Linh cảm của người mẹ khi mang thai

Mang thai con 9 tháng 10 ngày, bà mẹ nào cũng đau đáu mong con ra đời được mạnh khỏe, ngoan ngoãn. Bởi vậy, sự linh cảm, tình mẫu tử của người mẹ về những biểu hiện bất thường của con sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các căn bệnh bất thường. Câu chuyện về một bà mẹ ở Hà Đông, Hà Nội là một ví dụ.

Gia đình bé nhỏ của chị Hòa [ Hà Đông, Hà Nội ] là một tổ ấm hạnh phúc gồm 2 vợ chồng và một cậu con trai đáng yêu 22 tháng tuổi, tên gọi là cu Bin. Tuy nhiên đầu tháng 8, chị Hòa bị stress nặng do con quá nghịch ngợm, ai nói cũng không nghe lời thậm chí thường xuyên đập đầu vào tường, đánh người, gào thét, trong khi lại chậm nói.

Chị chia sẻ, sinh cu Bin cuối năm 2014, có cân nặng luôn vượt chuẩn nên rất yên tâm. Tuy nhiên, mỗi ngày con lớn lên là một ngày trong lòng chị bất an bởi bé khác với trẻ xung quanh “Ngay từ lúc chưa biết lật, chân tay bé lúc nào cũng đạp liên hồi, rất phấn khích, thế mà tôi lại nghĩ là do con vui quá thôi”.

Những bất thường dần dần lớn hơn

Đến tuổi ăn dặm, cậu bé hoạt động luôn chân, luôn tay. Cho nằm ghế bập bênh có khung sắt mà bé cứ đập chân vào, không biết đau, thậm chí bé cũng tự cộc đầu vào thành giường, vào ghế hay bất cứ đâu.

Khi biết đi, bé phá phách không thể bảo được. Có lúc cậu bé hét liên tục nửa tiếng không biết mệt. Rồi có lúc đi kiễng chân, quay vòng liên hồi “Đỉnh điểm là việc con đánh người. Gặp ai cũng đánh, nhiều lần còn tự giật tóc, vả bôm bốp vào mặt mình. Có những khi mình quát con không được, nên đánh con, con khóc, mẹ cũng khóc theo”. Với những biểu hiện bất thường trên, bà con hàng xóm không cho con mình chơi với bé, coi bé như “hung thần”.

Bà mẹ trẻ đi tìm câu trả lời

Lo lắng, chị Hòa trao đổi với người nhà nhưng hầu hết mọi người đều gạt đi và nói rằng “trẻ con nghịch là chuyện bình thường, con trai phải nghịch và thường sẽ chậm nói hơn con gái “. Song, vì bản năng của một người mẹ, chị Hòa luôn bất an. Sau khi tham khảo ý kiến, chị Hòa đã nghĩ đến tình huống con mình bị tăng động và quyết định cho con đi khám.

Người mẹ 26 tuổi thổn thức nhớ lại, cũng may cậu bé không bị tăng động mà chỉ chậm phát triển và sẽ dễ can thiệp hơn ” Ngày nhận được kết quả, tôi đã ngồi khóc tu tu. Con trai thực sự chậm phát triển hơn bạn cùng độ tuổi. Nếu không can thiệp, tình trạng này càng xấu hơn”.

Sau đó, từ cuối tháng 7/2016, cu Bin bắt đầu đi học lớp chuyên biệt, mẹ cũng đi học cùng con. Mỗi ngày chứng kiến con học được một điều, chị Hòa cũng học được hai ba điều, từ việc chơi với con, cách dạy con, cho đến việc kìm chế bản thân mỗi lần con làm trái ý.

Tình mẫu tử và sự linh cảm đã giúp con khỏi bệnh

Sự thay đổi dần dần của cậu bé

Thế rồi niềm vui đã đến với người mẹ ” Kỳ diệu thay, con đi học một tuần thì nền tính hẳn, ai cũng nhận ra. Một buổi sáng ngủ dậy, tôi đang làm vệ sinh cá nhân cho con và dạy nói như mọi lần. Bất ngờ con bật ra từ ‘cây’. Tôi bảo nhắc lại, con cũng nói được. Từ lúc đó, dạy gì là con nói theo, dù ngọng líu ngọng lô”.

Kết quả, sau 50 ngày học, cu Bin như lột xác thành người khác. Thấy mẹ ở đâu là chạy ra vuốt má, thơm mẹ. Đến bữa ăn cậu bé biết kéo bàn ghế, ăn xong biết cất nồi cơm, dùng bô xong biết đóng nắp và xả bồn cầu, rót nước khi mẹ về nhà… Nếu như trước đây các bé hàng xóm rất sợ chơi với cu Bin thì nay bé được các bạn yêu quý vì thảo tính và rất sôi nổi. Chị tâm sự “Hiện nay, con 22 tháng tuổi, dạy gì con cũng biết rất nhanh. Các thầy cô và bác sĩ nước ngoài ở trung tâm rất ấn tượng, vui vì con tiến bộ không ngờ”.

Chia sẻ của chuyên gia

Từ trường hợp trên, bác sĩ Phạm Bích Hà [Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng] cho biết đã sử dụng một bộ công cụ mà trên thế giới đang áp dụng để theo dõi trẻ trong vòng 1,5 tiếng. Kết quả sẽ phản ánh 4 khả năng đánh giá một đứa trẻ gồm: Khả năng cảm xúc, tương tác xã hội – khả năng nhận thức, trí tuệ – khả năng ngôn ngữ giao tiếp bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt – khả năng vận động bao gồm: vận động thô và vận động tinh để phán đoán bệnh.

Bác sĩ Hà chia sẻ “Kết quả cho thấy cu Bin chậm phát triển so với lứa tuổi về các mặt tương tác xã hội, ngôn ngữ và nhận thức, trong khi mặt vận động thể lực lại phát triển bình thường theo đúng tuổi. Vì thế dẫn đến hiện tượng cu Bin chỉ thường sử dụng tay chân đấm đá, giật, đánh, gào thét để diễn đạt mong muốn và cảm xúc của mình”.

Sau khi đã xác định được vấn đề, các bác sĩ đã tìm ra phương pháp xử lý. Trong một thời gian ngắn, cậu bé đã biết nói những từ đầu tiên và kéo theo nhiều khả năng khác. Sau 50 ngày, cháu đã đuổi kịp mốc phát triển như những đứa trẻ bình thường và không cần phải đến trung tâm can thiệp nữa.

Khuyến cáo cho phụ huynh

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo, nếu cha mẹ thấy con có dấu hiệu gì nghi ngờ thì nên cho đi khám ngay trước 3 tuổi là tốt nhất vì can thiệp ở trẻ nhỏ tuổi sẽ hiệu quả hơn nhiều, do não trẻ còn đang trong quá trình hoàn thiện phát triển.

Câu chuyện về gia đình bé Bin là bài học đáng giá cho những người làm cha, làm mẹ cần lắng nghe và nhận biết những điểm bất thường ở con cái mình. Đặc biệt trong giai đoạn 3 năm đầu đời, để bảo vệ sức khỏe cho con cũng như kịp thời phát hiện, điều trị những căn bệnh tiềm ẩn khác.

Benh.vn [theo vnexpress.net]

20/10/2020

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

P. Công tác xã hội

Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Ngoài sức khoẻ sinh lý chúng ta cần quan tâm đến cả sức khoẻ tinh thần hay tâm lý của thai phụ. Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa tâm lý hay cảm xúc của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai với một số kết cục của trẻ sơ sinh.

 Trạng thái tâm lý tích cực là gì?

Đây là một trạng thái khỏe mạnh của tinh thần. Khi bạn cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc, bạn có khả năng đối phó với căng thẳng, duy trì các mối quan hệ và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

Khi bạn cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh, điều đó cho phép em bé của bạn phát triển trong một môi trường vui vẻ và bình tĩnh.

Từ trong bào thai em bé của bạn đã tiếp xúc và phản ứng lại với mọi thứ bạn trải qua. Điều này bao gồm âm thanh trong môi trường, không khí bạn hít thở, thức ăn bạn ăn và cả cảm xúc bạn cảm nhận. Khi bạn cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng bố, bạn có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Ngay từ khi mới sinh, những tương tác cảm xúc bạn có với em bé sẽ giúp định hình cách suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của trẻ sau này. Những tương tác này cũng giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm quan trọng giữa bạn và con. Bên cạnh đó, sức khỏe tình cảm tốt giúp duy trì mối quan hệ tích cực với những đứa con lớn hơn và gia đình của bạn. Họ có thể giúp bạn vượt qua những thách thức khi thích nghi với một em bé mới.

Trạng thái tâm lý tiêu cực là gì?

Có nhiều mức độ của tâm lý tiêu cực. Từ những căng thẳng tự nhiên [stress], trạng thái lo âu cho đến các rối loạn lo âu bệnh lý, trầm cảm tự cảm nhận, trầm cảm biểu hiện trên lâm sàng và các bệnh đi kèm lo âu trầm cảm.

 Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của con bạn như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những căng thẳng, trầm cảm và lo âu trong lúc mang thai sẽ khiến thai nhi rơi vào nguy cơ gặp phải các kết cục xấu.

Con bạn sẽ nhận các tín hiệu stress từ mẹ

 Trong quá trình thai nhi lớn lên, con liên tục nhận được các tín hiệu từ mẹ. Đó không chỉ là âm thanh nhịp tim của bạn hay bất kỳ bản nhạc nào bạn nghe, mà còn nhận được các tín hiệu hóa học qua nhau thai. Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thai phụ sẽ đưa đến sự gia tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau, các hormone này cũng tăng lên trong máu thai nhi khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự.

Trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên-thượng thận được cho là có vai trò trong việc điều hoà cảm xúc ở người. Tâm lý tiêu cực kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn điều hoà trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Biểu hiện bằng tình trạng tăng cortisol trong máu, dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim. Trong thai kì, bánh nhau cũng sản xuất các chất kích thích hoạt động của trục này. 10-20% cortisol qua nhau thai, nếu cortisol tăng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi.


Cảm xúc tiêu cực của mẹ bầu khiến thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng [suy dinh dưỡng] trong tử cung

Các nghiên cứu còn cho thấy những cảm xúc tiêu cực gây ra tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị giảm. Hậu quả là thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung và nguy cơ mẹ bị tiền sản giật.

Căng thẳng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ

Căng thẳng cũng gây ra những thay đổi về hệ vi sinh vật của cơ thể, trong đó có hệ vi sinh vật âm đạo. Những thai phụ thường xuyên gặp phải căng thẳng có tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm. Phổ vi sinh vật này có khả năng lây truyền dọc cho thai ở thời điểm chuyển dạ.

Con bạn sẽ là một em bé dễ cáu gắt nếu mẹ giận dữ trong thai kì?

Có giả thiết cho rằng trạng thái tâm lý của mẹ góp phần định hình kiểu tâm thần kinh và hành vi của con từ trong bào thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra kiểu ngủ, chuyển động và hoạt động của thai bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của mẹ. Điều này gợi ý rằng tâm trạng của mẹ có tác động lên sự phát triển của hệ thần kinh trung ương thai nhi. Tuy nhiên từ những dữ liệu hiện có, vẫn còn tranh cãi rằng liệu trạng thái tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng đến sự định hình hành vi, tâm thần kinh của trẻ từ giai đoạn mang thai hay không.

Một mẹ bầu vui vẻ và hạnh phúc với sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình sẽ sinh ra những em bé khoẻ mạnh

Tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vấn đề rất cần được quan tâm bởi bác sĩ, gia đình, xã hội và đặc biệt là bản thân sản phụ.

Bác sĩ qua các lần thăm khám cần đánh giá xem thai phụ có đang gặp phải bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào hay không. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ thai nhi gặp phải những kết cục xấu.

Gia đình cần hỗ trợ về mặt tâm lý cho phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều xáo trộn, do đó họ khó tự mình kiểm soát cảm xúc. Sự quan tâm của gia đình sẽ giúp ích rất nhiều.

Bản thân các thai phụ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí thích hợp. Hãy nói với bác sĩ các vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng nên tham gia các lớp học tiền sản và câu lạc bộ để chuẩn bị kiến thức thật tốt cho thai kỳ, hậu sản và nuôi con. Hãy có một tinh thần tích cực cho một thai nhi khoẻ mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Kinsella MT, Monk C. Impact of Maternal Stress, Depression & Anxiety on Fetal Neurobehavioral Development. Clin Obstet Gynecol. 2009

Entringer S et al. Prenatal exposure to maternal psychosocial stress and HPA axis regulation in young adults. Hormones and Behavior. 2009

Levine T et al. Prenatal stress and hemodynamics in pregnancy: a systematic review. Archives of Women’s Mental Health. 2016

Video liên quan

Chủ Đề