Đoàn nhữ hài là ai

                                Đào Tam Tỉnh

Danh thần Đoàn Nhữ Hài được thờ tại Huế

Đoàn Nhữ Hài [1280-1335], danh nhõn của nhà Trần. Theo gia phả họ Đoàn ở xó Diễn An, huyện Diễn Chõu, họ Đoàn có gốc ở làng Hội Xuyên, huyện Trường Tõn, lộ Hồng Châu [Gia Lộc, Hải Dương]. Một chi họ Đoàn, di duệ Đoàn Nhữ Hài định cư tại Diễn An. Tuổi trẻ, ụng thụng minh, học giỏi, cú chớ lớn. Trong thời gian đi học ở Kinh đụ [năm Kỷ Hợi 1299], ụng nổi tiếng với việc viết bài biểu cho vua Trần Anh Tụng [1293-1314] để tạ tội với Thỏi thượng hoàng Nhõn Tụng [1279-1293], nờn được tin dựng. Nhõn đú, vua Anh Tụng đó đưa ụng vào làm Ngự sử Trung tụn.

Nhờ tài năng và mẫn cỏn, ụng được cử đi sứ Chiêm, lập được nhiều công trạng, trở về được phong Tham tri chính sự [1303]. Năm 1304, lại được thăng chức Hành khiển trông coi cả Khu mật viện, tham gia bàn bạc cỏc cụng việc quan trọng của đất nước. Năm 1307, ụng được cử vào Thuận Húa để phủ dụ dõn chỳng [châu Ô, châu Rí], vỡ đõy là vựng đất mới sỏp nhập vào Đại Việt. Mọi việc được thực hiện tốt đẹp, ụng được triều đình ban khen. Năm Nhâm Tý [1312] trong cuộc chinh phạt phương Nam do Trần Anh Tông cầm quân, ông được vua cho kiêm chức Thiên tử Chiêu dụ sứ và cũng đã lập được công đầu.

Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. T.1. Dư địa chí, nhân vật chí. H., Sử học, 1960 [Tr. 189] ghi như sau:

…Bấy giờ Thượng Hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về Kinh, bất chợt đi xem các cung điện, mà vua [Trần Anh Tông] còn say rượu nằm ngủ không biết. Thượng Hoàng giận lắm, sai xa giá về ngay Thiên Trường; sai chiếu cho các quan ngày mai phải đủ mặt ở cả Thiên Trường. Vua tỉnh dậy sợ quá, đi ra ngoài điện, qua chùa Tư Phúc thấy ông đứng ở cửa, hỏi thì ông phục xuống đất, thưa: “Thần học tập ở đây” Vua bèn dắt ông vào phòng nghỉ và bảo: “Trẫm khổ vì rượu, phải tội với Thượng Hoàng. Nay muốn đến tạ lỗi, mày nên làm biểu giúp Trẫm”. Ông vâng mệnh viết luôn. Vua lập tức đi thuyền nhẹ, bảo ông theo. Đêm đi Thiên Trường, sáng sớm đã tới phủ. Vua sai ông dâng biểu, vào chầu. Thượng Hoàng hỏi: Ai đấy? Quan hầu tâu: “Là người dâng biểu của quan gia”. Thượng Hoàng không nói gì. Tới chiều, gặp mưa gió to, ông vẫn quỳ mãi không động. Thượng Hoàng hỏi: “Người ngoài sân còn đấy không?”. Rồi sai lấy tờ biểu vào xem, thấy lời lẽ khẩn khoản thống thiết bèn gọi vua vào, bảo: “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi, Trẫm còn sống mà còn thế, về sau thì thế nào?”. Vua cúi đầu tạ lỗi. Thượng Hoàng nhân hỏi: “Người soạn biểu là ai?”. Vua thưa: “Là người học trò, tên là Đoàn Nhữ Hài”. Thượng Hoàng cho gọi ông vào và bảo: “Mày soạn biểu, hợp ý Trẫm lắm”. Mới xuống chiếu cho vua lại về ngôi.

Khi vua về cung, cho ông làm Ngự sử Trung tán, bấy giờ ông mới 20 tuổi. Ông vâng mệnh đi sứ Chiêm Thành, có vào yết kiến Thượng Hoàng ở chùa Sùng Nghiêm. Thượng Hoàng cùng ông nói chuyện đến quá buổi mà không biết, bảo tả hữu rằng: “Nhữ Hài là học trò giỏi, đáng được “Quan sai” sai khiến”.

Khi đi sứ Chiêm Thành, theo tục cũ của Chiêm Thành, hễ sứ đến, phải lạy chúa trước, rồi mới đọc chiếu. Khi ông nghĩ cỏch thay đổi lệ ấy, đi thẳng tới án, đặt tờ chiếu lên rồi nói với vua Chiêm rằng: “Tôi từ lúc mang tờ chiếu của vua nước tôi đến đây, xa vua nước tôi đã lâu. Ngày nay mở tờ chiếu, như được trông thấy mặt vua nước tôi. Hãy lạy tờ chiếu đã rồi hãy tuyên đọc”. Tuy là đứng trước mặt chúa Chiêm nhưng lấy nghĩa là lạy tờ chiếu, tỏ rừ khụng chịu khuất. Từ đú sứ ta theo thế mà làm, khụng phải lạy vua Chiờm khi đọc chiếu thư nữa.  Khi ông về, trước tiên vua khen ngợi [việc này]. Từ đấy quyết trọng dụng, cho làm Tham tri chính sự. Năm thứ 12 [1304], ông coi việc Viện Khu mật. Năm thứ 15, nhân đổi hai châu Ô Lý làm châu Thuận, châu Hoá, ông vâng mệnh tới đây tuyên bố ý của nhà vua, chọn người cho làm quan, cấp ruộng đất, xá tô thuế trong 3 năm, yên định được dân. Năm thứ 20, ông theo vua đi đánh Chiêm Thành, làm chức Chiêu dụ sứ của Thiên tử. Ông hẹn ước với trại chủ Câu Chiêm sai dụ chúa Chiêm qui hàng. Không phí một mũi tên mà bình được Chiêm thành, đó là sức của ông cả…

Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại câu chuyện Đoàn Nhữ Hài viết bài biểu để cứu giúp Trần Anh Tông

thoát cơn giận giữ của Thượng hoàng Trần Nhân Tông [nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV]

Ông từng được cử làm Kinh lược sứ Nghệ An [gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay]. Đến triều Trần Hiến Tông, quân Ai Lao xõm lấn miền Tõy Nghệ An. Năm Ất Hợi [1335], Thượng hoàng Trần Minh Tụng thân chinh đem quân vào, ông được cử làm Đốc tướng quân Thần vừ cùng quân địa phương đi đánh dẹp. Khi quân qua sụng Tiết La [đọan sông Lam ở Cửa Rào, huyện Tương Dương và Con Cuông ngày nay], do gặp thời tiết xấu, khớ bốc mự mịt, khụng nhỡn thấy địa hỡnh, bị quõn giặc mai phục đánh úp bất ngờ và ông hy sinh ngay giữa trận chiến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư [H., KHXH,1998; Tr. 122-123] có chép:

Ất Hợi, [Khai Hựu] năm thứ 7 [1335]… Mùa thu, tháng 9, Thượng Hoàng thân đi đánh Ai Lao bị thua. Đoàn Nhữ Hài bị chết đuối…

Bấy giờ Nhữ Hài chỉ huy quân Thần võ và Thần sách, kiêm chức Kinh lược đại sứ Nghệ An, mà Ai Lao dám xâm lấn đất Nam Nhung là thuộc ấp của Nghệ An, cho nên lấy Nhữ Hài làm đốc tướng, các quân đều chịu sự chỉ huy của ông.

Nhữ Hài chỉ đem quân Thần vũ và quân Nghệ An tiến đánh, đoán chừng Ai Lao giữ đất Nam Nhung, quân ít và yếu, đánh nhất định thắng. Vả lại, sát ngay sông lớn Tiết La, sau khi thắng trận bắt được tù binh theo dòng xuôi xuống, đi qua chân Lạp và các nước phiên khác, đều có thể diễu võ dương oai, nhân đó dụ bảo con em các nước ấy vào chầu, ý muốn lập kỳ công để lấn lướt người cùng hàng.

Đến ngày giao chiến, mây mù che tối, giặc đã phục sẵn voi ngựa, hai mặt giáp công, quan quân thua to, sa xuống nước chết đuối đến quá nửa. Nhữ Hài cũng ở trong số người chết đuối đó.

Thượng hoàng được tin đó bảo rằng: “Nhữ Hài dùng mưu tất thắng, thừa kế tất thắng, công đã gần thành, cuối cùng bị giặc nhử mồi [mà chết]. Nhữ Hài không phải không biết tình thế của giặc, chỉ vì muốn làm to quá mới đến nỗi vậy. Thế mới biết sự mong muốn của con người không thể vượt quá giới hạn được”.

Việc Nhữ Hài mất như được mệnh trước vì đi trận này Thượng Hoàng đau mắt đã có người ngăn cản, nhưng vẫn xuất quân. sách Việt sử thông giám cương mục chính biên [T.5.- H., Văn sử địa, 1958.- Tr. 31-32] có ghi:

Tháng 9, mùa thu [năm ất Hợi thứ 7 [1335]]. Thượng Hoàng lại tự làm tướng sang đánh Ai Lao, bị thua. Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài bị chết đuối.

… Từ khi ở Kiềm Châu đem quân về, Thượng Hoàng định thân đi đánh Ai Lao lần nữa, nhưng chưa quả quyết. “Nay nghe tin Ai Lao kéo xuống xâm lấn ấp Nam Nhung thuộc Nghệ An, nên lại bàn thân chinh, trong lúc ấy Thượng Hoàng bỗng bị đau mắt, có người xin hoãn lại. Thượng Hoàng nói: “Việc này năm trước đã bàn rồi lại thôi, bây giờ nếu vì đau mà hoãn lại, thiên hạ sẽ bảo ta là người rút rát; vạn nhất giặc phương Bắc kéo sang xâm lấn bao vây, thì ta sẽ trông cậy vào đâu?”. Bèn quyết ý thân chinh. Hạ lệnh cho viên quan quản lĩnh hai hiệu quân Thần vũ, Thần sách kiêm giữ chức Kinh lược đại sứ Nghệ An là Đoàn Nhữ Hài sung làm đốc tướng, các quân đều phải nghe theo hiệu lệnh…

Sau khi mất, ông được truy phong là Thượng đẳng Phúc thần, các làng trong huyện Gia Lộc, như Hội Xuyên, Tăng Thượng, Phó Trào đều có miếu thờ ông. Đương thời, Đặng Minh Khiêm có thơ đề vịnh:

Tạ quá văn thành kết chủ tri,

Sứ mao vụ tiết dự khu trỡ,

Tự tũng hữu thắng kiờu tõm khởi,

Tiết thủy giang hàn trỏng sĩ bi.

Tạm dịch nghĩa:

văn hay tạ lỗi chúa biết tài,

Cờ mao tiết sứ tiếng để đời,

Đánh trận quen thắng lũng sinh ngạo,

Tuẫn tiết trờn sụng khách hận sầu.

Mộ và đền thờ Đoàn Nhữ Hài 

Trên đường quốc lộ 7, từ thị trấn Diễn Châu lên Kỳ Sơn đi Xiêng Khoảng [Lào], qua eo Bột Bồng, xã Bồng Sơn, huyện Con Cuông cho đến Cửa Rào, huyện Tương Dương, cảnh sông núi thật là kỳ vĩ, ghi đậm những dấu ấn lịch sử vàng son của dân tộc và về cái chết bi hận của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài thời Trần. Cách thị trấn Con Cuông 1 km về phía tây, tại cột số 94 có hệ thống kỳ quan kết cấu theo hướng bắc nam là thành Động Đào [Trà Lân], Miếu Trạng, hang Trạng, bia mài vách đá Trầm Hương “Ma Nhai ký công bi”…Thành Trà Lân ghi dấu tích Nghĩa quân Lam Sơn do Bình Định vương Lê lợi lãnh đạo từ Lam Sơn, Thanh Hoá kéo vào Nghệ An đã đánh tan giặc Minh ở đây, chiếm thành, lập căn cứ vững chắc để tiến xuống đồng bằng, miền xuôi, bao vây, chiếm thành Nghệ An, làm bàn đạp giải phóng cả nước. Từ đường 7 nhìn về phía nam khoảng 300 m, trước Hang Trạng là Ma Nhai ký công bi từ thời nhà Trần. Sách Việt sử thông giám cương mục chính biên [T.5.- H., Văn sử địa, 1958.- Tr. 30-31] có ghi:

