Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến phong cách ngôn ngữ

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Luyện tập

1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

2. Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sỏi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mè, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

[Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta]

3. Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh [Ngữ văn 10, tập một, tr.23] để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.

Lời giải:
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
Luyện tập
Câu 1 trang 99 - SGK Ngữ văn 11 tập 2:Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luậnPhân biệt giữa nghị luận và chính luận:
- Nghị luận:
+ Là một phương pháp tư duy [diễn giảng, lập luận, bàn bạc]. Một kiểu làm văn trong nhà trường [nghị luận văn chương, nghị luận xã hội]
+ Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trinh bấy diễn đạt.
- Chính luận:
+ Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phông cách ngôn ngữ khác.
+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bầy quan điểm về vấn đề chính trị.
Câu 2 trang 99 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sỏi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mè, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
[Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta]
Trả lời:
Đây là đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận vì:
+ Mục đích của đoạn trích: trình bày, đánh giá vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Dùng ngôn ngữ chính luận: nhiều từ chính trị: Dân ta, tổ quốc, yêu nước, xâm lăng, bán nước, cướp nước…
+ Câu văn ngắn gọn, mạch lạc chặt chẽ có sức thuyết phục.
+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hình ảnh so sánh cụ thể => sức hấp dẫn và truyền cảm
+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước.
Câu 3 trang 99 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh [Ngữ văn 10, tập một, tr.23] để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
Trả lời:
- Thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thái độ dứt khoát với thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc
- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy, logic, khoa học, có sức thuyết phục cao:
+ Nêu tình thế chúng ta phải chiến đấu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.”
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
+ Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì: súng, gươm ,cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân
Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: “bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp” [từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...].
+ Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: “Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất. Khẳng định niềm tin chiến thắng của chúng ta.”
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phơi bày dã tâm xâm lược của kẻ thù.
- Giải thích, thuyết phục mọi người cần tham gia đánh giặc cứu nước như thế nào
-> xác đáng, chặt chẽ
- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Giải các bài tập Tuần 30 SGK Ngữ văn 11 Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác [Ăng-Ghen] Phong cách ngôn ngữ chính luận
Bài trước Bài sau

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn11 có đáp án - Đề 9

ĐỀ BÀI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3,0 ĐIỂM]

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? [0.5đ]

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là gì? [0.5đ]

Câu 3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”là gì ? [ 1.0 đ]

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn[ khoảng 8-10 câu] kể về những hành động của bản thân để thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay? [ 1.0 đ]

PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 ĐIỂM]. Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:

… “ Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”…

[“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử]

Đề 2: Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Chiều tối

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"

[trích “Nhật ký trong tù” – Hồ Chí Minh]

…………………HẾT………………….

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3,0 ĐIỂM]

CÂU

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Câu 1

Phong cách ngôn ngữ chính luận

0.5đ

Câu 2

Nghị luận

0.5đ

Câu 3

- Kêu gọi toàn quốc kháng chiến

- Điệp cấu trúc

0.5đ

0.5đ

Câu 4

Giáo viên linh động

[ học sinh viết được đoạn văn có nói lên hành động phù hợp với lứa tuổi học sinh…]

1.0đ

PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 ĐIỂM]

CÂU

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Đề 1

Cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:

… “ Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”…

[“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử]

7.0 điểm

Cụ thể

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết đủ 3 phần [MB-TB-KB]

- Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học

- HS biết cách phân tích một tác phẩm kết hợp thêm các thao tác nghị luận khác.

- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng

- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2/ yêu cầu về kiến thức :

Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử; Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử. Giới thiệu vẻ đẹp bài thơ“Đây thôn Vĩ Dạ” [vẻ đẹp về cảnh vật và tâm trạng], dẫn dắt đến khổ thơ 2 cần phân tích .

1.0

b. Thân bài :

*. Cảm nhận chung về bài thơ và đặt đoạn thơ trong mạch kết cấu của văn bản.

- Hoàn cảnh sáng tác.

- Âm điệu, giọng điệu: buồn, trầm lắng, tha thiết.

