Mèo chuyển dạ bao lâu thì đẻ

Khi mèo mẹ sinh nở

Khi mèo mẹ gần chuyển dạ bạn nên chuẩn bị cho chúng một ổ để êm ái và gần gũi, nói chuyện với chúng để mèo nhà bạn yên tâm chuyển dạ.

Nhưng đặc biệt khi lúc sinh, bạn nên đứng quan sát từ xa, hạn chế việc lại gần gây mất tập trung cho mèo mẹ. Song, bạn nên chuẩn bị một tô cháo loãng để mèo mẹ lấy lại sức sau khi sinh.

Dinh dưỡng cho mèo mẹ

Sau khi sinh xong là thời điểm bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng bởi mèo mẹ đang cần nhiều sữa để cho mèo con, Thế nên, bạn nên cung cấp những loại thức ăn cho mèo hoặc thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa có chứa hàm lượng tinh bột, protein và các dưỡng chất cần thiết khác.

Dinh dưỡng cho mèo con

Với mèo con sau dinh thì chất dinh dưỡng tốt nhất đó chính là sữa mẹ, vì thế ở giai đoạn này bạn không cần can thiệp quá nhiều về chế độ dinh dưỡng của chúng. Nhưng bạn cũng phải quan sát nếu mèo mẹ không đủ sữa cung cấp thì bạn có thể hỗ trợ nguồn sữa ngoài cho chúng.

Tập cho mèo con đi vệ sinh

Việc tập cho mèo con đi vệ sinh thường là thiên chức của mèo mẹ, nhưng bạn cũng có thể hỗ trợ chúng bằng việc đặt mèo con vào khay cát chuyên dụng để mèo nhận biết được vị trí và để mèo tập cào cát và lấp chất thải.

Bạn hãy kiên nhẫn lập lại việc này khoảng 3-4 lần thì mèo con sẽ tự nhận biết và trở thành thói quen, giúp việc chăm sóc mèo trở nên dễ dàng hơn.

Làm ổ cho mèo

Với mèo con mất mẹ bạn cần chú ý và cẩn thận nhiều hơn, bạn nên làm tổ cho mèo con phải thật sự đủ ấm và an toàn, tránh các tác động của tự nhiên hay các vật nuôi khác.

Tốt nhất bạn nên sử dụng các hộp giấy có thành cao để làm ổ cho mèo, bên trong có lót chăn hay vải mềm để tạo sự thoải mái cho mèo và phải đảm bảo mức nhiệt độ khoảng 37 độ C để giữ ấm cho mèo.

Cho mèo con uống sữa

Với giai đoạn này thì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu dành cho chúng. Nếu không có nguồn sữa mẹ thì bạn có thể cung cấp từ nguồn sữa ngoài theo chế độ sau:

– Mèo con dưới 2 tuần tuổi: Bạn nên cho mèo con dùng sữa 3 lần/ngày và lượng sữa là 2-5ml/lần.

– Mèo con dưới 4 tuần tuổi: Cho mèo dùng 4-5 lần mỗi ngày và khoảng 7ml/lần.

– Mèo 2-3 tháng tuổi: Ngoài sữa bạn có thể tập cho chúng các loại thức ăn mềm, tần suất dùng sữa giảm lại [2 lần/ngày]

Hỗ trợ mèo con đi vệ sinh

Bạn cũng nên đặt mèo con vào khay cát vệ sinh để mèo tập cào và lấp chất thải sau khi vệ sinh. Việc này sẽ giúp mèo nhận biết được nơi vệ sinh và những việc cần làm trước và sau đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hơn trong việc vệ sinh của mèo.

Nên tránh âu yếm vuốt ve khi mèo còn quá nhỏ

Việc âu yếm chúng thường xuyên là điều không nên vì cơ thể chúng còn nhỏ, đề kháng còn yếu nên việc làm này có thể khiến chúng khó thích nghi và chậm phát triển so với bình thường.

– Không nên để mèo nằm khi ăn vì như vậy dễ gây sặc và tràn vào phổi.

– Với giai đoạn đầu bạn không nên tắm thường xuyên cho mèo vì ảnh hưởng đến sức đề kháng của chúng, và khi tắm nên dùng nước ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt, làm mèo giật mình.

– Nếu mèo mất mẹ, bạn cần phải tập trung quan sát những thay đổi cơ thể của chúng để biết được cách thức chăm sóc hợp lý.

Dù muốn hay không thì việc chú mèo của bạn sắp đẻ cũng là việc khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ.Chuẩn bị tâm lý cũng như kiến thức tốt sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống

 Bạn tham khảo bài viết dưới đây về Nhận Biết Dấu Hiệu Mèo Sắp Đẻ Cách Đỡ Đẻ Cho Mèo Tại Nhà nhé.

1. Làm thế nào để biết mèo sắp đẻ

Nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì đó là lúc bạn cần sẵn sàng mọi thứ chuẩn bị để chú mèo của bạn sinh đẻ nhé.

  • Mèo tự nhiên bỏ ăn,tâm trạng bồn chồn lo lắng, đi loanh quanh tìm các góc hay những nơi yên tĩnh như tủ quần áo… để nằm
  • Mèo tỏ ra dễ bị kích động,khó chịu cơ thể. Một số chú mèo thường có hành vi liếm bộ phận sinh dục do dịch báo hiệu chuyển dạ chảy ra.
  • Các núm vú bắt đầu sưng to hơn, phần bụng có dấu hiệu sụt xuống
  • Trong vòng 12-24 tiếng trước khi đẻ nhiệt độ của cơ thể mèo sẽ giảm  từ 38,5- 39*c xuống còn  37- 37,5*C
  •  Nhịp thở của mèo khi sắp sinh có thể nhanh hơn và thậm chí là bắt đầu trở nên hổn hển.kèm theo tiếng kêu liên tục theo từng cơn. Vùng bụng của mèo cũng xuất hiện từng cơn co thắt khiến chúng phải nằm nghiêng sang một bên

Thông thường mèo sẽ hạ sinh sau cơn chuyển dạ. Nếu bạn thấy thời gian chuyển dạ kéo dài từ 1-2 tiếng thì có thể đó là những dấu hiệu không được bình thường. Lập tức liên hệ ngay với bác sĩ thú y để giúp đỡ cho chúng.

2. Đỡ đẻ cho mèo có đen không?

Trong văn hóa phương Tây, mèo đen được coi như một biểu tượng của điềm dữ và xấu xa. Ở đa số các nước châu Âu, chúng là hiện thân của những điều xui rủi. Một con mèo đen chạy qua đường đồng nghĩa với việc sẽ có chuyện xấu xảy ra,

Trong dân gian Việt Nam thường truyền miệng câu:Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang. Bởi câu nói đó khiến một số người mê tín quan niệm rằng mèo mang đến sự nghèo khó. Vậy có thật là mèo mang đến sự xui xẻo cũng như đỡ đẻ cho mèo là đen đủi?

Sẽ không có câu trả lời thỏa mãn cho tất cả mọi người, Petkung chia sẻ góc nhìn cùng bạn về nhân sinh và nhân quả trong vấn đề này nhé

Theo tự nhiên việc chú mèo mang thai và sinh đẻ chính là bản năng vốn có để duy trì nòi giống. Tạo hóa sinh ra là vậy nên lẽ thường chúng ta không thể phủ nhận việc đó. Một chú mèo con được đẻ ra là một sinh linh và chúng có quyền được sống như bao sinh mạng, khác chưa cần bàn đến chuyện may mắn hay đen đủi.

Việc bạn đỡ đẻ hay hỗ trợ mèo mẹ sinh đẻ tức là bạn đang cứu giúp một sự sống. Đó là một hành động vô cùng cao quý và nhiều trải nghiệm. Với nhiều người đó là sự hạnh phúc khó tả.

Hành động giúp đỡ cho bất kể sự sống nào không thể nói là hành động mang đến điềm xấu được. Theo luật nhân quả trong phật giáo, một hành động tốt đẹp đương nhiên gieo một hạt giống tốt đẹp, và chắc chắn rằng kết quả của hành động sẽ tốt đep. Do vậy chắc bạn đã có câu trả lời về việc đỡ đẻ cho mèo liệu có đen đủi rồi phải không?

3. Chuẩn bị gì trước khi đỡ đẻ cho mèo

Khi quan sát thấy những dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ của mèo mẹ bạn nên đưa cô ấy đến bệnh viện thú y để thăm khám nắm rõ tình trạng và tham khảo những lời khuyên từ bác sĩ.  Việc này giúp bạn chủ động tâm lý trong những tình huống bất thường có thể xảy ra.

Một chiệc hộp đủ rộng có lót giấy hoặc khăn êm ái sẽ giúp mèo mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi sinh nở

Bạn cần chuẩn bị khăn để lau cho mèo con cũng như tã thú y để việc vệ sinh ổ nằm được dễ dàng hơn.

Nhiều trường hợp mèo mẹ chưa có sữa ngay trong khi mèo con cần được cung cấp dinh dưỡng cũng như tạo bản năng bú ngay từ đầu. Việc này sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn bằng sữa hộp và bình bú.

Trong trường hợp có những tình huống bất ngờ xảy ra, túi di chuyển sẽ giúp bạn nhanh chóng mang mèo mẹ đến bác sĩ thú y để kịp thời sử lý.

4. Hướng dẫn đỡ đẻ cho mèo đúng cách

Gần như hầu hết các chú mèo sẽ không cần đến bạn trong quá trình sinh đẻ, với những trường hợp như vậy bạn chỉ cần đứng gần quan sát bởi sự có mặt của người chủ phần nào sẽ giúp chúng cảm thấy an toàn.

Với những chú mèo cần đến sự giúp đỡ của bạn:

  • Cất toàn bộ trang sức có đeo trên tay như nhẫn, đồng hồ, lắc… sau đó mang găng tay y tế đã khử trùng
  • Khi thấy mèo mẹ bắt đầu có những cơn co thắt ở ổ bụng lập tức sẵn sàng để đón bọc ối có chứa mèo con chui ra. nắm một phần của mèo con mà bạn nhìn thấy, kéo nhẹ nhàng cùng lúc mèo mẹ co thắt tử cung. Nếu mèo con vẫn không trượt ra được dễ dàng thì hãy liên lạc với bác sỹ.
  • Đưa mèo con đến gần miệng để mèo mẹ cắn bọc ối và liêm sạch cho mèo con. Nếu mèo mẹ không nhanh chóng làm điều đó thì bạn phải can thiệp,làm vỡ màng ối cho mèo con có thể thở. Lau mặt mèo con bằng khăn sạch và khô. Rồi đặt chúng gần mèo mẹ
  • Dùng ống hút hút sạch nước ối trong mũi và miệng của mèo con. Điều này rất quan trọng bởi nếu không làm kịp thời mèo con sẽ bị ngạt thở do nước ối tràn vào phổi.
  • Kiểm tra phần nhau thai xem có theo ra cùng mèo con hay không nếu khô may nhau thai xót lại trong bụng sẽ gây nhiễm trùng và mèo mẹ sẽ chết.
  • Tuyệt đối không ĐƯỢC CỐ KÉO NHAU THAI RA. Nếu bạn kéo dây rốn thì tử cung của mèo mẹ sẽ bị xé ra gây nguy hiểm. Mang mèo mẹ đến thú y nếu nghi ngờ nhau thai còn trong bụng.
  • Phần nhai thai của mèo con chứa đầy dinh dưỡng và kích thích tố có thể bổ sung cho cơ thể mèo mẹ, vì vậy hãy để mèo mẹ ăn chúng nhưng không quá nhiều. Ăn quá nhiều nhau thai có thể bị tiêu chảy.
  • Quan sát các thời gian ra của những chú mèo con tiếp theo, nếu thấy quá lâu lập tức gọi bác sỹ.

5. Cách chăm sóc mèo mẹ sau sinh

  • Trong thời gian sau sinh mèo mẹ có thể không muốn rời ổ do cần chăm sóc đàn con. Bạn cần để gần chúng một số đồ ăn giàu dinh dưỡng để đảm bảo đủ sữa cho con bú. Nên là thức ăn dạng mềm để mèo mẹ thuận lợi cho việc tiêu hóa
  • Dùng khăn sạch+ nước ấm có pha muỗi để vệ sinh vùng vú cho mèo mẹ hàng ngày để giúp mèo con ngậm sữa được an toàn.
  • Chậu cát hoặc hộp vệ sinh cũng cần để không quá xa. Thường xuyên vệ sinh để đảm bảo chất thải không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tốt nhất bạn nên lót giấy hoặc tã thú y trong hộp vệ sinh để việc dọn dẹp được dễ dàng.
  • Bạn nên cân nhắc việc triệt sản cho mèo để đảm bảo sức khỏe cho chúng trừ khi bạn là nhà nhân giống chuyên nghiệp

6. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ

  • Luôn đảm bảo rằng những chú mèo con được bú sữa mẹ càng sớm càng tốt bởi vì sũa non chính là nguồn dinh dưỡng cung cấp các kháng thể cho mèo con tuyệt vời.
  • Trong một vài trường hợp có thể mèo mẹ chưa sẵn sàng cho mèo con bú bạn cần dùng đến sữa hộp và bình bú để giúp chúng
  • Trường hợp bạn ở khu vực có khí hậu lạnh cần đảm bảo nhiệt độ quanh ổ nằm của mèo con đủ ấm bằng đèn sưởi hoặc điều hòa.
  • Quan sát liên tục nếu thấy có dấu hiệu khác thường hay liên hệ với bác sĩ
  • Sẽ luôn có tình trạng mèo con mới sinh ra không may lót ổ vì vậy bạn nên hết sức bình tình để chăm sóc các chú mèo còn lại.

Trong trường hợp bạn quá đau buồn và muốn lo hậu sự chu đáo cho những chú mèo con xấu số thì có thể tham khảo qua dịch vụ hỏa táng thú cưng chu đáo trọn tình tại TP HCM. Chúng tôi ở đó để hỗ trợ bạn.

Video liên quan

Chủ Đề