu hơn sản phụ sinh thường. Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Mẹ bầu sinh mổ thường có vết rạch dọc hoặc ngang. Khi sinh mổ bác sĩ sẽ tạo ra 2 vết rạch: Một vết đi qua phần bụng dưới cách lông mu từ 2 – 5 cm và 1 vết rạch thông qua tử cung. Hai vết rạch này có thể ngang hoặc dọc nhưng vết rạch ngang là phổ biến nhất. Nguyên do bởi phần thấp nhất của tử cung là phần mỏng nhất và ít chảy máu máu nhất.

Vết rạch dọc là vết rạch truyền thống chỉ xuất hiện khi mẹ bầu có sẹo từ cuộc phẫu thuật khác trước đó. Trường hợp em bé ở vị trí bất thường hoặc mẹ bị chảy máu âm do rau tiền đạo hoặc suy thai, sinh non thì mới thực hiện vết rạch dọc. Vết rạch dọc cần thời gian hồi phục lâu hơn và đau hơn vết rạch ngang.

Sinh mổ bao lâu thì lành hẳn?

Chỉ khâu vết mổ sau sinh thường là chỉ có thể thấm hút, chỉ này ở trong cơ thể sau 6 tuần sẽ tự tiêu hết không cần phải cắt chỉ.

Thời gian phục hồi vết mổ sau sinh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh. Bình thường sau 7 ngày vết mổ sau sinh được xem là lành hẳn. Vết khâu sẽ khô lại gồ lên 1 đường và từ 2 – 3 tuần sau vết mổ tạo thành sẹo nhưng khi chạm vào sản phụ vẫn thấy đau.

Vết mổ sau sinh dài 11-15 cm dần dần lành, màu sắc của vết sẹo cũng dần gần với màu da hơn và sẽ co lại, về cơ bản không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài. Trong quá trình lành hẳn, vết mổ sẽ bị đau ngứa, chị em tuyệt đối không được gãi nhằm tránh kích thích da mạnh hơn.

3 tháng sau sinh vết mổ mới được coi là lành hẳn, lúc đó chị em sẽ không còn cảm thấy đau và ngứa  xung quanh vết mổ. Tuy nhiên, có một số chị em sẽ có cảm giác đau ở vết mổ đến 6 tháng, thậm chí là 1,5 năm.

Như vậy, trung bình sau 3 tháng vết mổ sau sinh sẽ lành hẳn phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc sau sinh của chị em.

Lưu ý sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ chị em thường có các biểu hiện như: Sản dịch, khó chịu sau sinh, mệt mỏi táo bón, những cơn đau xung quanh chỗ bị rạch, đau nhói bụng,… Do đó, mẹ bầu đẻ mổ cần phải chú ý trong trong quá trình chăm sóc sức khỏe sau sinh như:

  • Sản phụ nên nằm nghiêng sang một bên để tránh nhưng cơn đâu do thắt tử cung và buồn nôn.
  • 1 tuần sau sinh vết mổ sẽ được cắt chỉ [nếu không dùng chỉ tiêu].
  • Dùng khăn thấm nước muỗi loãng nhẹ nhàng chườm lên vết mổ tránh bị nhiễm trùng.
  • Thay băng gạc mỗi ngày để vết mổ được sạch sẽ.
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm vết mổ do đó chị em nên cung cấp các chất này cho cơ thể trong quá trình liền vết mổ.
  • Cung cấp vitamin K và các loại canxi như: Kẽm, sắt, đồng,… giúp cầm máu, tái tạo máu và làm lành vết thương.
  • Cung cấp cho cơ thể thức ăn có chứa protein như: Thịt, cá, trứng, sữa,… giúp cơ thể mẹ bầu tái tạo lớp da non và làm liền vết mổ.
  • Hạn chế ăn những món kích thích như: Hành, tỏi,… nếu sản phụ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh lý về gan thì phải tuân thủ chế độ ăn uống của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mặc quần áo rộng rãi ngăn ngừa cọ xát kích thích vết mổ.
  • Không được ăn các món ăn như: Rau muống, thịt gà, gạo dẻo, đồ nếp và hải sản,… để tránh bị sẹo lồi. Ngoài ra các thức ăn này làm vết mổ lâu lành và nổi ban, ngứa ngáy.

Thời gian lành vết mổ còn phụ thuộc vào cách chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng sau sinh của sản phụ. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào từ vết mổ sau sinh như: Chảy mủ, đau đớn, sốt trên 38 độ nên đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

Tổng đài: [028] 3930 75 75
 Website: ykhoadiamond.com
Fanpage:
//www.facebook.com/ykhoadiamond

 Phòng khám Đa Khoa Diamond
ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

 Phòng khám Sản Nhi Diamond
ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Video liên quan

Chủ Đề