- Giới thiệu ngắn gọn nội dung khổ 1: Vẻ đẹp cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người thathiết.

- Đặc sắc riêng của khổ thơ cần tìm hiểu: Cảnh sông nước, mây trời đêm trăng xứ Huế mênhmang, huyền ảo, đượm buồn. Qua đó thể hiện nỗi buồn, nỗi khát khao giao cảm với đờivà niềm dự cảm về số phận mong manh của nhân vật trữ tình.

* Cảm nhận về khổ thơ

- Về cảnh:

- Cảnh thực mà như mơ đượm nỗi u buồn.

- Cảnh thực: dòng sông, bờ bãi, ánh trăng, con thuyền gợi thần thái của xứ Huế trầmlắng, mông mơ.

- Cảnh ảo mộng: dòng sông trăng, thuyền chở trăng, bến sông trăng.

- Cảnh u buồn: Sự vật li tán, xa cách, chia lìa, phiêu tán; nhạt nhòa, rời rạc, buồn tẻ. [Kếthợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ... ]

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

+ Nỗi buồn cô đơn.

+ Mong mỏi, đợi chờ, khát khao giao cảm với đời, giàu mộng tưởng [hình ảnh dòng sôngtrăng và thuyền chở trăng]

+ Ẩn chứa mặc cảm day dứt, biểu lộ nỗi niềm lo lắng của một số phận ngắn ngủi, mongmanh, không có tương lai.

═> Cảnh vật hài hòa... nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình.[Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ... ]

- Giới thiệu khổ còn lại: Cảnh sương khói và hình bóng khách đường xa nhạt nhòa, xaxôi, hư ảo. Qua đó thể hiện sự mơ tưởng, hoài nghi của chủ thể trữ tình về tình đời tìnhngười.

5.0

c. Kết bài:

- Khái quát giá trị nổi bật từ vấn đề bàn luận

- Gợi liên tưởng sâu sa trong lòng người đọc.

1.0

Đề 2

Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Chiều tối

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"

[trích “Nhật ký trong tù” – Hồ Chí Minh]

7.0 điểm

Cụ thể

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết đủ 3 phần [MB-TB-KB]

- Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học

- HS biết cách phân tích một tác phẩm kết hợp thêm các thao tác nghị luận khác.

- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng

- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2/ yêu cầu về kiến thức :

Trên cơ sở nắm vững tác phẩm thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh; Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh. Hoàn cảnh sáng tác, giá trị chung của bài thơ “Chiều tối” .

b. Thân bài :

Làm nổi bật được các ý

*/Bức tranh thiên nhiên [2 câu đầu]

*/ Bức tranh cuộc sống, con người [2 câu sau]

[ Những nội dung này được thể hiện qua hệ thống các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ ... mà tác giả sử dụng trong văn bản. Học sinh lồng vào trong quá trình phân tích đi từ nghệ thuật ra nội dung]

*/ Đánh giá:

- Nội dung: Qua đó, ta cảm nhận được về con người Hồ Chí Minh: tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người; bãn lĩnh, ý chí kiên cường của người chiến sĩ biết vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh, ung dung, tự tại và hoàn toàn tự do về tinh thần... Hai con người nghệ sĩ và chiến sĩ, chất thơ và chất thép làm nên vẻ đẹp Hồ Chí Minh

* Đánh giá về nghệ thuật: cổ điển mà hiện đại….

1.0

5.0

c. Kết bài:

- Khái quát giá trị nổi bật từ vấn đề bàn luận

- Gợi liên tưởng sâu sa trong lòng người đọc.

1.0

Lưu ý: GV linh động cho điểm.Chỉ cho điểm tối đa nếu bài viết đạt được những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước [Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến]


Câu 104184 Thông hiểu

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

[Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến]


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Bài giảng Phong cách ngôn ngữ chính luận --- Xem chi tiết
...

phong cách ngôn ngữ chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [348.84 KB, 17 trang ]


Tiết 107: Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
CHÍNH LUẬN


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.

Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu:

“ Về luân lí xã hội ở nước ta” –
Phan Châu Trinh


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.

Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu: “ Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Châu Trinh
-

Nội dung: bàn về luân lí xã hội ở nước ta.

-


Thái độ : bày tỏ công khai quan điểm của mình về luân lí xã
hội, phê phán xã hội đương thời không có luân lí.

-

Mục đích: thuyết phục, kêu gọi người dân xây dựng nền luân
lí.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1.

Phong cách ngôn ngữ chính luận.

b. Khái niệm
-

Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường trước những vấn đề thiết thực của đời
sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, xã hội.

-

Mục đích: tuyên truyền, cổ động, thuyết phục người đọc, người
nghe để họ có nhận thức và hành động đúng.

-

Dạng tồn tại: + Dạng nói.
+ Dạng viết.



PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu.

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
Hồ Chí Minh


a. Ngữ liệu. “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” [ âm thanh]


“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp
nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam
thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng
súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước […]”
Hồ Chí Minh


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

a. Ngữ liệu
- Thể hiện rõ thái độ dứt khoát của nhân dân ta với thực dân Pháp và
kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc.
- Quan điểm được trình bày một cách chặt chẽ:
+ Chỉ rõ tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.
+ Nêu quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của dân tộc.
+ Kêu gọi toàn dân đoàn kết vùng dậy đánh giặc.
- Cách diễn đạt hùng hồn làm cho lời kêu gọi có sức truyền cảm mạnh
mẽ.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu
b. Đặc điểm.
- Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị, xã
hội.
- Tính chặt chẽ trong lập luận.
- Tính truyền cảm mạnh mẽ.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.

Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.

II.

Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ


chính luận.
1. Về ngữ âm, chữ viết.
* Ngữ liệu
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và cướp nước.”
[ Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta]


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1. Về ngữ âm, chữ viết.
* Ngữ liệu
* Tiểu kết
- Ở dạng nói: phát âm rõ ràng, với âm lượng và ngữ điệu thích hợp.
- Ở dạng viết: tuân thủ những quy tắc chính tả.
2. Về từ ngữ.
* Ngữ liệu.
- Dùng từ ngữ toàn dân.
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm
lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước…


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Về từ ngữ.
* Tiểu kết.
- Dùng từ toàn dân.

- Dùng nhiều từ ngữ mang màu sắc chính trị, xã hội.
3. Về kiểu câu.
*Ngữ liệu.
- NL 1: Văn bản sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép.
*Tiểu kết.
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
4. Về biện pháp tu từ.
* Ngữ liệu.
+ Hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.
+ Cách nói trùng điệp.
* Nhận xét.
- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, dùng thành ngữ,
tục ngữ…
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp: lặp, đảo đổi, đối…
5. Về bố cục, trình bày.
- Trình bày vừa logic, vừa mang tính truyền cảm.


CỦNG CỐ
Bài 1: Cho văn bản sau:
“ Dao có mài mới sắc, nước có lọc mới sạch, người có chịu
phê bình thì mới chóng tiến bộ”.
[ Hồ Chí Minh]
Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Vì sao?



PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
•Bài 1:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Vì: + Viết về vấn đề mang màu sắc chính trị, xã hội: tác dụng
của phê bình đối với sự tiến bộ của con người.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ:
- Sử dụng từ ngữ toàn dân.
- Sử dụng từ mang màu sắc chính trị: phê bình, tiến
bộ…
- Từ đơn nghĩa, chính xác.
- Sử dụng một tỉ lệ từ khẩu ngữ: chịu, có, mới chóng…
=> Tăng tính giản dị, gần gũi với quần chúng.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

+ Câu: câu dài, có ba vế. Một câu là một lập luận.
+Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc ngữ pháp: có …mới. => âm
điệu nhịp nhàng, cân đối nhấn mạnh ý.
=>Là đoạn văn đảm bảo tính bình giá công khai, tính lập luận
chặt chẽ, tính truyền cảm mạnh mẽ => là văn bản thuộc phong
cách ngôn ngữ chính luận.




Video liên quan

Chủ Đề