Mẫu sổ tài sản cố định mới nhất

Sổ tài sản cố định được kế toán viên sử dụng để đăng ký, theo dõi, quản lý TSCĐ trong đơn vị từ khi TSCĐ đó được mua về, xuất hiện trong doanh nghiệp, trong suốt quá trình sử dụng và tới khi TSCĐ đó được ghi giảm.
Mỗi loại TSCĐ được mở một sổ hoặc một trang sổ riêng.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018.

Mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 mà các bạn muốn lập trên Excel như sau:

  • Mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel
  • Hướng dẫn lập mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel
  • Lưu ý

Mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel

Để có được mẫu Sổ tài sản cố định như trên, các bạn theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé:

Hướng dẫn lập mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
  • Mẫu chứng từ:
    Sử dụng trong Textbox [Insert -> Textbox] để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác [đã có mẫu]. Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Năm: Là năm tài chính của đơn vị
  • Loại tài sản: Ghi rõ loại TSCĐ theo dõi: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, …
  • Cột A: STT
  • Cột B, C: Số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi tăng TSCĐ dùng để ghi sổ
  • Cột D: Tên, quy cách, đặc điểm của TSCĐ
  • Cột E: Ghi rõ tên nước sản xuất TSCĐ đó
  • Cột G: Tháng, năm đưa TSCĐ vào sử dụng tại đơn vị
  • Cột H: Ghi rõ ký hiệu TSCĐ
  • Cột 1: Ghi rõ nguyên giá TSCĐ
  • Cột 2: Ghi tỷ lệ khấu hao trong 1 năm của TSCĐ, tính theo %
  • Cột 3: Ghi rõ số tiền khấu hao trong năm
  • Cột 4: Tổng số khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ
  • Cột I, K: Số hiệu, ngày tháng năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ
  • Cột L: Lý do ghi giảm TSCĐ [thanh lý, nhượng bán, góp vốn, phát hiện thiếu khi kiểm kê, …]
  • Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 tới trang …: Ghi rõ tổng số trang của sổ
  • Ngày mở sổ: Ghi rõ ngày, tháng mở sổ
  • Ngày … tháng … năm …: Ngày, tháng, năm những người liên qua ký vào sổ
  • Họ và tên, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật

Trong quá trình tạo và sử dụng Sổ tài sản cố định, các bạn cần chú ý điểm sau:

Lưu ý

– Khi hết trang, các bạn cần cộng số lũy kế của trang để chuyển sang trang sau.
Ở đầu trang, cần ghi cộng số trang trước chuyển sang.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

– Link tải về: Mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới các bài viết của blog.hocexcel.online!
Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trong seri bài viết về mẫu sổ sách kế toán tại blog.hocexcel.online:

  • Cách lập sổ theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng theo Thông tư 133 trên Excel
  • Thẻ tài sản cố định

———
Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!

Tác giả: dtnguyen [Nguyễn Đức Thanh]

@ Học Excel Online | DTNguyen.business

Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và cách ghi

1. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 200

- Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 200 là mẫu số 06-TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 200

- Mục đích bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:

Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

- Kết cấu và nội dung chủ yếu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ [như cho bộ phận sản xuất - TK 623, 627, cho bộ phận bán hàng - TK 641, cho bộ phận quản lý - TK 642…] và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.

- Cách ghi bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 200:

+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.

+ Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.

Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng [=] Số khấu hao tính tháng trước cộng [+] Với số khấu hao tăng, trừ [-] Số khấu hao giảm trong tháng.

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán có liên quan [cột ghi Có TK 214], đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 

2. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 133

- Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 133 là mẫu số 06 – TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa [bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ] thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 133

- Mục đích bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:

Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

- Kết cấu và nội dung chủ yếu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.

- Cách ghi bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 133:

+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.

+ Các dòng sổ khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.

Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng [=] Số khấu hao tính tháng trước cộng [+] Với số khấu hao tăng, trừ [-] Số khấu hao giảm trong tháng.

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê và sổ kế toán có liên quan [cột ghi Có TK 214], đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

>>> Xem thêm: Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định là bao nhiêu? Phương pháp khấu hao đường thẳng như thế nào?

Tài sản cố định là quyền sử dụng đất có thuộc trường hợp không phải trích khấu hao hay không?

Tài sản cố định vô hình có được trích khấu hao tài sản cố định hay không? Có tài sản cố định nào không cần phải trích khấu hao tài sản cố định không?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề