Mẫu test pcr là gì

Người dịch: BS.CKII. Võ Đình Lộc – Khoa Huyết Học BVĐK tỉnh Bình Định

Cả hai xét nghiệm PCR và xét nghiệm Kháng nguyên đều có thể được sử dụng để xác định xem bệnh nhân có bị nhiễm  virus COVID-19 hay không. Mặc dù thời gian xét nghiệm PCR có thể tốn nhiều hơn để cho ra kết quả, nhưng xét nghiệm PCR thường chính xác hơn xét nghiệm Kháng nguyên.

Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm COVID-19 nếu có:

  • Có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19.
  • Có tiếp xúc với một bệnh nhân COVID-19 đã được chẩn đoán xác định, có nghĩa là đã tiếp xúc trong khoảng cách 2 mét và thời gian là 15 phút trở lên hoặc có tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Xét nghiệm PCR hoạt động như thế nào?

Xét nghiệm PCR tìm kiếm sự hiện diện của  virusCOVID-19 bằng cách phát hiện vật liệu di truyền [RNA] của nó thông qua một kỹ thuật gọi là phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược [RT-PCR]. Các mẫu bệnh phẩm có thể được lấy cho thử nghiệm này bao gồm:

  • Mẫu dịch ngoáy mũi
  • Mẫu dịch ngoáy họng
  • Mẫu dịch nước bọt

Nếu mẫu bệnh phẩm có chứa virus, RNA của nó sẽ được chiết xuất. RNA được chuyển đổi thành DNA và được tạo thành nhiều bản sao. Các bản sao DNA này sau đó được phát hiện bằng các máy xét nghiệm sinh học phân tử.

Xét nghiệm PCR hiện là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán nhiễm  virusCOVID-19 và có ít nguy cơ cho kết quả âm tính giả [âm tính giả xảy ra khi bệnh nhân nhận được kết quả PCR âm tính mặc dù bệnh nhân đang bị nhiễm virus].

Độ chính xác của xét nghiệm PCR, giống như các xét nghiệm virus khác, phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Kỹ thuật được sử dụng để lấy mẫu bệnh phẩm
  • Giai đoạn của bệnh khi mẫu bệnh phẩm được thu thập
  • Mẫu bệnh phẩm có được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong các điều kiện thích hợp hay không

Một nhược điểm của xét nghiệm này là kết quả có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Điều này là do xét nghiệm phát hiện được ngay cả một lượng nhỏ RNA của virus khi bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Kết quả xét nghiệm PCR có thể có trong vòng 24 giờ, nhưng có thể lâu hơn nếu phòng xét nghiệm cách xa nơi lấy mẫu hoặc là phòng xét nghiệm phải thực hiện trên một số lượng mẫu lớn.

Xét nghiệm kháng nguyên hoạt động như thế nào?

Xét nghiệm kháng nguyên phát hiện các cấu trúc của một số protein nhất định, được gọi là kháng nguyên virus, hiện diện trên bề mặt của virus COVID-19. Mẫu được lấy từ bông ngoáy mũi.

Xét nghiệm này còn được gọi là “Test nhanh Kháng nguyên” vì kết quả có thể có nhanh hơn nhiều [trong vòng 15-60 phút]. Một ưu điểm của Test nhanh kháng nguyên là nó có thể cho phép chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nếu bạn có kết quả dương tính, vì xét nghiệm kháng nguyên rất đặc hiệu cho COVID-19.

Tuy nhiên, xét nghiệm kháng nguyên có tỷ lệ cho kết quả “âm tính giả” cao và không chính xác như xét nghiệm PCR. Vì kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không bị nhiễm virus, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả nếu có các triệu chứng viêm đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ.

Xét nghiệm PCR thường chính xác hơn xét nghiệm kháng nguyên

Tác giả bài viết :

Nguồn tin : //www.medicinenet.com/pcr_nasal_swab_vs_covid19_antigen_test/article.htm

Sự khác nhau giữa kỹ thuật Realtime PCR và Test nhanh chẩn đoán COVID-19, đối tượng nên xét nghiệm là ai?

Trong bối cảnh vắc xin COVID-19 vẫn chưa được triển khai tiêm chủng hết toàn dân, thì xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 bằng test nhanh và Realtime PCR là giải pháp hiệu quả giúp chẩn đoán, phát hiện bệnh lây lan trong cộng đồng một cách nhanh chóng.

Sự khác nhau giữa kỹ thuật Realtime PCR và test nhanh là gì?

Xét nghiệm sinh học phân tử Realtime PCR là phương pháp xét nghiệm khẳng định một người có nhiễm SARS-CoV-2 thực sự hay không. Bệnh nhân sẽ được lấy dịch đường hô hấp bằng que lấy mẫu chuyên biệt, tại các vị trí:

– Dịch đường hô hấp trên: Chủ yếu là tỵ hầu.

– Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với độ chính xác rất cao, và là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán COVID-19.

Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT [Rapid diagnostic test] giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus [hay còn gọi là kháng nguyên] COVID-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp của người bệnh [dịch tỵ hầu, dịch tiết đường hô hấp]. Các kháng nguyên sẽ được phát hiện khi virus SARS-CoV-2 đang nhân lên với số lượng nhất định.

– Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả nhanh hơn phương pháp Realtime PCR, cho phép nhanh chóng phát hiện người nhiễm bệnh. Phương pháp này được được sử dụng để hỗ trợ sàng lọc, giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc COVID-19 ở các vùng có nguy cơ cao.

Những đối tượng nên xét nghiệm COVID-19 :

- Người có các triệu chứng của COVID-19 [như sốt, ho, khó thở, viêm phổi, đau họng, mất khứu giác]

- Người có tiếp xúc gần với những người đã xác nhận mắc COVID-19 [F1,F2]

- Người nhập cảnh từ nước ngoài đang có dịch COVID-19

- Bệnh nhân đang điều trị COVID-19

- Người tham gia vào các hoạt động, khu vực có nguy cơ cao mắc COVID-19

- Người lao động làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19

Bệnh viện 199 khuyến cáo, nếu có các triệu chứng của COVID-19 dù đã được tiêm chủng Covid19 hay chưa, bạn vẫn nên xét nghiệm Covid19. Và trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm, bạn cần phải thực hiện đúng Thông điệp 5K của Bộ Y tế

Để đăng ký xét nghiệm sàng lọc COVID-19 quý khách hàng vui lòng liên hệ CSKH 1900 98 68 68 [Khách lẻ], 0905 563 224 [Ms. Duyên: Khách đoàn],0935 893 766 [Ms. Hiền: Khách đoàn], hoặc đến trực tiếp Bệnh viện 199 - 216 Nguyễn Công Trứ, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Chủ Đề