Giáp Tuất, năm thứ 6 [1334]… Thượng Hoàng tự làm tướng sang đánh Ai Lao. Ai Lao trốn chạy đi nơi xa, Thượng Hoàng bèn đem quân trở về.

Thượng Hoàng hạ lệnh cho Nguyễn Trung Ngạn sung chức Phát lệnh sứ Thanh Hoa, tải lương đi trước, rồi đem đại quân kéo đi sau. Khi quân đến Kiềm Châu, thanh thế vang động. Ai Lao nghe tiếng chạy trốn. Thượng Hoàng sai Trung Ngạn đục núi ghi công rồi đem quân về.

Cũng trên quãng đường này, cách Quốc lộ 7 khoảng 10 m về phía bắc, trên bờ sông Cả có miếu thờ Đoàn Nhữ Hài. Nền miếu là một khu đất cao rộng, có một gốc cây gạo rất to. Miếu đã bị tháo dỡ vào năm 1940. Di tích đã bị xoá sạch, bia đá cao 1,2 m vào năm 1960 đã bị Lâm nghiệp lấy bắc cầu cho xe chở gỗ đi qua, nay còn hay mất còn chưa rõ?

Đoàn Nhữ Hài là người có tài về ngoại giao và nội trị, được phong chức Ngự sử Trung tán từ lúc còn trẻ là Nho sinh. Đương thời, ông bị các quan trong triều ghen ghét và còn có người làm thơ châm chọc ông:

Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ

Khẩu tồn nhủ xú Đoàn Trung tân.

Tạm hiểu:

Đài Ngự sử ôn câu cổ ngữ

Miệng Đoàn Trung tán sữa còn hôi.

Dù vậy, thì ông đã được các vua Trần đánh giá đúng tài năng, cử giữ những chức vụ rất quan trọng và đẫ lập được nhiều công lao xuất sắc. Ông đã có công thực sự với mảnh đất Nghệ An, đã góp sức mở mang, khai phá, xây dựng nhiều làng quê trù phú đương thời khi còn giữ chức vụ đứng đầu trấn Nghệ An. Ông cũng có công giữ yên vùng biên cương miền Tây xứ Nghệ và đã tuẫn tiết dũng cảm ngay trên dòng sông Tiết La, tức sông Lam trong công cuộc đó. Việc nhân dân Nghệ An lập đền thờ ông, như ở đền Vạn - Cửa Rào là rất xứng đáng. Ông đã trở thành vị thần linh, là Thành Hoàng làng, là Phúc thần để ngàn năm che chở phù hộ cho dân, cho nước. Hình ảnh Đoàn Nhữ Hài đã in sâu vào tâm thức đồng bào các dân tộc miền Tây và nhân dân tỉnh Nghệ An. Chúng ta cần thiết phải nghiên cứu, sưu tầm thêm tài liệu liên quan đến ông để góp phần giúp cho khách du lịch và người dân hiểu thêm về danh nhân lịch sử, văn hoá Đoàn Nhữ Hài, cho xứng với công lao của ông khi đến thăm đền Vạn - Cửa Rào.

Page 2

Thái Đăng Tiến với Giấc mơ tre

Sinh ra và lớn lên tại Châu Khê, Con Cuông; giữa bạt ngàn tre, trúc, nứa, mét. Học xong trung cấp nghề cơ khí, Thái Đăng Tiế ...

Page 3

Trung đoàn 4, Sư đoàn 337 trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979

Ngày 26 tháng 4 năm 1973, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh mặt trận Trị - Thiên quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh 4, trực ...

Video liên quan

Chủ Đề