Mẹo chữa đau họng nhanh

Viêm họng cấp là bệnh phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải thậm chí có người bệnh đã trở thành mạn tính, khó chữa. Bệnh viêm họng thường không nguy hiểm, nhưng dai dẳng, gây phiền toái, khó chịu cho người bệnh trong giao tiếp cũng như sinh hoạt.

Bệnh viêm họng là tình trạng bị viêm ở cổ họng và hầu do vi khuẩn hoặc do virus gây nên, khiến cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm họng cấp có thời gian bộc phát nhanh trong một khoảng thời gian ngắn trong năm, thường xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Viêm họng cấp thể hiện dưới 3 dạng: Viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc và viêm họng loét.

Viêm họng đỏ là hiện tượng sung huyết toàn bộ niêm mạc họng, có mủ và bựa trắng do virut gây nên, thường là biểu hiện sớm của các bệnh do virus lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp. Bệnh hay gặp và thường sau đợt cảm cúm với biểu hiện nhưu sốt, nuốt đau, hạch cổ sưng.

Viêm họng cấp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Viêm họng có giả mạc bao gồm viêm họng bạch hầu, viêm họng Vincent, viêm hong trong bệnh bạch cầu cấp, viêm họng do bạch cầu đơn nhân, viêm họng trong SIDA.

Những loại viêm họng giả mạc đặc trưng là có giả mạc ở họng. Bệnh nhân đau họng dữ dội, sưng hạch và sốt.

  • Viêm họng bạch hầu: giả mạc trắng, xám tro, dính, đặc biệt thường lan ra vùng trụ amidan, lên màn hầu và xuống thanh quản.
  • Viêm họng Vincent: giả mạc trắng xám, dính, có loét hoại tử, đặc biệt giả mạc thường khu trú ở một bên amiđan khẩu cái.
  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đa sinh cấp: giả mạc kèm loét và có khuynh hướng xuất huyết.
  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: loét hoại tử, có mủ, hôi và có khuynh hướng xuất huyết.
  • Viêm họng do SIDA: Đặc điểm là nhiễm trùng cấp kéo dài trên 8 tuần, giả mạc trắng nhạt chỉ ở amiđan khẩu cái, thành sau họng viêm nhẹ. 

Đây là hiện tượng viêm họng kèm theo sự mất chất ở niêm mạc họng.

Các thể viêm loét thượng bì:

  • Viêm họng do Herpes: nổi những nốt như sởi rồi thành bóng nước, vỡ ra tạo loét. Loét đáy vàng hoặc trắng ngà và có viền đỏ xung quanh.\Viêm họng do Aphte: bóng nước đơn độc.
  • Viêm họng Zona: đặc biệt các bóng nước nằm ở một bên vùng phân phối thần kinh hàm trên, màn hầu và các trụ amiđan. 
  • Pemphigus: những bong bóng chứa thanh dịch hay có máu.

Viêm họng loét hoại tử:

  • Viêm họng cấp thể Moure: loét hoại tử cực trên amiđan, bệnh khoảng 10 ngày rồi tự lành.
  • Viêm họng hoại thư thứ phát: thường trên cơ địa tiểu đường, sức đề kháng kém.
  • Bệnh Schultze: Đặc biệt hội chứng nhiễm trùng trầm trọng, loét họng và amiđan hoại thư, có mùi hôi. Luôn luôn có hạch sưng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Việc dùng thuộc điều trị cần tuân theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện mua và dùng thuốc theo ý của bạn thân, làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên trong thời gian bị bệnh, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh bằng cách sử dụng những thực phẩm có lợi cho bệnh và tránh những yếu tố làm bệnh trở nên nặng hơn.

Những điều nên làm:

+ Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, ngực và gan bàn chân

+ Uống nhiều nước và ăn đồ ăn mềm hoặc ở dạng lỏng vì chúng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc, giúp giảm ho và đau họng.

+ Sử dụng nhiều mật ong và gừng. Mật ong và gừng cũng đều rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng nên bạn nên ăn đồ ăn, thức uống có chứa gừng và uống mật ong nhiều hơn trong thời gian bị bệnh.

