Lương 6 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu

Đóng BHXH năm 2021 theo mức lương nào? Mức lương đóng BHXH năm 2021? Tổng thu nhập hay Lương chính không bao gồm phụ cấp? Đó là vướng mắc của nhiều bạn kế toán. Bài viết này xin trích quy định về mức lươngđóng bảo hiểm xã hộitheo mức lương nào để các bạn cùng tham khảo.



Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

"Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH."

Quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

a] Mức lương theo công việc hoặc chức danh:ghi mức lương tính theo thời gian của công việchoặcchức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựngtheo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao độnghưởng lương theo sản phẩmhoặclương khoánthì ghimức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b1] Các khoản phụ cấp lươngđể bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc,điều kiện sinh hoạt,mức độ thu hút lao độngmà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động
chưa được tính đếnhoặctính chưa đầy đủ;

c1] Các khoản bổ sung
xác định được mức tiền cụ thểcùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao độngvà trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;


=> Chi tiết về: Đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc; Các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung phải đóng BHXH và các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH ... các bạn xem chi tiết tại đây nhé:

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH


Chú ý: - Mức tiền lương tháng đóng BHXHkhông thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.


------------------------------------------------------------------------------------------

1. Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu năm 2021:

Căn cứ theo quy định tại Điều 96 và Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ:
"Từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ."

Như vậy: Mức lương tối thiểu vùng năm 2021
như sau:

Mức lương tối thiểu vùng 2021 Vùng
4.420.000 đồng/tháng vùng I
3.920.000 đồng/tháng vùng II
3.430.000 đồng/tháng vùng III
3.070.000 đồng/tháng vùng IV

a] Người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề[kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề] thì tiền lương đóng BHXH bắt buộcphải cao hơn ít nhất 7%so với mức lương tối thiểu vùng.


=> Như vậy: Mức lương tối thiểu năm 2021củaNgười lao động đã qua học nghề là:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu = 4.420.000 + [4.420.000 x 7%]
=4.729.400 đồng/tháng
= 3.920.000 + [3.920.000 x 7%]
=4.194.400 đồng/tháng
= 3.430.000 + [3.430.000 x 7%]
=3.670.100 đồng/tháng
= 3.070.000 + [3.070.000 x 7%]
=3.284.900 đồng/tháng


Ví dụ 1: Công ty ở Hà Nội [Vùng 1] tuyển 1 nhân viên kế toán yêu cầu trình độ từ Trung cấp trở lên và 1 nhân viên lao công làm công việc không cần phải đào tạo [làm công việc không cần qua học nghề].

-> Như vậy:
- Bạn kế toán là đối tượng làm công việc phải qua học nghề, đào tạo nghề -> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là:
4.729.400 đồng/tháng.
- Bạn lao công là đối tương làm công việc không qua học nghề, đào tạo nghề -> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là: 4.420.000 đồng/tháng.


Ví dụ 2: Tiếp theo Ví dụ 1 bên trên.
- Bạn kế toán Cty trả lương cho bạn ấy là 6.000.000/1 tháng -> Công ty muốn tham gia BHXH cho bạn ấy với mức lương 5.000.000 [đáp ứng quy định: Lương tối thiểu tham gia BHXH là 4.729.400].

-> Thì khi xây dựng Thang bảng lương -> Cột lương Bậc 1 phải ghi là: 5.000.000. [Cách xây dựng thang bảng lương xem ở cuối bài viết].

-> Tiếp đó khi lập Tờ khai tham gia BHXH Mẫu TK1-TS -> Chỉ tiêu "Mức tiền đóng" : 5.000.000 và trên Mẫu D02-LT Báo cáo tình hình sử dụng lao động và Danh sách lao động tham gia BHXH cũng phải ghi: 5.000.000

- Trên hợp đồng lao động có thể ghi: Mức lương cơ bản: 5.000.000đ/ tháng -> Số tiền còn lại các bạn có thể chuyển sang các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như: Tiền ăn ca, điện thoại, xăng xe ...
Lưu ý những khoản này phải được xây dựng cụ thể Điều kiện hưởng và Mức Hưởng trong Quy chế lương thưởng của DN nhé. [Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH xem trên đầu bài viết nhé].

--------------------------------------------------------------------------

b]Mức lươngcủa công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmphải cao hơn ít nhất 5%;
- Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải
cao hơn ít nhất 7%so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

=> Như vậy:Mức lương thấp nhất năm 2021 của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu 4.729.400+ [4.729.400x 5%] =4.965.870 4.194.400+ [4.194.400x 5%] =4.404.120 3.670.100+ [3.670.100x 5%] =3.853.605 3.284.900+ [3.284.900x 5%] =3.449.145

=> Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao độngđặc biệtnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu 4.729.400+ [4.729.400x 7%] =5.060.458 4.194.400+ [4.194.400x 7%] =4.488.008 3.670.100+ [3.670.100x 7%] =3.927.007 3.284.900+ [3.284.900x 7%] =3.514.843

Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn xem tại đây nhé:

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất



Chú ý:
Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
- ĐóngBHXH, BHTNtheo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
- ĐóngBHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.


Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng:
- Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN.
- Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.

[Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội]


-----------------------------------------------------------------------

2. Mức tiền lương đóng BHXH tối đa năm 2021:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộctối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đabằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Chú ý: Mức lương tối thiểu vùng và Mức lương cơ sở là khác nhau nhé, cụ thể như sau:

a, Mức lương cơ sở như sau:

- Từ ngày 1/7/2018 - đến ngày 30/6/2019 là: 1.390.000.
- Từ ngày 1/7/2019 - đến ngày 30/6/2020 là:1.490.000.
- Từ ngày 1/7/2020 trở đi là: 1.490.000. [Năm 2021 vẫn áp dụng mức này]

Chi tiết xem thêm: Mức lương cơ sở mới nhất.


b, Mức lương tối thiểu vùng: Thì như trên phần 1 nhé.

Như vậy:
- Mức lương đóng BHXH, BHYT tối đa là = 1.490.000 x 20 =
29.800.000.
- Mức lương đóng BHTN tối đa là:Vì mức lương tối thiểu vùng mỗi vùng khác nhau, các bạn ở vùng nào thì lấy mức lương vùng đónhân với20 là ra mức lương đóng BHTN tối đa nhé.

Chú ý: Khi xây dựng thang bảng lương mức lương cơ bản phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng nhé [không là bị phạt đó nhé].

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương


-------------------------------------------------------------------------------------------------
xin chúc các bạn thành công!

__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề