Mẹo chữa đau gót chân khi đi giày

Sẽ không ngoa nếu nói mua giày là một trong những cảm xúc tuyệt nhất trên đời. Tuy nhiên, sau giây phút sung sướng ấy, chúng ta lại phải đối mặt với nỗi đau và cảm giác khó chịu khi đi giày mới. Vì thế, nếu không muốn cơn ác mộng ấy tiếp tục diễn ra thì bạn hãy cố gắng thuộc lòng 10 mẹo vừa đơn giản lại cực hữu dụng dưới đây nhé.

1. Dùng băng cá nhân [Urgo]

Là cách phổ biến nhưng việc dán băng urgo vào gót chân lại cực hiệu quả, đặc biệt khi bạn đi giày cao gót hay giày da cứng. Không chỉ giảm ma sát mà nó còn giúp chân bạn đỡ phồng rộp.

2. Tận dụng phấn rôm

Chỉ cần đổ lượng phấn rôm vừa đủ vào trong giày, bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa. Đặc biệt, cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn không đi tất.

3. Dùng tất cổ ngắn và máy sấy

Nếu giày quá chật, bạn sấy nóng tất trong vài phút rồi đi giày cùng tất. Nhiệt độ cao từ đôi tất sẽ giúp giày của bạn được nới rộng đáng kể.

4. Dùng lăn khử mùi

Để giảm ma sát của giày mới, bạn có thể dùng lăn khử mùi dạng thỏi, thoa đều vào gót chân hay những vùng dễ bị tổn thương. Mẹo này thích hợp với những ai hay đi cao gót hoặc giày búp bê.

5. Mua miếng lót giày bằng silicone

Thay vì mua lót giày thông thường, bạn hãy mua loại lót làm từ silicone. Chúng không chỉ giúp giảm ma sát, hạn chế tình trạng bong tróc mà còn là vị cứu tinh trong trường hợp bạn mua phải giày quá rộng.

6. Đặt túi nilon đựng nước vào giày

Nếu không may mua phải giày chật, bạn hãy đặt 2 túi nilon đựng nước vào mũi giày rồi để trong tủ lạnh qua đêm. Đây là cách nới rộng giày cực hiệu quả đấy.

7. Dán miếng lót silicone vào gót giày

Nếu cách dán urgo vẫn không thể giúp bạn đỡ bị trầy xước thì hãy thử mua miếng lót silicone siêu nhỏ này dán vào gót giày xem sao. Nó có hiệu quả cực cao trong việc giảm ma sát đấy.

8. Dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa

Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng nếu dùng băng dính dán ngón áp út và ngón giữa lại với nhau thì bạn sẽ không cảm thấy khó chịu khi đi giày cao gót bít mũi nữa.

9. Mua thêm dép sơ cua tại văn phòng

Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng đau nhức là sắm một đôi dép bệt đi lại trong văn phòng. Dù sao thì bạn cũng nên để chân được nghỉ ngơi chứ.

10. Tham khảo các loại giày đế xuồng

Giày gót nhọn tuy đẹp nhưng lại mang đến không ít bất tiện cho các chị em. Nếu muốn mua một đôi giày cao để tôn dáng, bạn có thể tham khảo các mẫu đế xuồng tiện dụng xem sao.

[Nguồn: B.S]

Bạn mới mua được một đôi giày rất ưng ý nhưng đi giày mới lại khiến bạn đau chân? Đừng lo, hãy để Vmanly mách bạn cách làm thế nào để đi giày mới không đau chân cực hiệu quả dưới đây nhé.

1.Dùng băng cá nhân [Urgo]

Khi đi những đôi giày mới, đặc biệt là giày da hay giày cao gót với phụ nữ, bạn thường gặp tình trạng đau hay thậm chí là xước da. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do da giày khi còn mới còn khá cứng, cọ xát vào chân dễ gây xước, khó chịu. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dán miếng băng cá nhân [urgo] vào ngay phần hay bị cọ xát nhất. Những miếng urgo sẽ giúp hạn chế ma sát, giúp bạn tự tin hơn khi diện những đôi giày mới.

2. Phấn rôm

Những đôi giày mới thường dễ gây cảm giác bí bức, căng chật gây đau chân. Phấn rôm không chỉ là cứu cánh giúp hút ẩm, hạn chế mùi hôi mà còn giúp tránh cọ xát gây xước chân hiệu quả. Khi dùng một đôi giày mới, hãy rắc một chút phấn rôm trực tiếp vào giày. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi bạn khi chân trần không tất.

3. Dùng tất dày và máy sấy

Tưởng chừng là hai vật dụng không liên quan đến nhau nhưng tất dày và máy sấy lại có tác dụng rất hiệu quả khi tìm cách làm thế nào để đi giày mới không đau chân. Với những đôi giày da, một vài lần mang đầu bạn sẽ có cảm giác kích chật chân gây khó chịu, xước hoặc đau mũi chân. 

Để giải quyết, bạn chỉ cần dùng máy sấy sấy nóng tại vị trí chân hay cảm giác chật nhất. Sau đó, bạn đi vào chân một đôi tất thật và xỏ giày vào đi lại đến khi phần sấy nguội hẳn. Lúc này, đôi giày của bạn đã được nới rộng vừa đúng với kích thước bàn chân giúp hạn chế đau nhức. Lưu ý, khi sấy bạn không nên dùng ở mức nhiệt lớn nhất và chỉ sấy với những đôi giày da thật thôi nhé.

4. Lăn khử mùi

Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mùi hôi tại các điểm nhạy cẩm, lăn khử mùi còn có khả năng giảm đau chân khi đi giày mới cực hiệu quả. Lăn khử mùi giúp giảm ma  sát hiệu quả, giúp giảm tổn thương lại không gây hại cho da chân. Mẹo này được áp dụng hiệu quả nhất vối những người đi giày búp bê hoặc giày cao gót hay giày búp bê.

5. Miếng lót giày bằng silicone

Giày hơi lỏng hay chật, giày mới đều có thể khiến bạn đau chân, khó chịu khi đi lại. Hiện nay, có rất nhiều loại miếng lót silicone được bán trên thị trường giúp bạn giải quyết hiệu quả tình trạng nay. Các miếng lót silicone có thể giúp giảm ma sát, tạo độ êm chân, tránh tình trạng bóc tróc, xước chân khi đi lại trên những đôi giày mới.

6. Cho nước vào túi nilon để vào giày

Nghe hơi lạ lùng nhưng đây lại là cách nới rộng giày, giảm đau chân cực an toàn và hiệu quả. Để thực hiện, bạn đổ đầy 1 túi nước và buộc túi lại thật chặt. Sau đó, bạn đặt túi nước vào giày và để qua đêm trong tủ lạnh. Túi nước sẽ giúp nới rộng phần giày chật và hạn chế đau chân khi bạn sử dụng giày.

7. Dán băng dính vào ngón áp úp với ngón giữa

Với nhiều bạn nữ hay đi giày cao gót, việc đau ngón chân, đầu mũi chân sưng đau đã không còn xa lạ. Đặc biệt, với những đôi giày mới mũi giày khá cứng, việc dồn trọng lực khiến mũi chân khiến bạn càng dễ gặp đau nhức. Khi tìm cách làm thế nào để đi giày mới không đau chân, dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả. Băng dính sẽ giúp cố định hai ngón chân lại và giảm bớt áp lực dồn xuống gây đau mũi chân.

8. Kem dưỡng da

Một trong những cách làm thế nào để đi giày mới không đau chân là sử dụng kem dưỡng da làm mềm. Kem dưỡng không chỉ có tác dụng làm đẹp, chăm sóc da mà còn giúp làm mềm hiệu quả những đôi giày da mới của bạn. Thoa một chút kem dưỡng vào phần bên trong đôi giày, đặc biệt là những vị trí bạn thường bị trầy xước, đau chân như gót hay mũi chân, các đầu ngón chân. Tuy nhiên, do thành phần của kem dưỡng nên bạn cũng chỉ nên sử dụng sản phẩm với các đôi giày da thật thôi nhé.

9. Dùng khuôn giữ dáng giày để nới rộng

Nếu không muốn mất thời gian tìm những sáng tạo những vật dụng như túi nước, đá, … thì bạn có thể dùng trực tiếp khuôn giày để nới rộng. Chọn khuộn giày có kích thước tương đương hoặc to hơn 1 chút so với bàn chân của bạn và để vào giày trước khi đi. Cách làm này không chỉ giúp nới rộng, hạn chế đau chân mà còn giúp bạn giữ nguyên được phom dáng của giày, tránh vật khác đè lên gây méo hay biến dạng dáng giày.

10. Dùng rượu và giấy

Để làm mềm giày, bạn có thể xịt một chút rượu trắng vào bên trong bề mặt giày. Đặc biệt, những khu vực dễ bị kích, chật đau chân, bạn cần xịt một lượng vừa đủ làm ướt chúng. Sau đó, bạn nhét một miếng giấy vệ tròn vào giày và để qua đêm. Sáng hôm sau, khi lấy giấy và đi giày vào, giày sẽ có kích thước ôm vừa vặn với bàn chân của bạn hơn. Lưu ý, sau khi bỏ giấy ra ngoài, bạn có thể để giày phơi trong điều kiện mát mẻ, không ánh nắng trực tiếp 1 lúc cho mùi cồn bay hết trước khi đi giày.

11. Khoai tây

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực tế, ngoài là một loại thực phẩm tươi ngon, khoai tây còn có thể ứng dụng nhiều điều trong cuộc sống. Để nới rộng giày một chút, bạn có thể nhét 1 củ khoai tay vào giày và để qua đêm. Bạn nên lựa chọn những củ khoai tây có kích thước vừa phải, phù hợp với cỡ giày của bạn. Sáng hôm sau, bạn chỉ cần lau sạch lại lớp vải bên trong là đã có ngay một đôi giày vừa vặn, êm ái, không đau chân rồi.

Không khó tìm cách làm thế nào để đi giày mới không đau chân với những nguyên vật liệu đơn giản, sẵn có ngay tại nhà. Với những gợi ý trên đây, Vmanly hy vọng bạn có thể thực hiện thành công và tự tin diện những đôi giày mới thật đẹp mà không còn lo trầy xước.
 

Video liên quan

Chủ Đề