+Tắm nước ấm trong phòng kín và tắm xong phải lau người thật khô trước khi mặc quần áo.

Khi bị viêm họng cấp bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng

Những điều cần tránh khi bị viêm họng cấp:

Trong thời gian bị viêm họng, nếu bạn không kiêng khem, chăm sóc sức khỏe hợp lý thì bệnh rất dễ nặng hơn và khó điều trị. Những điều bạn nên tránh trong thời gian bị viêm họng như:

  • Ăn đồ ăn cứng, giòn: như bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt.
  • Ăn đồ ăn có nhiều gia vị như các món chiên, xào vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, làm bệnh viêm họng trở nên nặng hơn.
  • Ăn những loại trái cây có hàm lượng axit cao như: cam, bưởi, chanh.
  • Thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: lạc [đậu phộng], đồ ăn cay, hoặc thức ăn quá nóng.
  • Rượu và cafein. Cả 2 chất này bạn cũng nên tránh vì chúng đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vưc họng và hầu.

Có một số cách chữa viêm họng theo dân gian rất hiệu quả như sau:

Khi bị viêm họng bạn nên súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng

–  Uống trà và mật ong: Hòa một thìa mật ong trong một chén trà và thêm nửa quả chanh. Dung dịch này sẽ làm bạn nhanh chóng hết đau rát ở cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.

–  Vỏ xoài và nước lọc: lấy 125ml nước đun sôi để nguội pha với 10ml nước của vỏ quả xoài và dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh viêm họng của bạn đấy.

–  Súc miệng bằng nước muối. Đây là cách đơn giản mà lại hiệu quả cho tất cả bệnh nhân bị viêm họng. Đều đều súc miệng bằng nước muối bạn sẽ thấy bệnh nhanh chóng khuyên giảm và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Nếu bạn thấy dùng các cách trên mà vẫn không thấy đỡ hoặc bệnh tình có xu hướng nặng hơn thì bạn cần nhanh chóng đến phòng khám và bệnh viện để khám và điều trị.

Khoa Tai- Mũi- Họng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được biết đến với những trang thiết bị hiện đại và dịch vụ khám, phẫu thuật chất lượng cao cùng với các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho bệnh nhân. Sự thoải mái, nhanh chóng và hiệu quả mà đội ngũ Hồng Ngọc sẽ mang lại cho khách hàng hy vọng sẽ làm cho bạn cảm thấy thật sự hài lòng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đau họng thường đến bất ngờ với các triệu chứng khiến bạn khó chịu điển hình như cảm giác đau rát khi nuốt, khô miệng… Bên cạnh đi khám và dùng thuốc, bạn có thể áp dụng cách chữa tại nhà hiệu quả dưới đây để bệnh nhanh khỏi hơn

Cơn đau họng sẽ nhanh chóng cải thiện rõ rệt sau khi bạn áp dụng các biện pháp tự nhiên và đơn giản ngay tại nhà sau đây. Lưu ý, để bệnh nhanh khỏi, bạn nên áp dụng ngay khi vừa thấy dấu hiệu đầu tiên - thèm nước vì cổ họng khô và hơi đau rát.

Nguyên nhân đau họng thường gặp là do đâu?

Họng là "cửa ngõ" đón nhận mọi tác động từ bên ngoài vào cơ thể như thức ăn, không khí…nên đây là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất trong cơ thể. Hầu như ai cũng sẽ bị đau họng tối thiểu một, hai lần/năm. Có 3 nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị viêm họng:

  • Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho các siêu khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm đường hô hấp trên, viêm amidan… Đau họng và một triệu chứng điển hình và đầu tiên của các bệnh lý hô hấp này.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn qua thức ăn, nước uống, môi trường ô nhiễm [hít phải khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc…]
  • Cổ họng bị kích thích lâu ngày do chứng trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến đau rát, sưng viêm.

Cách trị đau họng tự nhiên tại nhà

Súc họng bằng nước muối

Đây là một trong những biện pháp chữa đau họng tại nhà phổ biến nhất, được các bác sĩ khuyến khích sử dụng vì cực kỳ hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn và giảm đau họng rất tốt.  Khi bị đau họng, bạn hãy pha ngay 1 muỗng cà phê muối ăn vào 250ml nước ấm để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây nếu không có sẵn nước muối sinh lý nhé! Và bạn đừng quên, chỉ khi súc miệng với nước muối đều đặn 3 lần/ngày thì tình trạng đau họng mới nhanh chóng cải thiện.

Mật ong tự nhiên giúp chữa đau họng hiệu quả

Theo Đông y và kinh nghiệm dùng thảo dược dân gian, mật ong tự nhiên thật sự là một “liều thuốc” giảm đau họng hữu hiệu có ngay trong bếp mà ít người biết. Không chỉ giàu các loại vitamin tốt cho sức khỏe, có lợi cho hệ miễn dịch, mật ong còn có tác dụng ngăn nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng cực kỳ tốt. Để giảm đau họng, bạn hãy pha một muỗng cà phê mật ong với một tách trà nóng, hoặc cắt nửa quả chanh vắt lấy nước cốt rồi hòa chung với 1 muỗng cà phê mật ong vào một ly nước ấm. Khi uống hỗn hợp này 2 lần/ngày, cổ họng của bạn sẽ được bảo vệ gấp đôi vì mật ong sẽ giúp sát khuẩn, còn chanh có tác dụng làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy. Nhờ đó, họng của bạn cũng sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Tỏi

Tỏi được ví như một loại kháng sinh cực mạnh, nhờ chứa allicin - một chất có tính kháng khuẩn và khử trùng rất tốt trong việc tiêu diệt hiệu quả các loại virus, vi khuẩn và giảm đau họng nhanh chóng. Bạn có thể ăn một tép tỏi sống mỗi ngày để chất allicin tiêu diệt những vi khuẩn gây đau họng hoặc phòng ngừa tình trạng đau họng từ sớm. Còn khi đã bị đau họng, bạn có thể ngậm một tép tỏi đập dập trong 5-10 phút để tình trạng đau rát không trở nên nghiêm trọng hơn. 

Gừng

Gừng cũng là một trong những trong những thảo dược được nhiều người nghĩ tới khi bị đau họng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, gừng có khả năng giết chết các loại vi khuẩn ở cổ họng, vừa giúp phòng ngừa, lại vừa đẩy lùi tình trạng đau họng một cách hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn được biết đến với tác dụng làm sạch chất đờm, nhầy từ mũi và họng, giúp mũi họng thông thoáng; từ đó chống viêm, giảm đau và làm dịu cơn đau họng hiệu quả. Bạn chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ bỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có được một phương thuốc hữu hiệu giúp đẩy lùi cơn đau họng khó chịu. Bên cạnh đó, bạn có thể trộn thêm vào hỗn hợp này 1 muỗng cà phê mật ong và 1 nửa quả chanh để nâng cao hiệu quả.

Bạc hà

Bạc hà cũng là một lựa chọn tuyệt vời mỗi khi bạn bị đau họng. Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị đau họng.

Uống nước ấm

Uống nước ấm có thể làm dịu tình trạng viêm, đau nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu. Và nếu uống nước ấm, trà nóng với các loại thảo dược kể trên, hoặc canh nóng cũng có thể là cách giúp đào thải các chất đờm nhầy trong cổ họng. Nhờ dòng nước ấm đó sẽ giữ cho họng ẩm ướt, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, các chất kích thích đến cổ họng, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều mỗi khi bị đau họng.

Chữa đau họng tại nhà thường chỉ thấy hiệu quả khi bệnh mới khởi phát và bạn chăm chỉ súc miệng, uống các loại trà hỗ trợ. Tối đa sau hai ngày áp dụng mà triệu chứng không thuyên giảm hoặc kèm theo đau họng là biểu hiện sốt cao, ho có nhiều đàm, nghẹt mũi, khó thở… thì bạn nên kết hợp tự chăm sóc với việc đi khám bác sĩ và uống thuốc theo chỉ định để bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt.

Chúc bạn Sống Như Ý cùng GenVita!

Video liên quan

Chủ Đề